CB từ phó phòng cấp huyện trở lên phải kê khai TS
Cán bộ từ phó phòng cấp huyện trở lên phải kê khai tài sản
Điểm mới nhất trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (đã được chỉnh lý trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và các ĐBQH) là quy định rõ phạm vi những người phải kê khai tài sản hàng năm. Cụ thể là cán bộ từ phó phòng UBND cấp huyện trở lên và tương đương trong các tổ chức, đơn vị; người ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp.
Điểm mới nhất trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (đã được chỉnh lý trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và các ĐBQH) là quy định rõ phạm vi những người phải kê khai tài sản hàng năm. Cụ thể là cán bộ từ phó phòng UBND cấp huyện trở lên và tương đương trong các tổ chức, đơn vị; người ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp.
Ngoài ra, một số chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và chức danh khác công tác trong lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng cũng phải kê khai tài sản. Ngoài kê khai tài sản của mình, các đối tượng trên còn phải kê khai tài sản của người thân (có 2 phương án: (1) kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên; (2) kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình, của vợ hoặc chồng và con).
Như vậy, đối tượng kê khai tài sản trong dự luật này rộng hơn trong Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998 (chỉ từ phó chủ tịch cấp huyện trở lên, và chỉ phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình).
Liên quan tới công tác giám sát phòng chống tham nhũng, dự luật bổ sung quy định cho phép Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để giám sát công tác phòng chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trong phạm vi cả nước. Đồng thời, quy định việc thành lập các đơn vị chuyên trách phòng chống tham nhũng trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện KSND tối cao.
Đức Huy - (theo SGGP)
Điểm mới nhất trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (đã được chỉnh lý trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và các ĐBQH) là quy định rõ phạm vi những người phải kê khai tài sản hàng năm. Cụ thể là cán bộ từ phó phòng UBND cấp huyện trở lên và tương đương trong các tổ chức, đơn vị; người ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp.
Điểm mới nhất trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (đã được chỉnh lý trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và các ĐBQH) là quy định rõ phạm vi những người phải kê khai tài sản hàng năm. Cụ thể là cán bộ từ phó phòng UBND cấp huyện trở lên và tương đương trong các tổ chức, đơn vị; người ứng cử ĐBQH, HĐND các cấp.
Ngoài ra, một số chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và chức danh khác công tác trong lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng cũng phải kê khai tài sản. Ngoài kê khai tài sản của mình, các đối tượng trên còn phải kê khai tài sản của người thân (có 2 phương án: (1) kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên; (2) kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình, của vợ hoặc chồng và con).
Như vậy, đối tượng kê khai tài sản trong dự luật này rộng hơn trong Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998 (chỉ từ phó chủ tịch cấp huyện trở lên, và chỉ phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình).
Liên quan tới công tác giám sát phòng chống tham nhũng, dự luật bổ sung quy định cho phép Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để giám sát công tác phòng chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trong phạm vi cả nước. Đồng thời, quy định việc thành lập các đơn vị chuyên trách phòng chống tham nhũng trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện KSND tối cao.
Đức Huy - (theo SGGP)