Ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hôi, chuyên gia tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật đăng ký giao dịch bảo đảm tại Đà Nẵng

Thứ Tư 09:45 07-05-2008

BẢN TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý
DỤ THẢO LUẬT ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
 ( TP Đà Nẵng, 01/04/2008)

1- Ông Phong – VPLS Phạm và liên danh

- Điều 2: quy định về luật áp dụng, quy định này có 2 phần: đối tượng điều chỉnh của luật là mọi cá nhân, tổ chức, kể cả giao dịch đảm bảo có yếu tố nước ngoài, có phải điều này áp dụng với cá nhân nước ngoài không? Về áp dụng pháp luật, “trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan”. Việc gộp chung hai quy định trên thiếu tính logic và không đầy đủ về mặt nội dung. Nên tách thành hai điều và bổ sung đầy đủ hơn;
- K1 điều 3, không thấy đề cập đến tài sản gắn liền với đất trong khi tại Điều 38 lại có quy định “cơ quan đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”, vì vậy để thống nhất về mặt nội dung cần bổ sung vào điểm a, khoản 1 Điều 3 thành “thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”; tương tự, bổ sung vào khoản1 Điều 3 “thế chấp nhà ở, công trình xây dựng”.
- Dự thảo không quan tâm đến việc giải thích thuật ngữ, “giao dịch bảo đảm có yếu tố nước ngoài”, “khách hàng thường xuyên”, “khách hàng không thường xuyên” được hiểu ntn?
- K4đ4, thiếu quy định về quyền tài sản, quyền từ hợp đồng và tài sản hình thành trong tương lai trong cả dự thảo;
- Thời hạn hiệu lực: nên quy định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng;
- Đ10, 12, thuật ngữ hồ sơ đăng ký được thay thế bằng đơn đăng ký, như vậy lúc đăng ký chỉ cần nộp đơn thôi hay còn cần giấy tờ nào khác
- Thời điểm đăng ký: thời điểm nhập dữ liệu vào hồ sơ đăng ký sẽ phát sinh hiệu lực à gây sự bị động đối với người đăng ký. Khi tìm hiểu thông tin nhưng do nhập dữ liệu chưa kịp nên người đi tìm hiểu không cập nhập được hết gây thiệt hại cho khách hàng thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
-  Vai trò của công chứng viên: không đồng ý với hai ý kiến của ban soạn thảo. Quy định việc công chứng viên “có trách nhiệm yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm” vậy nếu người được yêu cầu không đăng ký thì trách nhiệm của công chứng viên sẽ như thế nào? Quy định của công chứng viên “có thể” thì không thể hiện được vai trò của công chứng viên vì ai cũng có thể nhận được nhận uỷ quyền.

2- Ông An – VPLS Nguyễn Cảnh An
- Việc tổ chức cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm: nên giữ nguyên, không nên bổ sung việc đăng ký tự nguyện cho trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay tàu biển vì hiện tại các cơ quan đăng ký tàu bay, tàu biển đã hoạt động tốt rồi;
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực: Nên xác định tại thời điểm nhập tại cơ sở dữ liệu để tạo ra sự dễ dàng tra cứu thông tin của khách hàng;
- Vai trò của công chứng viên: Bước mở của dự thảo. Không thống nhất với quy định của Dự thảo. Không nên giao cho công chứng viên đăng ký luôn giao dịch bảo đảm vì nếu thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì công chứng viên có thực hiện trọn nghĩa vụ công chứng của công chứng viên không? Nên quy định trách nhiệm đăng ký của bên nhận thế chấp.
- Điều 9: thời hạn có hiệu lực của giao dịch: thống nhất với phương án 2
- Điều khoản thi hành: loại bỏ điều 130 Luật đất đai: quy định về trình tự đăng ký, xoá việc đăng ký giao dịch về quyền sử dụng đất. Cách trình bày của điều luật không logic.

3- Ông Minh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Đà Nẵng
- Nên ban hành cụ thể, chi tiết trong luật để người dân dễ dàng tiếp cận với văn bản pháp luật; - Bảo lãnh nên phải đăng ký;
- Cung cấp thông tin: trách nhiệm của cơ quan nhà nước là phải cung cấpthông tin cho người dân khi đến tìm hiểu thông tin;
- Thời điểm có hiệu lực của đăng ký: nên quy định theo hướng bảo vệ cho khách hàng à khi nhận hồ sơ hợp lệ của khách hàng cơ quan đăng ký nên cấp giấy biên nhận có ghi ngày giờ cụ thể à thời điểm phát sinh hiệu lực của đăng lý (nhận hồ sơ hợp lệ);

4- Ông Toán – GĐ Cty CP Phương Đông Việt
- Điều 7: quy định không đầy đủ. Các vấn đề giao dịch bảo đảm liên quan đến rất nhiều ngành lĩnh vực à nhiều cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành khác nhau à đề nghị sửa thành chính phủ thống nhất quản lý, phối hợp với các cơ quan ban ngành khác thay vì liệt kê các Bộ cụ thể như thế;
- Thời điểm có hiệu lực: Đồng ý với phương án 1;
- Quy định hồ sơ đăng ký nên quy định thuật ngữ “hồ sơ” thay vì “đơn đăng ký”;
- Gộp điểm đ và d khoản 1 Điều 12;
- Thời điểm phát sinh hiệu lực: Thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ;
- Điều 44 khoản 2, điểm b khoản 2 Điều 45: mâu thuẫn. Đ44 lại quy định có trường hợp không có sổ đỏ trong khi ở Điều 45 lại có yêu cầu về sổ đỏ trong hồ sơ yêu cầu đăng ký????
- Điều 48 giống Đ45 à gộp chung với nhau;
- Cần giải thích rõ thuật ngữ: người thứ 3, giao dịch thường xuyên …
- Khoản 1 Điều 4: lặp từ “Luật này”; khoản 4 Điều 4 không phù hợp với quy định của BLDS;
- Điều 9: đồng ý với phương án 1;
- Điều 12: Thêm “đăng ký giao dịch bảo đảm” vào khoản 1 để thoát ý (người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm …);
- Điều 63: sửa thành “Bãi bỏ Điều 130 Luật Đất đai năm 2003”.

5- Ông Quang – Star
- Thiếu quy định chi tiết trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm (các bước thực hiện …) à nếu không quy định được trong luật thì có thể hiện trong văn bản hướng dẫn;
- Nên thống nhất hệ thống dữ liệu ở một cơ quan để tạo sự thuận lợi khi tra cứu;

6- Bà Tống Thị Hoa
- Thời gian yêu cầu xoá bỏ giao dịch đảm bảo kể từ thời điểm kết thúc giao dịch: phải quy định rõ để tránh thiệt hại cho khách hàng (Mrs Hiền hồi đáp: việc xoá đăng ký giao dịch bảo đảm do các bên tự quyết định, không nên áp đặt thời hạn yêu cầu xoá đăng ký …)

7- Ông Trương Văn Minh – NH Phát triển VN
- Thời điểm có hiệu lực: sau một ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
- Bổ sung trách nhiệm của cán bộ đăng ký tàu bay, tàu biển …
- Thời hạn hiệu lực: phương án 1
- Khoản 4 Điều 4: Tài sản được phép giao dịch trong các quy định tại Điều 3 là không chính xác mà phải theo quy định của BLDS;
- Bổ sung quy định trường hợp chiếm hữu tài sản ngay tình phải bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm.

8- Ông Kiêm – GĐ Chi nhánh NH Gia Định
- Thời điểm có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm: quy định để đảm bảo sự khách quan và đảm bảo quyền lợi của các bên
- Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm: thoả thuận của các bên đăng ký;

9- Ông Tiến – Vinatex Đà Nẵng
- Nên chú trọng về giao dịch động sản;
- Thống nhất cơ quan về đăng ký giao dịch bảo đảm.

10-Bà Vân – NH Quân đội
- Khoản 5 Điều 47, Điều 39 có mâu thuẫn không?

11- Ông Diễn – PGĐ VCCI Đà Nẵng
- Cơ quan nào đăng ký giao dịch bảo đảm? (nơi có bất động sản hay nơi thực hiện quyền vay vốn?)
- Sẽ rất khó khăn cho người đăng ký nếu người có nhiều bất động sản à các cơ quan nên có sự liên thông về dữ liệu

Các văn bản liên quan