Ý kiến của Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga – Trưởng phòng quản lý chất lượng – Chi cục quản lý đo lường chất lượng Tp.HCM về Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Thứ Sáu 00:39 15-04-2011

Từ góc độ là cơ quan quản lý về đo lường chất lượng của Bộ khoa học công nghệ xin đóng góp một số y kiến như sau:

-         Điều 3: về đăng ký bản công bố hợp quy với thực phẩm đã có quy chuẩn kỷ thuật, nên sửa lải củm từ “bản công bố hợp quy” thành “công bố hợp quy” cho phù hợp với luật tiêu chuẩn kỹ thuật;

-         Căn cứ ban hành Luật cần dẫn chiếu tới Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn  kỹ thuật đã được Quốc hội thông qua;

Vì hiện nay có hai thế thống là Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, nếu như Tiêu chuẩn là không áp dụng bắt buộc thì Quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc áp dụng đó chính là các quy định về tiêu chuẩn, về an toàn vệ sinh, an toàn sức khỏe…nếu trong Quy chuẩn xây dựng đã bao hàm các điều kiện, tiêu chuẩn cho hàng hóa và quản lý cho hàng hóa đó mà lại tiếp tục quy định trong dự thảo là lập lại và không cần thiết.

-         Điều 5 về công bố hợp quy và xác nhận hợp quy, về câu chữ nên chiều chỉnh cụm từ “bản công bố hợp quy” thành “công bố hợp quy” như Điều 3 cho phù hợp;

-         Điều 6.1. cần quy định rõ trường hợp nào được công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chúng nhận hợp quy được chỉ định và trường hợp nào được công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh? Phải chăng Doanh nghiệp có quyền lựa chọn một trong hai phương án đó.

-         Nên bỏ Điều 6.2.b.  vì Điều 6.2.a. đã nhắc lại khoản 1 thì quy định thêm điểm b là thừa;

-         Theo quy định Luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa là luật chung dựa theo đó các bộ ngành phải ban hành danh mục hàng hóa do mình quản lý, tiếp theo là danh mục các phòng thử nghiệm được chỉ định phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về công bố hợp quy;

-         Về ngày sản xuất và hạn sử dụng theo Nghị Định 89 về ghi nhãn hàng hóa và Thông tư 09 hướng dẫn Nghị Định 89 có quy định về ghi thời hạn sử dụng cụ thể, so với quy định trong dự thảo có cập nhật cụm từ “ thời hạn sử dụng tốt nhất” tuy là phù hợp thông lệ quốc tế nhưng khác với NĐ 89 trên .

-         Điều 4 Dự thảo về Dấu hợp quy theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do các tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp (Tổ chức chứng nhận) và hoàn toàn khác với việc cơ quan quản lý cấp, liên hệ Điều 4 dự thảo giao doanh nghiệp được quyền sử dụng dấu hợp quy sau khi cơ quan qủan lý cấp giấy chứng nhận là không phù hợp;

-         Về các phương án lien quan cơ quan quản lý về ATTP, chiếu theo Luật thanh tra hiện hành các đơn vị quản lý không được kiểm tra một nội dung hơn một lần trong một năm, liên hệ lĩnh vực ATTP chúng ta cũng nên xem xét hạn chế tối đa các đơn vị thanh tra có cùng thẩm quyền và dẫn đến việc một năm một doanh nghiệp chịu sự kiểm tra thanh tra nhiều lần từ nhiều cơ quan khác nhau. Vấn đề đặt ra là nếu chỉ giao cho một cơ quan phụ trách sẽ rất khó khăn trong quản lý vì cơ quan này sẽ không thể am hiều được tất cả các lĩnh vực  do vậy cần xem xét giao cho một đầu mối chủ quản nhưng cơ chế phối hợp khi cần cũng cần được áp dụng linh hoạt.

 

Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga – Trưởng phòng quản lý chất lượng – Chi cục quản lý đo lường chất lượng Tp.HCM

Các văn bản liên quan