Cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu
Dự án Luật Phòng chống tham nhũng
Cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
HÀ MY - 19/10/ 2005 SGGP
Trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng chống tham nhũng. Đây là dự luật phức tạp và có nhiều vấn đề còn gây tranh cãi. Bên hành lang Quốc hội, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với báo giới về vấn đề này.
- PV: Thưa đồng chí, ở mỗi bộ đều có thứ trưởng phụ trách chuyên môn, vậy khi những thứ trưởng tham nhũng, tiêu cực thì trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu?
- Nguyên Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT: Dù thứ trưởng có sai nhưng hàng ngày bộ trưởng đều làm việc với thứ trưởng đó thôi. Với những cơ quan khác cũng tương tự như vậy. Khi xảy ra tham nhũng thì trách nhiệm của người đứng đầu, tập thể người đứng đầu một ngành, địa phương không thể không đặt ra.
Tôi hy vọng tại kỳ họp, Quốc hội hết sức lưu ý đến trách nhiệm của những người này. Nếu thứ trưởng mà tham nhũng, tiêu cực thì bộ trưởng chịu trách nhiệm thế nào? Vụ phó bị bắt thì trách nhiệm vụ trưởng đến đâu? Người đứng đầu dù là bộ trưởng, vụ trưởng, hay người đứng đầu một địa phương nếu không dính líu gì đến vấn đề tham nhũng nhưng cũng phải đề cập đến trách nhiệm của người đó, bởi nếu không dù một bộ trưởng một bộ có tốt, không dính líu đến tham nhũng nhưng cả bộ máy dưới quyền anh “tan nát” hết - anh có trách nhiệm gì? Cho nên phải đề cập cụ thể đến trách nhiệm người đứng đầu một cơ quan khi xảy ra tham nhũng. Trách nhiệm đến đâu và trách nhiệm đến mức nào là tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc đó. Những điều này cần được làm rõ.
- Có bộ thời gian vừa qua xảy ra rất nhiều chuyện, nhưng trách nhiệm của bộ trưởng lại không thấy đề cập?
- Đúng là trước đây chúng ta đã có tiền lệ đó và xung quanh chúng ta cũng rất nhiều tiền lệ như thế này. Một chuyện thiệt hại của nhân dân, một vụ sập cầu thì người đứng đầu phải bị cách chức. Điều đó cho thấy trong hệ thống quản lý nhà nước cũng chưa nghiêm với người đứng đầu. Tai nạn giao thông hiện nay nhức nhối, báo chí phản ánh nhiều nhưng cũng không có ngành nào nhận trách nhiệm là sai ở đâu. Ai cấp giấy phép anh hành nghề? Ai kiểm tra phương tiện?...
- Đồng chí nhận xét thế nào về việc xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan xảy ra tiêu cực thời gian vừa qua, biện pháp chế tài liệu đã đủ?
- Các vụ việc vừa qua cho thấy, việc xử lý trách nhiệm của cán bộ vẫn còn quá nhẹ, không đủ nghiêm. Nghiêm một chút chỉ thấy vụ án Lã Thị Kim Oanh nhưng vẫn chưa đủ, bởi phải quy trách nhiệm của bộ trưởng thời điểm xảy ra vụ đó.
Không thể để xảy ra tình trạng “cứ làm rồi hạ cánh an toàn”. Nếu chúng ta xử lý nghiêm kỷ luật hành chính, kỷ luật Đảng thì đó là biện pháp phòng và ngăn chặn rất hiệu quả. Nhưng các biện pháp xử lý này hiện nay không nhiều. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là, toàn bộ hệ thống chính trị của chế độ chúng ta bao gồm từ Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cho đến Nhà nước, chưa bao giờ có số lượng thành viên đông đảo như hiện nay.
Ở cấp cơ sở xã, phường, nếu tính từ tuổi thành niên đến 60 tuổi, thì có 80%-90% số người tham gia các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của chúng ta. Trong các cơ quan và các ngành thuộc hệ thống nhà nước thì tỷ lệ đó là 100%. Nhưng, lại có một thực trạng là phần lớn các vụ tham nhũng lãng phí được xử lý đều do dân chúng và báo chí phát hiện. Về cơ chế, tôi cho rằng thiếu thì không thiếu nhưng đủ hơn thì càng tốt. Song nếu đủ mà không thực hiện kiên quyết, dứt khoát, nghiêm minh thì đủ cũng như không.
- Nhiều ý kiến cho rằng phải có một ủy ban quốc gia về chống tham nhũng chứ không phải là một ban chỉ đạo hoạt động mang tính chất kiêm nhiệm, không thường xuyên?
- Ý kiến này cũng hay, nhưng trước hết, ta phải xem cơ cấu của ủy ban đó như thế nào. Hiện có những ủy ban rất to như Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chẳng hạn nhưng cơ quan đó chỉ như một hội đồng không có quyền gì cả. Theo tôi, nếu không thực hiện tới nơi tới chốn trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và tập thể đứng đầu thì tổ chức chuyên trách ấy nếu có cũng chỉ có thể báo cáo trước Quốc hội, đã phá được bao nhiêu vụ tham nhũng, lãng phí lớn chứ không thể nào xác định nổi đã bài trừ, hạn chế tới đâu quốc nạn này. Không có bất cứ tổ chức nào có thể làm thay cho cá nhân, tập thể đứng đầu và cấp trên về trách nhiệm lãnh đạo và quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trong khi đó đã có sẵn một tổ chức đúng với vai trò, chức năng này, đó là “Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6-2” của Bộ Chính trị, do một ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trực tiếp điều hành, có các ban chức năng của Đảng và bí thư các ban cán sự Đảng có chức năng bảo vệ pháp luật giúp sức. Nếu ban chỉ đạo này tiến hành triệt để theo đúng kỷ luật Đảûng, đúng luật pháp, không khoan nhượng né tránh, thì cơ cấu hiện có đã đủ thẩm quyền, đúng chức năng kiểm tra và đề xuất, xử lý cán bộ, thực hiện tốt yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
HÀ MY - 19/10/ 2005 SGGP
Trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng chống tham nhũng. Đây là dự luật phức tạp và có nhiều vấn đề còn gây tranh cãi. Bên hành lang Quốc hội, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với báo giới về vấn đề này.
- PV: Thưa đồng chí, ở mỗi bộ đều có thứ trưởng phụ trách chuyên môn, vậy khi những thứ trưởng tham nhũng, tiêu cực thì trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu?
- Nguyên Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT: Dù thứ trưởng có sai nhưng hàng ngày bộ trưởng đều làm việc với thứ trưởng đó thôi. Với những cơ quan khác cũng tương tự như vậy. Khi xảy ra tham nhũng thì trách nhiệm của người đứng đầu, tập thể người đứng đầu một ngành, địa phương không thể không đặt ra.
Tôi hy vọng tại kỳ họp, Quốc hội hết sức lưu ý đến trách nhiệm của những người này. Nếu thứ trưởng mà tham nhũng, tiêu cực thì bộ trưởng chịu trách nhiệm thế nào? Vụ phó bị bắt thì trách nhiệm vụ trưởng đến đâu? Người đứng đầu dù là bộ trưởng, vụ trưởng, hay người đứng đầu một địa phương nếu không dính líu gì đến vấn đề tham nhũng nhưng cũng phải đề cập đến trách nhiệm của người đó, bởi nếu không dù một bộ trưởng một bộ có tốt, không dính líu đến tham nhũng nhưng cả bộ máy dưới quyền anh “tan nát” hết - anh có trách nhiệm gì? Cho nên phải đề cập cụ thể đến trách nhiệm người đứng đầu một cơ quan khi xảy ra tham nhũng. Trách nhiệm đến đâu và trách nhiệm đến mức nào là tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc đó. Những điều này cần được làm rõ.
- Có bộ thời gian vừa qua xảy ra rất nhiều chuyện, nhưng trách nhiệm của bộ trưởng lại không thấy đề cập?
- Đúng là trước đây chúng ta đã có tiền lệ đó và xung quanh chúng ta cũng rất nhiều tiền lệ như thế này. Một chuyện thiệt hại của nhân dân, một vụ sập cầu thì người đứng đầu phải bị cách chức. Điều đó cho thấy trong hệ thống quản lý nhà nước cũng chưa nghiêm với người đứng đầu. Tai nạn giao thông hiện nay nhức nhối, báo chí phản ánh nhiều nhưng cũng không có ngành nào nhận trách nhiệm là sai ở đâu. Ai cấp giấy phép anh hành nghề? Ai kiểm tra phương tiện?...
- Đồng chí nhận xét thế nào về việc xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan xảy ra tiêu cực thời gian vừa qua, biện pháp chế tài liệu đã đủ?
- Các vụ việc vừa qua cho thấy, việc xử lý trách nhiệm của cán bộ vẫn còn quá nhẹ, không đủ nghiêm. Nghiêm một chút chỉ thấy vụ án Lã Thị Kim Oanh nhưng vẫn chưa đủ, bởi phải quy trách nhiệm của bộ trưởng thời điểm xảy ra vụ đó.
Không thể để xảy ra tình trạng “cứ làm rồi hạ cánh an toàn”. Nếu chúng ta xử lý nghiêm kỷ luật hành chính, kỷ luật Đảng thì đó là biện pháp phòng và ngăn chặn rất hiệu quả. Nhưng các biện pháp xử lý này hiện nay không nhiều. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là, toàn bộ hệ thống chính trị của chế độ chúng ta bao gồm từ Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cho đến Nhà nước, chưa bao giờ có số lượng thành viên đông đảo như hiện nay.
Ở cấp cơ sở xã, phường, nếu tính từ tuổi thành niên đến 60 tuổi, thì có 80%-90% số người tham gia các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của chúng ta. Trong các cơ quan và các ngành thuộc hệ thống nhà nước thì tỷ lệ đó là 100%. Nhưng, lại có một thực trạng là phần lớn các vụ tham nhũng lãng phí được xử lý đều do dân chúng và báo chí phát hiện. Về cơ chế, tôi cho rằng thiếu thì không thiếu nhưng đủ hơn thì càng tốt. Song nếu đủ mà không thực hiện kiên quyết, dứt khoát, nghiêm minh thì đủ cũng như không.
- Nhiều ý kiến cho rằng phải có một ủy ban quốc gia về chống tham nhũng chứ không phải là một ban chỉ đạo hoạt động mang tính chất kiêm nhiệm, không thường xuyên?
- Ý kiến này cũng hay, nhưng trước hết, ta phải xem cơ cấu của ủy ban đó như thế nào. Hiện có những ủy ban rất to như Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chẳng hạn nhưng cơ quan đó chỉ như một hội đồng không có quyền gì cả. Theo tôi, nếu không thực hiện tới nơi tới chốn trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và tập thể đứng đầu thì tổ chức chuyên trách ấy nếu có cũng chỉ có thể báo cáo trước Quốc hội, đã phá được bao nhiêu vụ tham nhũng, lãng phí lớn chứ không thể nào xác định nổi đã bài trừ, hạn chế tới đâu quốc nạn này. Không có bất cứ tổ chức nào có thể làm thay cho cá nhân, tập thể đứng đầu và cấp trên về trách nhiệm lãnh đạo và quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trong khi đó đã có sẵn một tổ chức đúng với vai trò, chức năng này, đó là “Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6-2” của Bộ Chính trị, do một ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trực tiếp điều hành, có các ban chức năng của Đảng và bí thư các ban cán sự Đảng có chức năng bảo vệ pháp luật giúp sức. Nếu ban chỉ đạo này tiến hành triệt để theo đúng kỷ luật Đảûng, đúng luật pháp, không khoan nhượng né tránh, thì cơ cấu hiện có đã đủ thẩm quyền, đúng chức năng kiểm tra và đề xuất, xử lý cán bộ, thực hiện tốt yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.