Báo chí cũng phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Báo chí cũng phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Sáng 31-5, Quốc hội (QH) làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận dự án Luật sở hữu trí tuệ. Các vấn đề thời gian cấp phép bằng sở hữu trí tuệ; việc định nghĩa các định ngữ trong dự án Luật, nên bảo hộ cho các tác phẩm loại nào, báo chí cũng phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, cần chống độc quyền trong sở hữu trí tuệ... được các đại biểu QH nêu lên trong buổi thảo luận.
Đại biểu Lê Đình Trưởng (tỉnh Quảng Ninh) cho rằng đơn vị nào, sản phẩm nào thu hút hút được nhiều trí tuệ, chứa đựng nhiều hàm lượng trí tuệ thì chất lượng của đơn vị, sản phẩm ấy sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội. Tuy nhiên ông cho rằng dự án luật nên rút ngắn thời gian cấp phép bằng sở hữu trí tuệ hơn nữa; người có sản phẩm trí tuệ phải được hưởng lợi trực tiếp từ các sản phẩm ấy thì mới có thể kích thích họ được...
Hoan nghênh Ban soạn thảo đã có một danh mục cụ thể kèm theo dự án Luật, rất tiện cho đại biểu tra cứu và góp ý kiến là nhận xét của đại biểu Nguyễn Hữu Thỉnh (đoàn Bến Tre). Về các điều cụ thể, ông cho rằng việc định nghĩa các định ngữ trong dự án Luật vừa cụ thể, lại vừa dài dòng, chưa đủ ý. Ví dụ như các hoạt động sáng tạo tác phẩm (trong văn học, trong báo chí) vừa là hoạt động tư duy, vừa có tính tổng hợp (Luật chưa đề cập); về các tác phẩm nghệ thuật nghe-nhìn, như trong dự án Luật mới chỉ đề cập đến phần "nghe", chưa có phần "nhìn" hoặc ngược lại... Về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ không hề đề cập đến loại hình báo chí (trong quyền bảo hộ tác giả), hoặc thậm chí ở 1 số điều khoản sau khi đề cập đến loại hình này lại chưa đầy đủ (mới chỉ đề cập đến báo viết, chưa nói đến báo hình)...
Đại biểu Trần Việt Hùng (TP Hải Phòng) đánh giá cao sự nghiêm túc, tiếp thu ý kiến của Ban soạn thảo về nội dung dự án Luật lần này. Về phạm vi điều chỉnh, theo ông nên rút gọn lại chỉ bao hàm về quyền sở hữu trí tuệ, không nên đề cập thêm đến các vấn đề khác nữa(ví như quyền tác giả, quyền tác phẩm chẳng hạn). Ông cũng nhấn mạnh về việc chống độc quyền trong việc sở hữu trí tuệ, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ để không kéo lùi việc phát triển KHCN.
Đại biểu Hứa Chu Khem (tỉnh Sóc Trăng) thì quan tâm đến mức xử phạt các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng 1,5 lần trên mức thu lợi nhuận như trong dự án Luật là quá thấp, ông đề nghị phải nâng lên gấp hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần mới thỏa đáng... Đại biểu Tô Thị Toàn (đoàn Bắc Cạn) lại quan tâm đến vấn đề liệu cộng đồng có phải tác giả cần được bảo hộ bình đẳng với các tác giả là cá nhân khác hay không? Đây cũng là ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc...
(Nguồn tin: HTV)
Sáng 31-5, Quốc hội (QH) làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận dự án Luật sở hữu trí tuệ. Các vấn đề thời gian cấp phép bằng sở hữu trí tuệ; việc định nghĩa các định ngữ trong dự án Luật, nên bảo hộ cho các tác phẩm loại nào, báo chí cũng phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, cần chống độc quyền trong sở hữu trí tuệ... được các đại biểu QH nêu lên trong buổi thảo luận.
Đại biểu Lê Đình Trưởng (tỉnh Quảng Ninh) cho rằng đơn vị nào, sản phẩm nào thu hút hút được nhiều trí tuệ, chứa đựng nhiều hàm lượng trí tuệ thì chất lượng của đơn vị, sản phẩm ấy sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội. Tuy nhiên ông cho rằng dự án luật nên rút ngắn thời gian cấp phép bằng sở hữu trí tuệ hơn nữa; người có sản phẩm trí tuệ phải được hưởng lợi trực tiếp từ các sản phẩm ấy thì mới có thể kích thích họ được...
Hoan nghênh Ban soạn thảo đã có một danh mục cụ thể kèm theo dự án Luật, rất tiện cho đại biểu tra cứu và góp ý kiến là nhận xét của đại biểu Nguyễn Hữu Thỉnh (đoàn Bến Tre). Về các điều cụ thể, ông cho rằng việc định nghĩa các định ngữ trong dự án Luật vừa cụ thể, lại vừa dài dòng, chưa đủ ý. Ví dụ như các hoạt động sáng tạo tác phẩm (trong văn học, trong báo chí) vừa là hoạt động tư duy, vừa có tính tổng hợp (Luật chưa đề cập); về các tác phẩm nghệ thuật nghe-nhìn, như trong dự án Luật mới chỉ đề cập đến phần "nghe", chưa có phần "nhìn" hoặc ngược lại... Về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ không hề đề cập đến loại hình báo chí (trong quyền bảo hộ tác giả), hoặc thậm chí ở 1 số điều khoản sau khi đề cập đến loại hình này lại chưa đầy đủ (mới chỉ đề cập đến báo viết, chưa nói đến báo hình)...
Đại biểu Trần Việt Hùng (TP Hải Phòng) đánh giá cao sự nghiêm túc, tiếp thu ý kiến của Ban soạn thảo về nội dung dự án Luật lần này. Về phạm vi điều chỉnh, theo ông nên rút gọn lại chỉ bao hàm về quyền sở hữu trí tuệ, không nên đề cập thêm đến các vấn đề khác nữa(ví như quyền tác giả, quyền tác phẩm chẳng hạn). Ông cũng nhấn mạnh về việc chống độc quyền trong việc sở hữu trí tuệ, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ để không kéo lùi việc phát triển KHCN.
Đại biểu Hứa Chu Khem (tỉnh Sóc Trăng) thì quan tâm đến mức xử phạt các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng 1,5 lần trên mức thu lợi nhuận như trong dự án Luật là quá thấp, ông đề nghị phải nâng lên gấp hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần mới thỏa đáng... Đại biểu Tô Thị Toàn (đoàn Bắc Cạn) lại quan tâm đến vấn đề liệu cộng đồng có phải tác giả cần được bảo hộ bình đẳng với các tác giả là cá nhân khác hay không? Đây cũng là ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc...
(Nguồn tin: HTV)