Chống TN chưa hiệu quả không phải do thiếu luật
"Chống tham nhũng chưa hiệu quả không phải do thiếu luật"
(VietNamNet - 27/9/2005) - Chủ tịch QH Nguyễn Văn An cho rằng: Chống tham nhũng chưa hiệu quả không phải do thiếu luật mà nguyên nhân chính do xử lý trách nhiệm cá nhân không kiên quyết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã bày tỏ quan điểm trên tại buổi làm việc chiều 27/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi bàn về Luật phòng, chống tham nhũng.
''Trong dự luật này chúng ta đã quan tâm nhiều đến cơ chế, nhưng cơ chế bao hàm nhiều thứ, không thể làm hết trong luật này được. Ta nói vì lương thấp mà tham nhũng thì đi vào con đường bế tắc. Nhiều nước, trong đó có Singapore đã chống tham nhũng bằng cách trả lương cao, thế nhưng chúng ta chưa có điều kiện để thực hiện chính sách đó.
Hoặc có cơ chế khác để ngăn chặn tham nhũng như không dùng tiền mặt, vì dùng tiền mặt rất khó quản lý. Nhưng ta nên gợi mở biện pháp này để Chính phủ quy định, từ từ làm. Phạm vi kê khai tài sản, trước đây kê khai từ trưởng, phó phòng cấp huyện trở lên, bây giờ đến chủ tịch phường, xã thì nhiều quá. Nếu đưa hết bác sỹ, giáo viên vào diện kê khai thì cũng vô duyên.
Trách nhiệm cá nhân, theo anh Võ Văn Kiệt (nguyên Thủ tướng) viết bài đăng trên báo tôi thấy rất đúng. Quan trọng hàng đầu là về trách nhiệm, xử lý thật nghiêm ngay người vi phạm.
Vừa rồi tôi theo dõi thì nhiều trường hợp xử lý người vi phạm cũng chưa phải nghiêm. Đặc biệt là người đứng đầu cơ quan đơn vị và tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị. Kể cả cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tức là kể cả cấp uỷ Đảng, đoàn thể. Lãnh đạo mà không phát hiện được hành vi tiêu cực của cấp dưới, tất cả do điều tra, tố cáo mà ra? Hoặc nếu phát hiện thì người lãnh đạo cơ quan ấy lại tuỳ tiện xử lý nội bộ.
Nên có một Ban chỉ đạo quốc gia (phòng chống tham nhũng), nhưng chỉ ở một giai đoạn thôi. Bên Quốc hội cũng nên lập Ủy ban giám sát lâm thời (phòng, chống tham nhũng) để theo dõi, đôn đốc bên hành pháp, tư pháp giải quyết vụ việc. Đôn đốc không để vụ việc ''chìm xuống''...
Có cơ quan giám sát sẽ tạo điều kiện đồng thuận hơn, tạo dư luận tốt hơn. Yếu nhất của chúng ta là trách nhiệm cá nhân. Bên Chính phủ xử lý khó khăn nên cần có tiếng nói của Uỷ ban giám sát hỗ trợ Chính phủ. Tôi ví dụ, ngay trường hợp anh Trương Đình Tuyển (Bộ trưởng Thương mại) để anh Mai Văn Dâu như thế. Bây giờ anh để Thứ trưởng như thế thì Bộ trưởng có chịu trách nhiệm không? Rốt cuộc ai chịu trách nhiệm?
Uỷ viên Trung ương và Bộ trưởng là trách nhiệm chính trị. Hiện nay nhận thức trách nhiệm cá nhân trong xã hội ta còn rất yếu, kể cả trong cấp uỷ. Tôi thấy có trường hợp lấy quá trình công tác, cống hiến ra để xem xét. Cuối cùng thì công tội ngang nhau, thế là thôi, không xử lý kỷ luật nữa. Như thế là không nghiêm! Cho nên không phải ta thiếu luật mà nguyên nhân chính là ta chấp hành không nghiêm. Mà chấp hành không nghiêm chủ yếu là do chúng ta chưa xử lý kiên quyết trách nhiệm cá nhân...''.
Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng có một số điểm mới đáng chú ý:
1. Về phạm vi điều chỉnh: Luât chỉ điều chỉnh hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước, không điều chỉnh khu vực ngoài nhà nước.
2. Bổ sung 9 nội dung phải công khai, minh bạch: quản lý, sử dụng các khoản viện trợ, nhà ở, trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, thể dục - thể thao, trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, trong giải quyết công việc của dân, của doanh nghiệp và trong lĩnh vực tư pháp.
3. Kê khai tài sản để ngỏ 2 phương án: Một là người có chức vụ, ngoài kê khai tài sản, thu nhập của mình còn phải kê khai tài sản của vợ (chống), con; hai, phải kê khai cả tài sản của vợ (chồng), con chưa thành niên.
4. Người đứng đầu, cấp phó ngoài trách nhiệm liên đới, trực tiếp vẫn phải chịu trách nhiệm chung về việc để xẩy ra tham nhũng trong cơ quan đơn vị mình quản lý, phụ trách... Quy định cụ thể chế tài tương ứng với trách nhiệm từ xử lý kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Chỉ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng. Có 2 phương án: Thủ tướng hoặc Chủ tịch Nước làm trưởng ban. Không thành lập Ban chỉ đạo ở địa phương.
6. Quốc hội lập Uỷ ban lâm thời giám sát công tác phòng, chống tham nhũng để nghiên cứu, thẩm tra hoặc điều tra về các vụ việc nhất định.
7. Thành lập các đơn vị chuyên trách phòng chống tham nhũng trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, VKSNDTC. Chẳng hạn, Bộ Công an có thể thành lập Cục điều tra chống tham nhũng.
Văn Tiến
(VietNamNet - 27/9/2005) - Chủ tịch QH Nguyễn Văn An cho rằng: Chống tham nhũng chưa hiệu quả không phải do thiếu luật mà nguyên nhân chính do xử lý trách nhiệm cá nhân không kiên quyết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã bày tỏ quan điểm trên tại buổi làm việc chiều 27/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi bàn về Luật phòng, chống tham nhũng.
''Trong dự luật này chúng ta đã quan tâm nhiều đến cơ chế, nhưng cơ chế bao hàm nhiều thứ, không thể làm hết trong luật này được. Ta nói vì lương thấp mà tham nhũng thì đi vào con đường bế tắc. Nhiều nước, trong đó có Singapore đã chống tham nhũng bằng cách trả lương cao, thế nhưng chúng ta chưa có điều kiện để thực hiện chính sách đó.
Hoặc có cơ chế khác để ngăn chặn tham nhũng như không dùng tiền mặt, vì dùng tiền mặt rất khó quản lý. Nhưng ta nên gợi mở biện pháp này để Chính phủ quy định, từ từ làm. Phạm vi kê khai tài sản, trước đây kê khai từ trưởng, phó phòng cấp huyện trở lên, bây giờ đến chủ tịch phường, xã thì nhiều quá. Nếu đưa hết bác sỹ, giáo viên vào diện kê khai thì cũng vô duyên.
Trách nhiệm cá nhân, theo anh Võ Văn Kiệt (nguyên Thủ tướng) viết bài đăng trên báo tôi thấy rất đúng. Quan trọng hàng đầu là về trách nhiệm, xử lý thật nghiêm ngay người vi phạm.
Vừa rồi tôi theo dõi thì nhiều trường hợp xử lý người vi phạm cũng chưa phải nghiêm. Đặc biệt là người đứng đầu cơ quan đơn vị và tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị. Kể cả cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tức là kể cả cấp uỷ Đảng, đoàn thể. Lãnh đạo mà không phát hiện được hành vi tiêu cực của cấp dưới, tất cả do điều tra, tố cáo mà ra? Hoặc nếu phát hiện thì người lãnh đạo cơ quan ấy lại tuỳ tiện xử lý nội bộ.
Nên có một Ban chỉ đạo quốc gia (phòng chống tham nhũng), nhưng chỉ ở một giai đoạn thôi. Bên Quốc hội cũng nên lập Ủy ban giám sát lâm thời (phòng, chống tham nhũng) để theo dõi, đôn đốc bên hành pháp, tư pháp giải quyết vụ việc. Đôn đốc không để vụ việc ''chìm xuống''...
Có cơ quan giám sát sẽ tạo điều kiện đồng thuận hơn, tạo dư luận tốt hơn. Yếu nhất của chúng ta là trách nhiệm cá nhân. Bên Chính phủ xử lý khó khăn nên cần có tiếng nói của Uỷ ban giám sát hỗ trợ Chính phủ. Tôi ví dụ, ngay trường hợp anh Trương Đình Tuyển (Bộ trưởng Thương mại) để anh Mai Văn Dâu như thế. Bây giờ anh để Thứ trưởng như thế thì Bộ trưởng có chịu trách nhiệm không? Rốt cuộc ai chịu trách nhiệm?
Uỷ viên Trung ương và Bộ trưởng là trách nhiệm chính trị. Hiện nay nhận thức trách nhiệm cá nhân trong xã hội ta còn rất yếu, kể cả trong cấp uỷ. Tôi thấy có trường hợp lấy quá trình công tác, cống hiến ra để xem xét. Cuối cùng thì công tội ngang nhau, thế là thôi, không xử lý kỷ luật nữa. Như thế là không nghiêm! Cho nên không phải ta thiếu luật mà nguyên nhân chính là ta chấp hành không nghiêm. Mà chấp hành không nghiêm chủ yếu là do chúng ta chưa xử lý kiên quyết trách nhiệm cá nhân...''.
Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng có một số điểm mới đáng chú ý:
1. Về phạm vi điều chỉnh: Luât chỉ điều chỉnh hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước, không điều chỉnh khu vực ngoài nhà nước.
2. Bổ sung 9 nội dung phải công khai, minh bạch: quản lý, sử dụng các khoản viện trợ, nhà ở, trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, thể dục - thể thao, trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, trong giải quyết công việc của dân, của doanh nghiệp và trong lĩnh vực tư pháp.
3. Kê khai tài sản để ngỏ 2 phương án: Một là người có chức vụ, ngoài kê khai tài sản, thu nhập của mình còn phải kê khai tài sản của vợ (chống), con; hai, phải kê khai cả tài sản của vợ (chồng), con chưa thành niên.
4. Người đứng đầu, cấp phó ngoài trách nhiệm liên đới, trực tiếp vẫn phải chịu trách nhiệm chung về việc để xẩy ra tham nhũng trong cơ quan đơn vị mình quản lý, phụ trách... Quy định cụ thể chế tài tương ứng với trách nhiệm từ xử lý kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Chỉ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tham nhũng. Có 2 phương án: Thủ tướng hoặc Chủ tịch Nước làm trưởng ban. Không thành lập Ban chỉ đạo ở địa phương.
6. Quốc hội lập Uỷ ban lâm thời giám sát công tác phòng, chống tham nhũng để nghiên cứu, thẩm tra hoặc điều tra về các vụ việc nhất định.
7. Thành lập các đơn vị chuyên trách phòng chống tham nhũng trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, VKSNDTC. Chẳng hạn, Bộ Công an có thể thành lập Cục điều tra chống tham nhũng.
Văn Tiến