HH DN cơ khí đề xuất, kiến nghị về công tác đấu thầu, chọn thầu

Thứ Tư 15:43 08-04-2009
1.Tình hình thực hiện công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng tại nước ta

a/Số liệu về công tác đầu tư xây dựng

Trong những năm 2000 trở lại đây, bằng chính sách đổi mới của Đảng, nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế với tốc độ cao. Đặc biệt là kế hoạch đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, vật liệu xây dựng, lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo,…

Theo thống kê của Bộ Công thương, chỉ tính riêng trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu xây dựng, hóa chất, khai thác quặng nhôm, chúng ta phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư và nhập khẩu thiết bị công nghệ như sau:

Giai đoạn 2007 -2015

Lĩnh vực

Thủy điện

Nhiệt điện

Tổng số

Tổng sản lượng (MW)

11.931

23.440

35.371

Vốn đầu tư (tỷ USD)

5,726

18,752

24,478

Giai đoạn 2016 -2025

Lĩnh vực

Thủy điện

Nhiệt điện

Tổng số

Tổng sản lượng (MW)

8.974

80.600

89.574

Vốn đầu tư (tỷ USD)

4,300

64,480

68,780

Tổng công giai đoạn 2007 - 2025

Lĩnh vực

Thủy điện

Nhiệt điện

Tổng số

Tổng sản lượng (MW)

20,905

104,040

124,945

Vốn đầu tư (tỷ USD)

10,030

83,232

93,262

Nhu cầu về các dây chuyền thiết bị cho sản xuất VLXD và khai thác nhôm giai đoạn 2007 – 2025 như sau:

Giai đoạn 2007 -2015

Lĩnh vực

Xi măng

Nhôm

Tổng số

Tổng sản lượng (tấn)

30.250.000

5.650.000

Vốn đầu tư (tỷ USD)

2,500

3,616

6,116

Giai đoạn 2016 -2025

Lĩnh vực

Xi măng

Nhôm

Tổng số

Tổng sản lượng (tấn)

15.336.000

9.700.000

Vốn đầu tư (tỷ USD)

1,288

6,208

7,496

Tổng cộng giai đoạn 2007 - 2025

Lĩnh vực

Xi măng

Nhôm

Tổng số

Tổng sản lượng (Tấn)

45.586.000

15.350.000

Vốn đầu tư (tỷ USD)

3,829

9,824

13,653

Nhiệt điện chạy than: Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 với phương án cơ sở có 52 công trình nhiệt điện chạy than phải đưa vào vận hành trong giai đoạn 2008 – 2015 với tổng công suất lắp đặt 23,440 MW và giai đoạn 2008 2025 có 36 công trình nhiệt điện than với công suất lắp đặt lên đến 80.600 MW được đưa vào vận hành. Như vậy từ nay đến năm 2025, chúng ta cần có 88 nhà máy nhiệt điện chạy than công suất từ 100 đến 1.200 MW với tổng công suất lắp đặt lên đến 106.000 MW với vốn đầu tư khoảng 83 tỷ USD.

Thủy điện: Đến năm 2025 nước ta cần đầu tư khoảng 75 nhà máy thủy điện công suất từ 30 -1.200 MW với tổng công suất lắp đặt giai đoạn 2007=2015 là 11.931 MW, giai đoạn 2016 -2025 là 8.974 MW, tổng cộng giai đoạn 2007 – 2025 là 21.000 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD.

Như vậy cả hai loại đầu tư, tổng vốn đầu tư cho năng lượng khoảng 93 tỷ USD.

Xi măng lò quay: Giai đoạn 2007 2015 cần đầu tư trên 20 nhà máy với công suất khoảng 30 triệu tấn klinker, giai đoạn 2016 -2025 cần đầu tư khoảng 10 nhà máy với công suất 15 triệu tấn klinker với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.

Sản xuất Alumin: Tổng công suất cho lắp đặt giai đoạn 2007 -2025 theo quy hoạch khoảng 15 triệu tấn với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư cho 03 ngành công nghiệp nêu trên từ năm 2007 – 2025 cần khoảng 107 tỷ USD. Nếu ta chỉ thực hiện 50% tổng vốn thì sẽ được 53,5 tỷ USD, đây là con số lớn giúp các doanh nghiệp trong nước giảm bớt khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

2.Tình hình thực hiện công tác đầu tư ở nước ta:

Theo quy định của Luật đầu tư hiện hành, việc đấu thầu EPC (tổng thầu) hoặc từng gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng được chia 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: sơ tuyển về năng lực và kinh nghiệm

Giai đoạn 2: Đấu thầu thương mại và giá.

Theo phương thức lựa chọn này, hầu hết các nhà thầu đều vượt qua giai đoạn 1, vì thực tế các nhà thầu (kể cả nhà thầu không đủ năng lực) có thể thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm làm thầu hoặc một số nhà thầu liên danh để có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia thầu và khi đến giai đoạn 2 và đấu giá. Như vậy thực chất đấu thầu ở nước ta là đấu về giá. Với cách làm này thì không có nhà thầu nào có thể vượt qua được nhà thầu nước ngoài (Trung Quốc).

Với một lượng vốn rất lớn, để tạo ra một khối lượng công việc, giá trị sản lượng, doanh thu và thị trường công ăn việc làm của chúng ta trong lĩnh vực này đều do Nhà thầu nước ngoài thực hiện. Hậu quả của những tác động và hệ lụy của nó đối với nền kinh tế, xã hội nước ta là điều tất yếu, vốn đầu tư lại chảy về túi các doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước, an sinh xã hội, v…v, nhất là trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay.

3. Các tác động và hệ lụy đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam

a/Giảm tốc độ tăng trưởng GDP, gia tăng lạm phát và nhập siêu:

Với những số liệu thuộc một số lĩnh vực công nghiệp nêu trên, ta có thể thấy được trong những năm tới chúng ta phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để đầu tư và nhập khẩu thiết bị còn nếu tổng hợp các lĩnh vực công nghiệp khác của nền kinh tế thì con số này lớn hơn nhiều.

Nếu không có những quyết sách của Đảng, Nhà nước về phát huy nội lực, nội địa hóa và giải quyết tháo gớ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, cho lao động và an sinh xã hội thì đây là tổn thất rất lớn của nền kinh tế nước ta. Thực hiện nghị quyết của Đảng về “phát huy nội lực” nhưng chúng ta chưa quán triệt tinh thần này, nên các cơ quan có thẩm quyền quyết định chưa giành nhiều đơn hàng cho doanh nghiệp trong nước. Theo số liệu thống kê, hàng năm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, chúng ta phải thực hiện một khối lượng công việc từ 25 -30 tỷ USD (so với 80 tỷ USD GDP của cả nước, chiếm từ 35-40%). Trong đó thiết bị công nghệ nhập khẩu khoảng từ 10 -12 tỷ USD.

Nếu nhìn nhận ở góc độ quản lý Nhà nước, biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì chắc chắn chúng ta phải cương quyết thay đổi cách làm. Chỉ cần 50% khối lượng công việc nêu trên được các nhà thầu trong nước thực hiện thì sẽ góp phần đáng kể đến tăng trưởng GDP của cả nước hàng năm. Mặt khác lợi nhuận sinh ra sẽ là của Nhà nước (nếu nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước) hoặc ít nhất cũng được để lại Việt Nam (nếu là doanh nghiệp tư nhân). Đồng thời chúng ta góp phần giảm được nhập siêu. Con số này nếu quy đổi ra các hàng nông, thủy sản phẩm xuất khẩu để bù đắp nhập siêu chắc chắn là rất lớn.

Mặt khác các dự án nêu trên hiện nay ở nước ta đều do các nhà thầu nước ngoài thực hiện vai trò tổng thầu EPC tương ứng với việc một số dự án đầu tư 100 % công việc là người nước ngoài thực hiện, từ những việc lao động phổ thông nhất như nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ,.. đến kỹ sư, công nhân xây dựng và lắp máy,.., kể cả vật tư, vật liệu có sẵn tại thị trường Việt nam cũng được nhập khẩu. nghĩa là dự án nhập khẩu hoàn toàn 100%, Vô hình chung là ta đang giúp nước bạn giải quyết công ăn việc làm và tăng GDP, trong khi trong nước vẫn có nhiều cuộc họp bàn về lao động và tình trạng lao động thất nghiệp thì các cấp có suy nghĩ sao?.

b/ Việc làm của người lao động và an sinh xã hội:

Ngoài tổn hại về kinh tế nêu trên, điều quan trọng là hệ lụy của nó đến công ăn việc làm của người lao động cũng như công tác xây dựng, phát triển giai cấp công nhận Việt Nam Chỉ tính riêng các lĩnh vực công nghiệp nêu trên, nếu chúng ta thực hiện được 50% (130 tỷ USD) thì sẽ tạo được rất nhiều công việc cho người lao động trong nước (khoảng 2,0 - 2,5 triệu người tại công trình, chưa kể đến số lao động làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất cung cấp thiết bị, vật tư cho công trình).

4. Một số đề xuất, kiến nghị

4.1Quan điểm, ý thức bảo vệ quyền lợi quốc gia

Một trong những nguyên nhân trở thành rào cản đối với tốc độ phát triển nền công nghiệp là chúng ta chưa có sự nhất quán cao từ Trung ương, Bộ, Ban ngành đến các doanh nghiệp về quan điểm và ý thức bảo vệ quyền lợi quốc gia, chúng ta không vì tham gia hội nhập kinh tế quốc tế mà hy sinh các lợi ích thiết thực của quốc gia bằng mọi giá. Bài học về chính sách hài hòa giữa phát huy nội lực trong quá trình hội nhập của một số nước đã thực hiện thành công rất đáng để chúng ta học tập.

4.2.Sửa đổi luật đấu thầu

Hiện tại chúng ta đang vận dụng một cách máy móc luật đấu thầu của các nước và ngân hàng tư bản mà quên mất rằng hình thức sở hữu của các nước này so với nước ta hoàn toàn khác nhau. Trong khi chưa chuyển đổi và thay đổi được hình thức sở hữu nếu chúng ta áp dụng vội vàng và cứng nhắc luật đấu thầu này sẽ làm thiệt hại đến các doanh nghiệp trong nước, quyền lợi quốc gia cũng như cản trở đến nền kinh tế, xã hội.

- Các dự án có nguồn vốn của Nhà nước đề nghị cho chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thầu phải liên danh hoặc làm thầu phụ, doanh nghiệp trong nước là người đứng đầu liên danh thầu.

- Để thiết bị đấu thầu cho dự án không bị lạc hậu, chất lượng đảm bảo, ngoài các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị, trong luật đấu thầu và hồ sơ mời thầu cần đưa hệ số tính điểm xuất xứ thiết bị vào xét thầu.

- Nên đưa các quy định và yêu cầu tối thiểu về cấp độ tiên tiến về công nghệ, thiết bị để tránh nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu.

4.3 Cần có chiến lược xây dựng một số tập đoàn công nghiệp nhằm thực hiện vai trò tổng thầu EPC để đủ năng lực thực hiện tổng thầu trong nước và quốc tế.

Trên đây là một số ý kiến đề xuất, kiến nghị về công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp tại nước ta, Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

 

Nguyễn Văn Thụ -  Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam

Các văn bản liên quan