Biên bản Hội thảo góp ý Dự thảo Luật thuế môi trường

Thứ Sáu 14:38 29-01-2010

HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN DOANH NGHIỆP VỀ

DỰ THẢO LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, 19/01/2010

1.      Ông Trần Hữu Huỳnh – khai mạc

2.      Ông Cao Ngọc Xuyên – phát biểu

-         Ủy ban Tài chính Ngân sách trước khi thẩm tra sẽ lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp;

-         Rất mong nhận được ý kiến phát biểu góp ý của các đại biểu và sẽ báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Quốc Hội

3.      Ông Vũ Văn Trường – Trình bày về Dự thảo

THẢO LUẬN

1.      Bà Nguyễn Thị Thủy – Khoa Luật Thương mại Đại học Luật Thành phố HCM

-         Ban hành Luật thuế môi trường là cần thiết;

-         Phí và thuế là hai loại hoàn toàn khác nhau, phí đánh gián tiếp vào giá cả hàng hóa do chủ thể kinh doanh tạo ra, thuế đánh trực tiếp vào chủ thể kinh doanh;

-         Cần xác định chủ thể nhà nước muốn tác động: thuế môi trường phải là thuế gián thu để không trùng với một số loại phí môi trường hiện nay à việc xác định loại thuế sẽ quyết định đến hoạt động hành thu;

-         Đối tượng chịu thuế: cần xác định và khoanh vùng những đối tượng

+ Đối với mặt hàng xăng: đã thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu xăng thuộc đối tượng chịu thuế môi trường thì phải bỏ trong thuế tiêu thụ đặc biệt vì mục đích giống nhau

+ Bổ sung một số loại nhựa không thể tái chế vào đối tượng chịu thuế, ví dụ như chai nhựa;

+ Không cần thiết phải phân biệt giữa đối tượng chịu thuế môi trường và chịu phí môi trường vì đây là hai loại khác nhau, điều chỉnh hai chủ thể khác nhau, phí môi trường không cấu thành trực tiếp trong giá bán hàng hóa nhưng thuế môi trường lại cấu thành trực tiếp vào giá bán;

-         Người nộp thuế: đồng ý với ba hành vi sản xuất, khai thác, nhập khâu à tuy nhiên, cần phải xác định một hành vi phải nộp chứ không phải thu đến 3 lần cho một loại đối tượng có 3 khâu;

-         Mức thuế: đồng ý với mức thuế tuyệt đối. Bởi vì: thuế tuyệt đối sẽ ổn định về giá thành, dễ tính; dễ quản lý (người nhà sản xuất và nhập khẩu không thể trốn thuế); có lợi cho nhà tiêu dùng nếu trượt giá;

-         Nên quy định khung thuế suất ngay trong luật để tạo sự ổn định và tránh sự tùy tiện, mức thuế suất dựa trên mức độ gây nguy hại của từng sản phẩm, nên đánh thuế cao vào túi ni lông.

2.      Bà Loan - Công ty sơn Nipon

-         Công ty chúng tôi phải chịu phí môi trường về xả thải à ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

-         Cần đánh vào các sản phẩm gây nguy hại

3.      TS Khuê

-         Về xăng dầu: có hai mục tiêu: giảm việc sử dụng xăng dầu và tìm sản phẩm thay thế, tuy nhiên sản phẩm xăng dầu sinh học không thể thay thế xăng dầu hóa thạch

-         Về than: phần lớn nhiệt điện là phải sử dụng than

-         Cần xác định “Thế nào là ô nhiễm môi trường?”. Muốn phân hủy rác cần phải có những điều kiện để được phân hủy chứ không phải cứ chôn là có thể phân hủy được. Ở VN chưa có dựa án nào “đốt rác sinh ra điện”, ở các nước trên thế giới đã sử dụng điều này, không còn chôn rác nữa à chúng ta cần nhìn lại vấn đề này;

-         Về túi ni long (thực tế là sản phẩm nhựa): Thực tế sản phẩm nhựa là sản phẩm thân thiện với môi trường nhất so với các chất khác, các chai nhựa đã có thể tái sinh được. Về so sánh: túi giấy ô nhiễm hơn túi nhựa, vì khi sản xuất ra túi giấy cần nhiều năng lượng hơn khi sản xuất túi nhựa, tái sinh nhựa không phát sinh bất kì khí thải nào;

-         Theo kết luận của một nghiên cứu gần đây ở Châu Âu thì túi nhựa sinh học không thân thiện với môi trường gấp nhiều lần so với túi nhựa PE;

-         Cần phải dựa vào những kết quả nghiên cứu khoa học để đưa ra những chính sách.

4.      Ông Chí – Star Việt Nam

-         Sự cần thiết ban hành luật: đây là luật thuế bảo vệ môi trường. Dự thảo này đã bớt ra một số đối tượng chịu thuế trong khi vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng;

-         Cần tham khảo về những vấn đề này ở các nước Bắc Âu

-         Các trường hợp không chịu thuế: cách viết chưa rõ ràng, trường hợp hàng quá cảnh mà gây ô nhiễm thì cũng phải chịu thuế chứ không miễn thuế;

-         Thuế suất của dầu diesel thấp hơn thuế về xăng là không hợp lý trong khi dầu diesel gây ô nhiễm hơn;

-         Không nên quy định cụ thể thuế trong Dự luật này

5.      Bà Diệp – Công ty Bidia  

6.      Ông Phạm Văn Võ – ĐH Luật Thành phố HCM

-         Thuế môi trường đánh vào hành vi xả thải dựa trên tính chất và mức độ có hành vi gây ô nhiễm chứ không phải là quá trình sản xuất ra sản phẩm;

-         Tại sao trong các chất phá hủy tầng ozon có nhiều chất tại sao chỉ đưa mỗi chất HCFC?

-         Dự thảo chưa phân hóa được các sản phẩm đối tượng chịu thuế về mức độ gây ô nhiễm.

7.      Ông Thái Văn Chung – HH vận tải hàng hóa thành phố HCM

-         Sự cần thiết ban hành Luật thuế môi trường;

-         Biểu khung thuế suất thuế môi trường: giảm mức thuế suất thuế xăng dầu (đã có trong tham luận)

-         Số thuế thu được từ thuế môi trường cần phải sử dụng hiệu quả

-         Dầu diesel nên thấp hơn mức xăng

8.      Ông Tuấn – Trường Cao đẳng TN&MT TP.HCM

-         Cần phải kết hợp nhiều biện pháp bên cạnh công cụ tài chính để có thể bảo vệ môi trường;

-         Việc đánh thuế cao đối với túi ni long cũng không tác động nhiều đến giá cả của túi ni long và cũng không thể hạn chế việc sử dụng nó vì sự tiện lợi của túi ni long mang lại. Cần phải tuyên truyền, tác động đến nhận thức của người tiêu dùng;

-         Chúng ta đánh thuế với sản phẩm trực tiếp gây nguy hại cho sức khỏe của con người hay là suy giảm tầng ozon à cần phải xác định rõ tiêu chí để xác định đối tượng;

-         Hiện nay các nhà sản xuất đã không còn sử dụng các chất HCFC nữa nên việc đưa vào đối tượng chịu thuế cũng không hiệu quả;

-         Dầu, xăng: hàm lượng lưu huỳnh thấp lại có thuế suất cao hơn hàm lượng lưu huỳnh cao như dầu diesel à cần phải có căn cứ khoa học để xác định mức thuế phù hợp;

-         Phí cho nước thải thu rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới à công cụ kinh tế không hiệu quả;

-         Không nên cùng thu phí và thuế vào một sản phẩm

9.      Bà Trương Thị Hòa

-         Nên dùng tên Luật thuế môi trường chứ không là Luật thuế bảo vệ môi trường;

-         Điều 2 mâu thuẫn với điểm b khoản 2 Điều 9, nên bỏ “chi phí xử lý, khắc phục tác động xấu do việc sử dụng hàng hóa gây ra”,

-         Nên bỏ túi ni lông, vì chưa chứng minh được tác động xấu lâu dài của túi ni long đến môi trường mặt khác loại túi ni lông rất tiện lợi;

-         Không đồng ý với việc đánh thuế với các loại “thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng” vì những loại thuốc này “tốt”.

-         Biểu thuế: quá cao và không công bằng giữa các sản phẩm chịu thuế, khoảng cách quá lớn. Trường hợp nào là ở mức trần, mức sàn, mức trung bình?

-         Cần đánh giá chính xác tác động xấu các sản phẩm để xác định chính xác mức thuế của mỗi sản phẩm

-         Cần phải đưa thuốc lá vào loại thuế này

10.  Ông Phan Đăng Liêm

-         Nên bổ sung các danh mục mặt hàng chịu thuế;

-         Nên đưa ra điều khoản hoàn thuế đối với các doanh nghiệp xử lý tốt về môi trường à có tính chất khen thưởng;

-         Hiện nay về hàng không toàn thua lỗ, nên xem xét khi đánh thuế đối với nhiên liệu bay

-         Mức thuế: nên tính theo mức thuế % để tránh trượt giá

-          Thuế suất cho túi nilong là quá cao vì đây là sản phẩm tiêu dùng phổ biến trong xã hội, mặt khác cũng chưa có công trình khoa học nào đánh giá tác hại của loại sản phẩm này;

-         Các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng: nên đánh nhẹ tay hơn

11.  Ông Phan Phương Nam (có bài tham luận)

-         Mức thuế là mức tương đối: để xác định được thuế môi trường trong bao nhiêu % giá của sản phẩm để doanh nghiệp có thể xác định, dự báo.

12.  Ông Doanh – Công ty Nhựa Bình Minh

-         Không nên dùng thuật ngữ “túi ni lông” mà gọi là “túi plastic”.

-         Bây giờ các túi đựng rác toàn dùng bằng loại túi này. Nếu dùng túi giấy sẽ gây ô nhiễm môi trường;

-         Thuế và phí là hai loại khác biệt nhau

13.  Ông Anh Tuấn – VPLS Lê Châu và thành viên (có bài tham luận)

14.  Ông Tứ - HH KCN Thành phố HCM

-         Đánh thuế đối với những nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm có hại cho môi trường

-         Hỗ trợ cho các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường

-         Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về môi trường

-         Nên tham khảo thuế môi trường của các nước;

-         Danh mục các đối tượng chịu thuế: nên mở rộng hơn, cụ thể hơn;

-         Thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng: nếu những thuốc này sử dụng đúng liều lượng thì sẽ có lợi, sao lại đánh thuế?

-         Đối tượng không chịu thuế: đề nghị bổ sung hàng hóa trong khu chế xuất không bán vào nội địa

-         Đề nghị bổ sung điều khoản về chế tài trong Dự luật này;

15.  Ths. Nguyễn Trung Tín – ĐH Luật

-         Tên gọi: Nên gọi là Luật thuế tài nguyên và môi trường

-         Người nộp thuế: bổ sung thêm chủ thể là “hộ gia đình”

-         Mức thuế: đồng ý với mức thuế tương đối;

-         Nên định lượng cụm từ “gây tác động xấu lâu dài”

-         Chế tài: không nên đưa vào Dự thảo này vì đã có trong các văn bản khác

 

Các văn bản liên quan