Đại biểu Trần Hồng Thắm TP Cần Thơ góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Đại biể Phạm Thị Mỹ Ngọc tỉnh Ninh Bình góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Đại biểu Lâm Lệ Hà tỉnh Kiên Giang góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Lâm Lệ Hà - Kiên Giang
Kính thưa Quốc hội,
Trước hết, tôi cơ bản tán thành với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi xin tham gia ý kiến 2 vấn đề như sau:
Thứ nhất, về áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình theo Điều 7 quy định trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của luật này được áp dụng, Chính phủ sẽ quy định chi tiết Khoản 1, điều này.
Luật đã thể hiện việc cho phép áp dụng tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình trong trường hợp không có quy định của pháp luật và các bên không thỏa thuận. Quy định này phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự. Tôi tán thành với quan điểm tiếp tục áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình và thống nhất như ý kiến phát biểu Xuân tỉnh Thanh Hóa và đại biểu Phương, tỉnh Quảng Bình. Quy định này vừa thể hiện quan điểm của Nhà nước tôn trọng, bảo tồn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp, tiến bộ của các dân tộc và quy định này cũng phù hợp với Khoản 3, Điều 5 của Hiến pháp. Quy định này góp phần giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Thực tiễn cho thấy có những trường hợp người dân đã lựa chọn tập quán để áp dụng và cách làm này đã giúp họ giải quyết được một cách ổn thỏa các vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có tính đa dạng rất cao về bản sắc văn hóa. Nếu chỉ áp dụng tập quán theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình. Đồng thời để tránh tình trạng lạm dụng, áp dụng các tập quán không phù hợp với pháp luật, trái với trật tự công cộng hoặc đã có quy định như thời gian qua, dù đã có quy định việc áp dụng luật của Chính phủ, nhưng trên thực tế thì rất khó triển khai. Do vậy, tôi đề nghị văn bản dưới luật cần làm rõ hơn các điều kiện áp dụng tập quán và phải dự liệu được sự khác nhau trong việc công nhận và cho áp dụng tập quán ở các địa phương khác nhau, nhất là trong trường hợp cùng một tập quán của một cộng đồng dân cư hay một dân tộc, nhưng ở địa phương này thừa nhận cho áp dụng, còn địa phương khác thì không, dẫn đến áp dụng không thống nhất.
Thứ hai, về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Tại Khoản 1, Điều 28 về áp dụng chế độ tài sản của vợ, chồng quy định: Vợ, chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận, theo đó chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo các quy định từ Điều 47 đến Điều 50 của luật này. Tôi tán thành với việc bổ sung quy định chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận. Quy định này giúp cho người dân có thêm sự lựa chọn đối với tài sản của vợ, chồng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và bản thân. Đồng thời đảm bảo sự hài hòa với sự đa dạng trong đời sống hôn nhân và gia đình, giữ sự ổn định phát triển của gia đình, quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt của các con với việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong thực hiện quyền tài sản, phù hợp với nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ Luật dân sự.
Về nguyên tắc mỗi cá nhân có quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu theo ý chí của mình, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và việc thực hiện việc này không trái với đạo đức xã hội. Tuy nhiên các quy định chung áp dụng cho cả hai chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định hoặc theo thỏa thuận đều nhằm hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Sự ổn định, phát triển của gia đình, sự ổn định của các giao dịch và các quan hệ xã hội khác, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba và xã hội, do vậy nếu quy định quá đơn giản sẽ dẫn đến những hạn chế như vợ chồng không có sự hướng dẫn cụ thể về cách thức quan hệ tài sản có thể lựa chọn.
Việc cho phép thay đổi chế độ tài sản theo Khoản 1, Điều 49 quy định: "Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận" dự thảo cho thêm các bên vợ, chồng nhiều quyền hơn trong việc thỏa thuận sẽ dẫn đến chế độ tài sản thỏa thuận thiếu chặt chẽ. Quy định này có thể gây ra những tác hại đến người thứ ba, nhất là khi chỉ quy định đơn giản hình thức sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của luật này là "công chứng hoặc chứng thực và công bố thay đổi không cần thiết phải có sự giám sát và đăng ký thỏa thuận". Để thực hiện nguyên tắc trên, tôi đề nghị luật cần quy định chặt chẽ hơn về hình thức, nội dung thỏa thuận các trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu, nhất là quy định cụ thể điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản trong hôn nhân để tránh các hành vi lợi dụng nhằm tẩu tán tài sản. Đồng thời quy định chặt chẽ hơn việc sửa đổi, bổ sung thay đổi chế độ tài sản theo thỏa thuận. Tôi xin hết ý kiến. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội