LIS – Tất yếu của hệ thống đăng ký bất động sản

Thứ Tư 15:31 26-11-2008

LIS – TẤT YẾU CỦA HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN

Đỗ Đức Đôi - Giám Đốc TT Lưu trữ và Thông tin đất đai, Bộ TN&MT

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước là một yêu cầu có tính cấp bách và không thể thiếu. Nó làm tăng chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. Quản lý đất đai cũng không phải ngoại lệ. Một trong những hệ thống thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ công tác quản lý đất đai là Hệ thống thông tin phục vụ đăng ký đất đai (Land Registration System), trong đó phần mềm đăng ký đất đai có một vai trò rất quan trọng.

Căn cứ vào nhiệm vụ của quản lý nhà nước về đất đai, phần mềm Đăng ký đất đai sẽ là công cụ trợ giúp trong những lĩnh vực sau:

1. Kê khai đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ, quản lý biến động đất đai;

2. Hỗ trợ qui hoạch hóa, kế hoạch hóa sử dụng đất đai;

3. Trợ giúp trong công tác quản lý tranh chấp, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo;

4. Xây dựng các qui trình quản lý đất đai một cách chặt chẽ, theo đúng qui định, đảm bảo thực hiện quản lý đất đai đúng pháp luật.

Các mục tiêu cần đạt được của khi xây dựng phần mềm là :

· Phải là công cụ hiệu quả trợ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai đồng thời phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các ngành kinh tế quốc dân. HTTTĐĐ sẽ là thành phần quan trọng của một hệ thống quản lý đất đai hiện đại.

· Có tính đa mục đích, ngoài mục đích chính là phục vụ các yêu cầu đa dạng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nó còn phục vụ các Bộ ngành khác có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin đất đai.

· Có khả năng kết nối với các hệ thống có liên quan đến đất đai khác để phục vụ công tác quản lý đất đai một cách toàn diện và hiệu quả.

Để đáp ứng được những mục tiêu trên, những yêu cầu đòi hỏi hệ thống đăng ký cần phải có là:

· Có khả năng quản lý tích hợp và thống nhất nhiều dạng dữ liệu, cụ thể là:

+ Khả năng quản lý được dữ liệu với dung lượng rất lớn. Ba khối dữ liệu lớn nhất của thông tin đất đai là bản đồ địa chính; hồ sơ địa chính; qui hoạch sử dụng đất;

+ Khả năng tích hợp và liên kết nhiều dạng dữ liệu khác nhau trong cùng một CSDL. Bản đồ và hồ sơ địa chính và các hồ sơ đất đai khác cần được quản lý tích hợp và thống nhất trong cùng một CSDL.

· Toàn bộ hệ thống hoạt động thống nhất trên một CSDL đất đai duy nhất nhưng phải có tính mềm dẻo.

· Có tính phân cấp. Hệ thống quản lý đất đai về hành chính phân theo 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Mỗi cấp có những quyền hạn đã xác định trong công tác quản lý đất đai. Đồng thời cũng phải thể hiện được dưới dạng phân cấp, chức năng của hệ thống ở mỗi cấp phù hợp với thẩm quyền của cấp đó khi thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai..

· Được xây dựng dựa trên các công nghệ nền tiên tiến. Các công nghệ nền được lựa chọn đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:

+ Công nghệ nền tiên tiến, có độ tin cậy cao và đảm bảo không tụt hậu với xu thế phát triển rất nhanh hiện nay về khoa học công nghệ.

+ Công nghệ cho phép triển khai rộng nhưng vẫn đảm bảo hài hòa giữa vấn đề kinh phí đầu tư và vấn đề bản quyền.

+ Công nghệ có tính mở, cho phép người sử dụng dễ dàng xây dựng các ứng dụng theo đặc thù của công tác quản lý đất đai.

+ Phù hợp với thực tế của địa phương về con người, trang thiết bị.

· Đơn giản, dễ sử dụng với người dụng, cho phép dễ dàng triển khai, đào tạo cho các địa phương. Hệ thống có giao diện bằng tiếng Việt, gần gũi với các thao tác chuyên môn truyền thống.

· Có tính mở, sẵn sàng mở rộng chức năng, nâng cấp và có khả năng liên kết, trao đổi với các hệ thống khác. Hệ thống phải luôn luôn có khả năng bám sát những điều chỉnh, thay đổi trong qui trình nghiệp vụ của công tác quản lý đất đai. Định hướng trong tương lai khả năng liên kết với các hệ thống chuyên ngành khác như Bất động sản, Môi trường, Bản đồ nền...

Mục tiêu chính của cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai chi tiết chủ yếu ở cấp tỉnh trong đó phần lớn các nhu cầu xuất phát từ các Sở T ài nguyên và Môi trường ngoài ra còn phục vụ các Ban, ngành khác có nhu cầu khai thác thông tin về đất đai.

Đối tượng quản lý chính trong công tác quản lý đất đai là thửa đất. Các thông tin về thửa đất cần quản lý là:

· Thông tin về vị trí, hình thể, kích thước và tính chất tự nhiên của thửa đất. Thông tin này thể hiện trên bản đồ địa chính và dưới dạng các đối tượng hình học và loại đất;

· Thông tin về tính pháp lý và trạng thái đang sử dụng của thửa đất: chủ sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, số GCN, các tài liệu pháp lý khác có liên quan;

· Thông tin về phân hạng đất, giá trị và giá thửa đất và các công trình gắn liền với đất;

· Thông tin về qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Cơ sở dữ liệu đất đai (CSDLĐĐ) là một tập hợp các lớp thông tin có liên quan đế đất đai phục vụ trực tiếp công tác quản lý đất đai. Các lớp thông tin này có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt địa lý cũng như thuộc tính. Quan hệ giữa các đối tượng trong CSDL mô tả bằng các sơ đồ quan hệ.

Metadata và quản lý chất lượng

Giá và phân hạng đất

Quy hoạch và sử dụng đất

Địa danh, địa giới hành chính

Thuỷ hệ

Giao thông

Địa vật quan trọng

Nhà và thuộc tính đi kèm

Thửa đất và thuộc tính đi kèm

Hệ thống tham chiếu không gian (lưới địa chính, điểm mốc)


                                                                        Sơ đồ quan hệ các lớp đối tượng

Chuẩn hoá thông tin đất đai

Với mô hình cơ sở dữ liệu đất đai phân tán theo đơn vị hành chính tỉnh, công tác xây dựng chuẩn hóa cho hệ thống thông tin đất đai rất quan trọng. Chuẩn hóa tạo ra sự thống nhất trong lưu trữ, cập nhật và tra cứu thông tin đất đai trên toàn quốc.

Chuẩn thông tin đất đai bao gồm các chuẩn chính như sau:

1. Chuẩn mô hình dữ liệu (Spatial Data Model Standard): chuẩn về cách thức mô tả và lưu trữ thông tin trong hệ thống.

2. Chuẩn về nội dung dữ liệu (Content Data Standard): chuẩn hoá về nội dung của CSDL bao gồm những lớp đối tượng nào. Mô t về từng lớp đối tượng: Tên, cách mã hoá, các thuộc tính của đối tượng và quan hệ (không gian, thuộc tính ) của đối tượng với các đối tượng khác.

3. Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu cho lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các hệ thống (Data format and Data Exchange Standard).

4. Chuẩn về Siêu dữ liệu (Metadata Standard): Chuẩn hoá nội dung các thông tin cần thiết để mô t dữ liệu trong CSDL địa lý. Chuẩn hoá cách thức tạo, sửa chữa, truy nhập và tra cứu các thông tin metadata.

Chuẩn về mô hình dữ liệu (Spatial Data Model Standard):

Chuẩn về mô hình dữ liệu xác định cách thức mô tả và lưu trữ thông tin trong hệ thống. Các đối tượng địa lý được mô trả bằng các mô hình dữ liệu không gian (spatial data model) còn dữ liệu thuộc tính của chúng thông thường được mô tả bằng mô hình dữ liệu quan hệ. Chuẩn về mô hình cơ sở dữ liệu đất đai là mô hình cơ sở dữ liệu không gian (Spatial Database). Cơ sở dữ liệu không gian (Spatial Datadase) là một mô hình hướng đối tượng, cho phép tích hợp thông tin địa lý và thông tin thuộc tính trong cùng một cơ sở dữ liệu theo mô hình dữ liệu quan hệ. Một số hãng phát triển GIS trên thế giới đã có những sản phẩm theo hướng CSDL không gian như ESRI, ORACLE, Intergraph, MapInfo.

Chuẩn về nội dung dữ liệu (Content Data Standard):

Chuẩn về nội dung dữ liệu là chuẩn mô t những đối tượng nào cần thiết lưu trữ trong CSDL, cách phân loại, nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tượng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tượng và dữ liệu thuộc tính cần phải có của từng đối tượng.

Chuẩn về nội dung dữ liệu đấ đai được được mô tả dưới dạng bảng phân lớp các đối tượng.

Chuẩn về hình thức thể hiện các đối tượng không gian.

Chuẩn thể hiện qua các bảng chuẩn về màu sắc, ký hiệu, kích cỡ cho từng lớp thông tin,. Ví dụ như các bảng chuẩn về màu và ký hiệu cho loại đất, màu và ký hiệu các đối tượng của bản đồ địa chính

Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu cho lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các hệ thống (Data format and Data Exchange Standard)

Chuẩn hoá về khuôn dạng file là chuẩn xác định các khuôn dạng (format) file vật lý để lưu trữ các đối tượng địa lý. Chuẩn này rất quan trọng đối với những c sở dữ liệu có tính chất dùng chung, đa người sử dụng.

Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu bao gồm:

1. Chuẩn về khuôn dạng file lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

2. Chuẩn về khuôn dạng file sử dụng cho trao đổi, phân phối thông tin.

Chuẩn hoá về siêu dữ liệu (Metadata Standard)

Siêu dữ liệu (Metadata) là những thông tin cho biết về nội dung, chất lượng, và các đặc tính khác của dữ liệu đang lưu trữ trong CSDL.

Nội dung của siêu dữ liệu Metadata là thông tin tổng hợp về:

1. Các thông tin xác định đối tượng

2. Các thông tin về chất lượng dữ liệu

3. Các thông tin về tổ chức dữ liệu không gian

4. Các thông tin về tham chiếu không gian

5. Các thông tin về thuộc tính

6. Các thông tin về phân bố, lưu trữ

Chuẩn hóa Qui trình cập nhật dữ liệu của CSDL đất đai

Tổng cục địa chính (nay là Bộ tài nguyên và Môi trường) đã ban hành khuôn dạng chuẩn của dữ liệu bản đồ địa chính: ví dụ dạng file DGN

Hiện tại có nhiều phần mềm phục vụ Đăng ký thống kê đất đai ban đầu vì vậy có nhiều khuôn dạng và cấu trúc cơ sở dữ liệu khác nhau cho dữ liệu hồ sơ địa chính.

Cần thiết qui chuẩn các qui trình cập nhật dữ liệu trong hai công việc:

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu (thông qua quá trình kê khai đăng ký và cấp GCN ban đầu)

2. Cập nhật, bảo trì cơ sở dữ liệu (thông qua quá trình kê khai đăng ký và cập nhật biến động đất đai)

Hệ thống phần mềm của Hệ thống thông tin đất đai

Hệ thống phần mềm của Hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống bao gồm nhiều các mô đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý đất đai. Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ thống.

Phần mềm hệ thống thông tin đất đai được thiết kế theo nguyên tắc sau:

· Là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun, được chia thành các hệ thống con. Mỗi hệ thống con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với một dạng công việc trong công tác quản lý đất đai.

· Hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: tỉnh, huyện, xã.

Phần mềm Hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống phần mềm con như sau:

1. Hệ thống quản lý hệ thống điểm toạ độ, độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản đồ địa chính;

2. Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký thống kê;

3. Hệ thống hỗ trợ qui hoạch và sử dụng đất, phân hạng đất;

4. Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất;

5. Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo về đất đai.

Phần mềm Hệ thống thông tin đất đai bao gồm bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành chính về quản lý về đất đai:

1. Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương;

2. Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;

3. Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện;

4. Hệ thống thông tin đất đai cấp xã.

Mô hình vận hành của hệ thống

Hệ thống thông tin đất đai vận hành như sau:

Mức vĩ mô: Hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống phân tán bao gồm các hệ thống con tại các tỉnh. Các hệ thống con liên kết với nhau trên hệ thống mạng diện rộng của ngành:

· Cấp tỉnh xây dựng và quản lý CSDL đất đai chi tiết với các thông tin đến từng chủ sử dụng, từng thửa đất.

· Cấp trung ương quản lý thông tin vĩ mô bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất, qui hoạch và các số liệu thống kê phục vụ quản lý đất đai.

Mức quản lý thông tin chi tiết cấp tỉnh:

Mức chi tiết : Hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống tập trung quản lý thông tin đất đai chi tiết đến từng chủ, từng thửa. Hệ thống thông tin đất đai bao gồm 3 phiên bản theo phân cấp đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.

Thông tin được lưu trữ tập trung trong CSDL đất đai duy nhất. CSDL đặt tại Sở Địa chính. Hệ thống thông tin đất đai hoạt động theo kiến trúc khách/chủ (Client/Server) trên hệ thống mạng máy tính cục bộ (Local Area Network LAN)

· Để quản trị CSDL và đáp ứng nhu cầu về thông tin của các người sử dụng khác nhau, hệ thống có một hệ quản trị CSDL (Database Management System). Những người dùng khác nhau của hệ thống (client) sử dụng các ứng dụng khác nhau ( application) truy nhập vào CSDL thông qua hệ quản trị CSDL. Mô hình hoạt động theo kiến trúc khách/chủ cho phép hệ thống quản lý tập trung dữ liệu và phục vụ đa người sử dụng cùng một lúc. Mô hình này sẽ hoạt động chính tại cấp tỉnh.

· Đối với cấp huyện, người sử dụng sẽ có thể lựa chọn giải pháp kết nối trực tiếp với CSDL cấp tỉnh hoặc sử dụng một cơ sở dữ liệu cục bộ, chạy trên hệ thống mạng cục bộ hoặc trên từng máy riêng lẻ cho từng huyện. Dữ liệu lưu ở huyện sẽ được đồng bộ với dữ liệu lưu ở tỉnh theo một chu kỳ thời gian nhất định tháng, quí.

· Đối với cấp xã, người sử dụng sẽ dùng phiên bản chạy trên dữ liệu cục bộ, lưu trữ thông tin theo từng xã. Chức năng của phần mềm sử dụng ở cấp xã chủ yếu là tra cứu và tổng hợp thông tin.

· Với thiết kê như trên trong tương lai chỉ có một hệ thống Văn phòng đăng ký theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và các chi nhánh đặt tại cấp huyện. Trước mắt có thể vẫn duy trì hệ thống theo cấp huyện (có thể đến 2012)

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Hệ thống thông tin đất đai

C sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai bao gồm các thiết bị, máy móc đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của hệ thống. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin đất đai bao gồm các hệ thống chính sau :

1. Thiết bị phần cứng (Hardware):

· Hệ thống máy chủ (DATA SERVER);

· Hệ thống máy tính trạm;

· Thiết bị ngoại vi đầu vào: máy quyét (Scanner);

· Thiết bị ngoại vi đầu ra: máy in (Printer A3), máy vẽ (Ploter A0), máy Photocopy;

· Thiết bị lưu trữ dữ liệu lâu dài: đầu ghi CD. DVD, băng từ….

2. Hệ thống mạng máy tính:

· Hệ thống mạng cục bộ (LAN Network): cạc mạng, dây nối, hub/switch

· Hệ thống mạng diện rộng (Internet/Intranet Network): Điện thoại modem, Router, Bức tường lửa (Firewall).

3. Hệ thống đảm bảo an toàn:

· Phòng máy trung tâm: điều hòa, hút ẩm, bảo vệ;

· Hệ thống điện ổn áp, UPS;

· Hệ thống chống sét cho hệ thống điện, hệ thống mạng;

· Các qui chế quản lý về hành chính.

Tuy nhiên, hệ thống đăng ký phải là một hệ thống kết nối trực tuyến với cơ sở dữ liệu đất đai số (Digital Cadastral Database DCB). Thông thường hệ thống đăng ký là cơ quan tự hoạch toán, hoạt động theo mô hình dịch vụ công tách khỏi cơ quan công quyền. Chủ yếu trên thế giới vẫn tồn tại ba phương án: Cơ quan đăng ký thuộc ngành Tư pháp, Tài Chính và đất đai. Ngoài việc phục vụ các cơ quan công quyền, công bố công khai các thông tin trên WEB các cơ sở dữ liệu này thường được kết nối trực tiếp với các tổ chức tín dụng, các toàn án, các trung tâm dịch vụ và tư vấn pháp luật, các nhà phát triển, kinh doanh và môi giới bất động sản, các tổ chức tư vấn đầu tư và bản thân các nhà phát triển bất động sản.

Chính vì lẽ đó thông thường được tổ chức theo mô hình cơ sở dữ liệu tập trung quản lý phân tán theo đơn vị hành chính và đa mục đích sử dụng

Các văn bản liên quan