Góp ý của Hiệp hội nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình

Thứ Năm 16:46 19-05-2011

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

HỘI DN NHỎ VÀ VỪA

  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:  23/ - HDN

                     Đồng Hới, ngày 15  thỏng 5  năm 2011

V/v Góp ý Dự thảo Nghị định

quy định xử phạt hành chính

về an toàn thực phẩm

 

 

Kính gửi: Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

 

Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình nhận được Công văn số 0939/PTM-PC  ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Ban pháp chế Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam về việc đề nghị góp ý kiến Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.

Sau khi nghiên cứu kỹ bản Dự thảo Nghị định, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình xin có một số ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

1.  Các hành vi vi phạm được quy định trong Dự thảo Nghị định hoàn toàn phù hợp với các quy định của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật liên quan

2. Các hành vi trong Dự thảo Nghị định rõ ràng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số khái niệm rất khó hiểu( ví dụ như khái niệm hỗ trợ chế biến thực phẩm”(khoản 10 điều 3); Thực phẩm chỉ nên bao gồm những thứ có thể ăn được, uống được, không nên bao hàm những thứ ở dạng nguyên liệu, vì xung quanh khái niệm thực phẩm sẽ có các khái niệm liên quan: nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, những khái niệm không rõ ràng có thể gây ra sự tuỳ tiện của cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng, và Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cũng khó hiểu để thực thi cho đúng.

Trong Dự thảo nhiều quy định không có chủ thể hoặc quy định trách nhiệm rất chung chung. Việc đưa ra những quy định hành vi không rõ chủ thể, trách nhiệm làm giảm tính khả thi của các điều luật và khó thực hiện trong thực tế.

Dự thảo vẫn thiếu các quy định cụ thể để Doanh nghiệp thực hiện, nếu không doanh nghiệp sẽ vi phạm, nên rất cần phải dẫn chiếu cụ thể các văn bản pháp luật có liên quan đến mỗi hành vi để doanh nghiệp dễ dàng nhận biết quy định và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi áp dụng.

3. Các mức phạt đối với mỗi hành vi trong Dự thảo Nghị định: Trong Dự thảo Nghị định các mức phạt đều dựa trên hành vi vi phạm mà chưa căn cứ đến các yếu tố như: Động cơ, tính chất vụ việc và mức độ vi phạm, có nghĩa mức xử phạt cho hành vi vi phạm hiện đang được cào bằng, nếu căn cứ vào hành vi vi phạm mà xử cào bằng thì người buôn bán nhỏ thì bị phạt rất nặng không có tiền nộp, trong khi đó với mức phạt đưa ra thì quá nhẹ cho các Công ty có quy mô lớn cố tình vi phạm. Vì thế nguyên nhân vi phạm vệ sinh thực phẩm là do xử phạt nhẹ quá. Nên ở mức độ nào đó các mức phạt chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa đủ sức răn đe, chưa phù hợp với tính chất của hành vi vi phạm. Do đó cần tăng cường thanh tra vi phạm, tăng phạt nặng xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm.

4. Các mức xử phạt  phù hợp với yêu cầu phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng. Tuy nhiên đối với những hành vi vi phạm gây hậu qủa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính  mạng người sử dụng thì cần có có chế tài xử phạt mạnh hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ mức độ, tính chất vi phạm.

5. Các biện pháp khắc phục phù hợp, hợp lý đối vớ mỗi loại hành vi vi phạm

6. Về thẩm quyền: xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm là chủ tịch UBND các cấp, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường là phù hợp, tuy nhiên cần phân định rõ trách nhiệm quản lý của từng cơ quan có thẩm quyền xử phạt, nhằm tránh tình trạng  chồng chéo trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm. Đồng thời phải có các hình thức xử lý đối với các cán bộ thiếu  trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm gây hậu qủa nghiêm trọng.

 

 

 

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Lưu VT.

 

           

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ HỘI

DN NHỎ VÀ VỪA TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

 

 

Tr n Hoàng Giang

 

 

 

Các văn bản liên quan