Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các vấn đề liên quan đến Luật Đầu tư

Thứ Sáu 12:14 27-02-2009

1- Bỏ quy định về đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước.

2- Đối xử với Việt kiều khi đầu tư tại Việt Nam: chưa có cần bổ sung.

3- Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài: cần xem xét sửa Điều 29, khoản 4.

4- Tên gọi GCNĐT: cần sửa thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5- Khái niệm về dự án đầu tư cần thống nhất (sửa Điều 3 khoản 8). Tiếp nhận Chương III của Luật xây dựng để thống nhất quy định chung về Dự án đầu tư (không phân biệt dự án đầu tư xây dựng và dự án đầu tư không xây dựng), gồm:

- Khái niệm về nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, báo cáo đầu tư...

- Phân loại dự án

- Nội dung dự án;

- Thống nhất lại yêu cầu về Báo cáo tài chính, báo cáo năng lực tài chính chủ đầu tư...

6- Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: cần nghiên cứu sửa Điều 3 khoản 6 và Điều 29 khoản 4.

7- Quan hệ với thủ tục đất đai: đề nghị cần làm các thủ tục đất đai trước khi làm thủ tục đầu tư.

8- Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài: cần quy định rõ từ 1%-99%

9- Đấu thầu với dự án: Điều 54 quy định nhưng chưa có hướng dẫn

10- Khi điều chỉnh nội dung ĐKKD trong GCNĐT thì làm thủ tục tại cơ quan ĐKKD hay cơ quan cấp GCNĐT

11- Điều chỉnh dự án đầu tư: Điều 51 xem xét cụ thể hơn

12- Phương thức điều chỉnh GCNĐT: chưa có quy định về nội dung.

13- Phân cấp cho Sở KHĐT: đề nghị phân cấp cho Sở cấp GCNĐT một số dự án nhỏ hoặc điều chỉnh một số nội dung đơn giản của dự án.

14- Trình tự tăng vốn khi đầu tư thêm dự án: chưa có quy định

15- Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư: Điều 65 chưa quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư.

16- Thủ tục với nhà đầu tư nước ngoài: Điều 50, thế nào là lần đầu, lần 2,3,4... như thế nào?

17- Điều kiện với các dự án có vốn đầu tư trong nước: chưa có.

18- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện: Điều 29 còn chung chung khó áp dụng.

19- Ưu đãi bị bãi bỏ theo WTO:  các doanh nghiệp sẽ được bảo đảm như thế nào.

20- áp dụng ưu đãi trong trường hợp thay đổi pháp luật: Điều 11 chưa rõ sẽ áp dụng như thế nào các ưu đãi đã ghi trong GCNĐT, các ưu đãi chưa được ghi trong GCNĐT (do thuộc diện không đăng ký hoặc đăng ký nhưng không cấp GCNĐT)

21- Điều 3, Khoản 10: Việc giải thích vốn nhà nước là quá rộng, không rõ, không thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu.

22 - Điều 29 : Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện là không rõ ràng, quá rộng dẫn đến hiểu khác nhau và quá nhiều dự án phải cấp giấy chứng nhận đầu tư, mất nhiều thời gian không cần thiết.

23 - Điều 45, khoản 2 : Việc quy định dự án đầu tư trong nước cũng phải đăng ký đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư giống như dự án đầu tư nước ngoài làm phát sinh thủ tục, không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính.

24 - Điều 47 : Đối với dự án quan trọng quốc gia vẫn phải thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư là phát sinh thủ tục không cần thiết.

25- Điều 3, điều 48 : Thống nhất tên gọi là dự án đầu tư.

26- Điều 42, Nghị định 108/2006/NĐ-CP: Tất cả các dự án, kể cả có quy mô dưới 15 tỷ đồng đều phải đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước theo dõi và quản lý.

27- Điều 45: Quy định thống nhất lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với những dự án dưới 300 tỷ đồng, Luật Bảo vệ môi trường (điều 19) yêu cầu phải lập báo cáo đánh giá tác động mt đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

28- Điều 50: Đối với nhà đầu tư nước ngoài, lần đầu đầu tư phải có dự án đầu tư và những lần sau cũng phải có.

29 – Từ tháng 1/2009, Luật Thuế thu nhập DN có hiệu lực thi hành – cần sửa đổi, bổ sung nhằm thống nhất các quy định giữa 2 luật.

30 – Làm rõ khái niệm :dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư có điều kiện...vì trong quá trình vận hành phải thực hiện theo quy định của 1 số luật khác: Luật Đất đai, Luật BVMT, Luật XD,...

31 – Về dự án đầu tư, nên thống nhất dự án XDCT theo ba nhóm A,B,C, đề xuất : A>300 tỷ, B>15 tỷ, C<15 tỷ.

32 – Về giấy biên nhận đối với trường hợp nhà đầu tư đăng ký đầu tư mà không cấp giấy CNĐT: quy định hướng dẫn thực hiện biểu mẫu giấy biên nhận.

33- Việc quy định cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp giấy CN đầu tư sao gửi giấy CNĐT là không hợp lý vì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được nhận bản gốc.

34- Bổ sung nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp về chấp hành các quyết định, kết luận xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

 

35- Điều 1, về phạm vi điều chỉnh, hiện nay đa số các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không nhằm mục đích kinh doanh và chưa được quy định trong Luật. Đề nghị nghiên cứu quy định về hoạt động đầu tư công để điều chỉnh trong lĩnh vực trên.

36- Bổ sung quy định: “Đối với các dự án BOT, BTO, BT thì không phải thẩm tra dự án. Sau khi ký kết Hợp đồng BOT với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Việc sửa đổi trên sẽ làm giảm bớt thủ tục đầu tư và thời gian chuẩn bị đầu tư.

37- Đề giảm bớt thủ tục lựa chọn nhà đầu tư BOT,BTO, BT, kiến nghị một số nội dung:

- Đối với dự án đã có trong Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư như sau: Các nhà đầu tư gửi hồ sơ, tổ chức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp đã sơ tuyển mà chỉ có 1 nhà đầu tư đáp ứng hoặc đối với dự án xây dựng có tính cấp bách thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép chỉ định Nhà đầu tư. Trong trường hợp dự án chưa có trong danh mục, nhà đầu tư có thể tự lập đề xuất đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho đầu tư.

- Điều 54: đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

- Cần bổ sung các văn bản pháp luật về đầu tư theo hình thức BOO, hình thức PPP.

38- Nghiên cứu làm rõ hơn các quy định về “Nhà đầu tư” và “Chủ đầu tư”, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư để việc triển khai trên thực tế được thông suốt.

39- Về quyền sử dụng đất – cần nghiên cứu, xây dựng bảng giá sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường.

40- Về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: đề nghị sửa đổi thành “Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải được tổ chức cho vay thẩm định và chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư. Trường hợp, dự án không thuộc đối tượng vay vốn trước khi phê duyệt dự án nhưng sau khi phê duyệt dự án nằm trong danh mục dự án vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, nếu có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, chủ đầu tư cần thực hiện phê duyệt điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện tín dụng của tổ chức cho vay.

50- Điều 52: quy định thời hạn hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chưa quy định thời hạn đối với dự án có vốn đầu tư trong nước.

51- Điều 84: quy định về theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, quy định này chưa ró ràng, do đó, việc theo dõi, báo cáo của cơ quan quản lý về FDI rất khó khăn. Đề nghị có hướng dẫn bằng nghị định.

52- Xem xét sự tương thích giữa Luật Đầu tư và Luật Khai thác khoáng sản: Giấy phép khai khoáng có thay thế Giấy CNĐT?

53- bổ sung nội dung về giám sát đầu tư của cộng đồng.

54- Các dự án đầu tư XDCT nhằm mục đích kinh doanh đã được cấp GCNĐT theo Luật Đầu tư thì có phải Quyết định đầu tư theo Luật Xây dựng?

Đề nghị nghiên cứu thống nhất về thủ tục đầu tư giữa luật Đầu tư và các Luật liên quan như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở...

55- Điều 50 khoản 3: cần có hướng dẫn để thống nhất với Luật Doanh nghiệp.

56- Điều 45 khoản 1 và 2: đề nghị sửa “Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký và được cấp GCNĐT tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh”

Các văn bản liên quan