Ông Huỳnh Xuân Hoàn – Công ty Vifon: nhiều quy định không hợp lý

Thứ Tư 09:55 23-09-2009

Về từ ngữ:

Nhiều từ ngữ trong dự thảo luật này chưa chính xác. Nguyên tắc về luật phải tránh từ ngữ hiểu theo hai nghĩa, để hạn chế sự vận dụng một cách tuỳ tiện. Từ ngữ chỉ có thể được hiểu theo một nghĩa. Ví dụ như từ “ thôi nhiễm” rất khó hiểu. Do ó có thể mở rộng thêm Điều 3 để giải thích từ ngữ giúp việc vận dụng được dễ dàng hơn.

Những hành vi bị nghiêm cấm:
Điều 6: những hành vi bị nghiêm cấm: khoản 2 “sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng trong kinh doanh thực phẩm". Danh mục này được hiểu là danh mục của Bộ Y tế.

Điều 21 khoản 2: “Điều kiện đối với nguyên liệu được dùng để chế biến thực phẩm chất hỗ trợ chế biến, vi chất dinh dưỡng phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế", nghĩa là chất nào không nằm trong danh mục của Bộ thì không được dùng. Nhưng ở Điều 31 khoản 3 lại quy định: “ trong trường hợp Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp tương ứng với thực phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến vật liệu bao gói… thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực” . Thực ra có một thực tế mà các nhà chế biến đều biết, chất NaNO không được sử dụng, nhưng NaNO3 thì được phép sử dụng theo danh mục của Bộ Y tế. Nhưng NaNO3 để một thời gian sẽ chuyển sang NaNO2. Tôi đề nghị đưa khoản 3 Điều 31 vào Điều 6 và 12, nghiêm cấm nhưng trong trường hợp đó thì được phép sử dụng.

Điều 12, khoản 2 điểm b,c theo tôi nên được rút gọn lại: Điểm b: “thực phẩm muốn kinh doanh phải có chứng nhận an toàn sinh học của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp”, điểm c): “phải có giấy chứng nhận đối với lô hàng tự do do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp”. Khi cho lưu hành tự do rồi thì đảm bảo an toàn như thế nào? Theo tôi nên ghép hai điểm này thành một hay tốt nhất là nên bỏ điểm b đi không cần thiết vì điểm c đã bao hàm rồi.

Điều 17 áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm, ở góc độ người sản xuất chúng tôi bị vướng một điều Quyết định 867 quy định về tổng số vi sinh vật năm 1998 là 106 đến Quyết định 96 của Bộ Y tế năm 2007 cho 105 tức là giảm đi 10 lần chỉ tiêu đánh giá về thực phẩm. Tôi không hiểu trong vòng 10 năm chúng ta đã làm gì mà lại giảm tiêu chuẩn của sản phẩm xuống 10 lần Đối với việc chế biến, quyết định 867 năm 1998 để có thể sử dụng ngay thì chỉ tiêu vi sinh vật hiếm khí cũng là chỉ tiêu đánh giá về vệ sinh, quy định là 3.105. Đến quyết định 96 năm 2007 là 104 là giảm đi 30 lần. Tạo sao trong khoảng thời gian đó, với điều kiện sản xuất nhỏ rất nhiều, làm sao chúng ta làm được chuyện này, đó là điều khó khăn. Chúng ta nhất trí là ngày càng cao, nhưng vấn đề là phải đưa ra lộ trình cụ thể 3 hay 5 năm nữa sẽ áp dụng tiêu chuẩn này thì bắt buộc các doanh nghiệp phải theo, những cơ sở nào không theo được sẽ bị loại. Ngay trong Luật phải quy định để người ta thực hiện tránh mầm mống của văn hoá phong bì và những nguy cơ khác.

Điều 24: “điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm tươi sống”. Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt tại các nước quy định là phải bao gói và là thịt lạnh chứ không được bán thịt nóng như ở nước ta. Ví dụ, tiêu chuẩn vi sinh vật là 105 nhưng trong điều kiện bán bình thường không đóng lạnh chỉ cần qua 2,3 tiếng dồng hồ sau thì tỷ lệ vi sinh vật hiếm khí sẽ vượt quá 105 . Vì cứ 30 phút ở điều kiện bình thưòng vi sinh vật sẽ nhân đôi. Cho nên, cần quy định bán thịt đông lạnh.

Điều 29: về ghi nhãn hàng hoá, nếu quy định tất cả các thành phần phải được ghi lên nhãn hàng hoá thì chắc là không mấy ai đọc hết và đôi khi vấn đề này còn liên quan đến bí mật kinh doanh nữa. Nên quy định đối với các chất phụ gia có hạn chế sử dụng thì phải được ghi trên nhãn hàng hoá, những chất nào không có hạn chế sử dụng thì không nhất thiết phải ghi.

Điều 37: tiêu chuẩn quốc gia về các phòng kiểm nghiệm, nên có một phòng kiểm nghiệm đáp ứng được tiêu chuẩn 025. Sự thật là các phòng thí nghiệm có nhiều vấn đề. Phải quy định một thời gian rất sớm để các phòng thí nghiệm để họ thực hiện được các yêu cầu này, ví dụ sau 1, 2 năm Luật này ra đời thì các phòng thí nghiệm phải đạt được tiêu chuẩn này. Đây là khoảng thời gian để các phòng đầu tư trang thiết bị.

Điều 44 truy ra nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn là điều cần làm. Nhưng trong điều kiện kinh doanh nhỏ lẻ, ví dụ chăn nuôi lợn ở Việt Nam như hiện nay chỉ có 6% theo mô hình công nghiệp thì làm sao truy ra nguồn gốc được. Chỉ có thể truy ra sản phẩm đó ở tỉnh nào thôi chứ không thể biết được từ đơn vị sản xuất nào. Do đó, nên thận trọng chú ý lộ trình thực hiện nếu không sẽ đưa ra một quy định không tưởng

Điều 53: theo tôi có quá nhiều bộ can thiệp đến một hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Luật này có 3 bộ chính và các bộ khác có liên quan.Ví dụ Bộ Công thương khi quản lý về phụ gia thực phẩm thì sẽ phải thành lập thêm, vì vấn đề này là rất khó, không thể một sớm một chiều mà hiểu được. Nên hợp nhất lại thành một tổ chức học tập mô hình FDA của Mỹ thành một cơ quan chuyên môn đủ năng lực vừa sâu lại tiết kiệm được chi phí, vừa tránh phình bộ máy nhà nước.”

Các văn bản liên quan