Góp ý của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Lợi – Bắc Giang

Thứ Sáu 10:29 06-11-2009


Kính thưa Quốc hội,

Đã có nhiều ý kiến phát biểu, tôi cơ bản cũng biểu thị đồng tình của mình với rất nhiều ý kiến các đại biểu đã phát biểu trước tôi. Đặc biệt trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách thì tôi thấy nó có nhiều điều đồng tình với Báo cáo thẩm tra này. Sau đây tôi xin phát biểu một số ý kiến rất ngắn:

Thứ nhất, tôi thể hiện đồng tình cái thứ nhất là sự cần thiết ban hành Luật Thuế tài nguyên nhiều đại biểu đã phân tích rồi, tôi không phân tích thêm.

Thứ hai, về xung quanh thuế suất ở đây có rất nhiều ý kiến, tôi đồng tình chỗ thuế suất cần phải quy định biên độ hẹp lại. Chô này Bộ trưởng Tài chính cũng đã giải trình. Đặc biệt liên quan đến thẩm quyền thì tôi thấy là thẩm quyền trong Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính, ngân sách cũng đã nêu rất rõ, có vấn đề bây giờ giao thẩm quyền chính là của Quốc hội, cần phải xử lý để bảo đảm cho kịp thời, linh hoạt thì Quốc hội nên giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tôi thấy Chính phủ họp một tháng một kỳ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng như vậy. Nếu Chính phủ thấy rằng trong một tháng mà vẫn chưa xử lý được mà cần phải xử lý trong nửa tháng hoặc hàng tuần thì Chính phủ lập công việc hàng ngày, Chính phủ có thể giải trình thêm để Quốc hội xem xét. Chứ còn nếu cứ một tháng thì tôi nghĩ là Chính phủ cũng thế, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng họp một tuần cho nên một tháng một lần xử lý chắc cũng không có vấn đề gì.

Ý kiến thứ ba, tôi thấy rằng trong vấn đề kê khai nộp thuế ở Điều 9 trong điều này có nói tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, riêng về kê khai nộp thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than Chính phủ quy định, ở đây tôi thấy là cũng cần phải xem xét lại điều này.

Thứ nhất, nếu theo tinh thần của điều này thì các tổ chức, cá nhân khai thác 6 nhóm tài nguyên thì phải đăng kí kê khai nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Còn hai nhóm 3 và 4 tức là dầu khí và khí thì phải theo quy định của Chính phủ. Tôi thấy ở đây cũng có vấn đề chưa ổn lắm. Thứ nhất là thuế tài nguyên của chúng ta 23.000 tỷ đồng/năm bình quân thì trong đó 22.000 tỷ là dầu khí và than, chiếm khoảng 95,5% và 4,5% còn lại là các loại khác. Như vậy rõ ràng ở đây Quốc hội chỉ xem xét và quy định cho những người đến kê khai, nộp thuế, đăng ký trong khoảng 4,5% thôi còn 95,5% còn lại là thực hiện theo nghị định tức là theo quy định của Chính phủ thì tôi thấy chưa ổn lắm.

Tôi đề nghị Điều 9 cần phải được quy định cụ thể ngay tại điều luật này và không nên giao cho Chính phủ hướng dẫn việc kê khai nộp thuế đối với dầu thô, khí than, khi thiên nhiên. Ở đây cũng nảy sinh một vấn đề nữa là Luật quản lý thuế của chúng ta chưa quy định rõ vấn đề này, cho nên trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật. Tôi xin đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quan tâm, làm thế nào bảo đảm cho pháp luật về thuế được đồng bộ, tránh tình trạng quy định như Điều 9. Một số đại biểu đã phát biểu rồi nhưng chưa rõ lắm, tôi xin phát biểu thêm như vậy để Ban soạn thảo cũng như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu thêm về điều này. Xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan