Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kết luận Hội nghị

Thứ Ba 10:05 22-12-2009

Vì thời gian cũng hết rồi, báo cáo đồng chí Chủ tịch Quốc hội, cho phép tôi có một số ý kiến như sau.

Trước hết, thời gian cũng vẫn còn có điều kiện để chúng ta nghiên cứu thêm, xin ý kiến các đối tượng cần thiết chúng ta chọn một phương án thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nói riêng và của người Á Đông nói chung gắn với khả năng quản lý của chúng ta.

Đi vào cụ thể luật này, trong Thường vụ cũng chưa có nhiều ý kiến, nhưng qua ý kiến của các đồng chí thấy rằng chọn phương án nào về thuế đối với nhà ở cũng đều rất phức tạp, khó khăn. Chính vì thế cho nên khi ban hành pháp lệnh cũng đã cân nhắc kỹ và chưa đưa nhà ở vào điều chỉnh ở Pháp lệnh về thuế. Cũng có ý kiến cho rằng khoa học thì khoa học đấy nhưng trong thực tế của ta nhiều trường hợp rất khó làm, khó tính toán. Cho nên nếu như theo ý kiến của các đồng chí đã phát biểu hôm nay và qua tham khảo thêm ý kiến một số đồng chí nữa thì đa số chưa muốn đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế và qua nghe dư luận chung của Quốc hội thì cũng như vậy. Đối với đất thì nhìn chung là ủng hộ là phải thu thuế. Tuy nhiên nếu xét góc độ đất và nhà ở thực chất là tài sản thì ngay đất trong một số trường hợp cũng cần phải tính toán thêm, dân mình tốt thì tốt thật nhưng khi dân trí đã nâng lên, đi sâu vào những vấn đề trong thực tiễn thì đến lúc này khi xem xét thông qua các đối tượng chịu thuế và những người nộp thuế thì cũng không phải đơn giản như trước đây nữa. Cho nên chúng ta phải tính toán kỹ để khi đưa ra Quốc hội có khả năng tạo ra sự đồng thuận cao để đưa ra Quốc hội chấp nhận thông qua được, hạn chế mức đưa ra Quốc hội mà Quốc hội không chấp nhận để không thông qua cả một luật hoặc không thông qua nhiều nội dung quy định của đạo luật thì chúng ta không mong muốn về điều đó.

Ý thứ hai, về đạo luật chúng ta thống nhất với nhau là đánh thuế đất riêng và thuế nhà riêng dù nay mai có hội thảo, trao đổi tính toán thêm thì các đồng chí cũng theo hướng đó, đất riêng và nhà ở riêng. Đất thì chúng ta cũng thống nhất với nhau là tính từ m2 đầu tiên còn trong hạn mức 1 mức thuế suất và ngoài hạn mức 1 mức thuế suất. Ngoài hạn mức thì cũng có những ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra, còn loại đất sử dụng sai mục đích và để lâu mà không sử dụng có lẽ các đồng chí phải tính toán theo phương pháp khác và sử dụng công cụ khác:

Một là để lâu mà bỏ hoang hóa không sử dụng thì đã điều chỉnh bởi Luật đất đai rồi, đã quy định rất rõ là anh phải thu lại, sai mục đích một là anh thu lại, hai là nghiên cứu trong điều kiện có thể cho phép thì anh chấp nhận sử dụng mảnh đất ấy theo mục đích mới. Chứ có lẽ chúng ta không nên đưa trường hợp này vào trong Luật thuế này thì chúng tôi có thể điều chỉnh ở các quy định pháp luật khác.

Về liên quan đến mức thuế suất nếu như chúng ta đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế thì cũng còn thời gian, cho nên các đồng chí cũng cứ hội thảo để xin ý kiến. Nhưng ý kiến anh Thuận muốn đề nghị ở đây vấn đề liên quan đến tất cả những người dân cũng như là thuế thu nhập cá nhân thì có lẽ xin ý kiến nhân dân. Theo tôi có lẽ xin ý kiến dưới hình thức mà đúng nghĩa của nó thì chắc là chưa có điều kiện vào lúc này. Nhưng nay mai tổ chức hội thảo xin ý kiến thì mình chọn các đối tượng để hội thảo xin ý kiến cho nó thiết thực. Ví dụ ngoài các nhà quản lý ra, các chuyên gia, các nhà khoa học ra đối với nhân dân thì mở rộng đối tượng mời nhân dân đến tham gia xin ý kiến. Ở khu vực nông thôn thì cũng phải mời rộng rãi đối với những người có trọng trách ở thôn, ở xã và cũng mời đại diện một số hộ dân ở trong một xã hoặc nhóm xã, ở cụm xã, ở thành phố cũng phải mời rộng rãi các đối tượng ở nhiều khu dân cư, ở nhiều vùng khác nhau và nhiều khu dân cư cũng có anh em làm công tác quản lý, có những hộ dân đại diện cho nhiều chính giới để nghe tiếng nói của nhiều chiều. Thì luật thuế của chúng ta đưa ra mới tạo sự đồng thuận cao và tạo sự ổn định về tư tưởng, tâm lý cũng như là ổn định trong xã hội nói chung, đây là một điều kiện, một yêu cầu rất lớn trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước đó là ổn định lòng dân. Tạo ra sự tin tưởng của nhân dân đối với đường lối chính sách pháp luật của đảng và Nhà nước. Cho nên đề nghị các đồng chí sẽ lưu ý trong thời gian tới mặc dù còn thời gian nhưng trao đổi xin ý kiến là phải trao đổi xin ý kiến đến các chủ thể chịu sự điều chỉnh với một tinh thần cầu thị chứ không phải chỉ nghiêng ở các góc độ chúng ta thu thuế hoặc chúng ta quản với nghĩa của cơ quan quản lý Nhà nước.

Một vấn đề nữa, chúng tôi cũng đề nghị với các đồng chí là dù có phải tổ chức tham gia nhiều hội nghị, nhiều cuộc tham vấn xin ý kiến thì chúng ta cũng có sắp xếp chương trình kỳ họp thứ 7 này phải thông qua là các tài liệu phải gửi đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ bố trí các chương trình để làm sao có được dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự án Luật đã được chỉnh lý gửi đến các vị đại biểu Quốc hội vào nửa đầu tháng 3 và xin lại vào cuối tháng 3 hoặc chậm lắm là ngay đầu tháng 4 để có những vấn đề gì còn có ý kiến lớn khác nhau thì xin ý kiến Thường vụ cho ý kiến vào phiên họp tháng 4 trên cơ sở đó để hoàn chỉnh một bước nữa trước khi báo cáo trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 báo cáo các đồng chí đấy là một số ý kiến tôi xin phép các đồng chí dừng lại như vậy để các đồng chí tiếp tục nghiên cứu. Xin kết thúc phần này ở đây các đồng chí nghỉ giải lao 15 phút để chúng ta chuyển sang nội dung thứ hai.

Các văn bản liên quan