Trích ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết – Lạng Sơn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

Thứ Sáu 16:32 05-06-2009
Trên cơ sở ba hướng chính yêu cầu sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, tôi xin tham gia thảo luận một số nội dung như sau:
Một, về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ Khoản 1, Điều 154. Đại diện sở hữu công nghiệp là hoạt động thay mặt các tổ chức cá nhân khác thực hiện các thủ tục trước các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, các tổ chức này phải có năng lực pháp luật và năng lực chuyên môn, có tư cách pháp lý độc lập để đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp luật trong quan hệ nhân sự với bên được đại diện và với các cơ quan Nhà nước. Các đơn vị không có tư cách pháp nhân độc lập như chi nhánh, văn phòng đại diện v.v.... hoạt động dưới danh nghĩa của các tổ chức mà mình trực thuộc, trong khi cơ quan chính nằm ở nước ngoài sẽ khó khăn khi cần xử lý. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không nằm trong cam kết mở cửa, do đó chúng ta có quyền lựa chọn giải pháp bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và thị trường trong nước. Thực tế cho thấy thị trường dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của nước ta có trên 40% thị phần là khách nước ngoài, nếu các công ty luật nước ngoài chỉ mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện mà được cung cấp dịch vụ này thì các tổ chức Việt Nam sẽ mất thị phần này, chưa kể phải chia sẻ thị phần đối với khách hàng trong nước.
Hai, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trong hoạt động giám định sở hữu trí tuệ Điều 201. Theo Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Chương VI hướng dẫn Nghị định 105 năm 2006 của Chính phủ, thực tế đến nay vẫn chưa có tổ chức nào thực hiện hoạt động giám định, trong khi nhiều tổ chức xã hội v.v..... có nguyện vọng tham gia hoạt động này. Nhằm tận dụng nguồn lực chuyên môn song song với xã hội hóa giám định sở hữu trí tuệ, cơ quan quản lý Nhà nước có thể thành lập tổ chức sự nghiệp trong giai đoạn trước mắt nhằm thúc đẩy hoạt động giám định sở hữu trí tuệ còn mới mẻ ở nước ta.
Ba, liên quan đến xử phạt hành chính Khoản 4 Điều 214, phương án thay thế cơ chế xác định mức phạt riêng tức từ 1-5 lần giá trị hàng xâm phạm, bằng cơ chế chung theo quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đến 500 triệu đồng là hợp lý vì:
Thứ nhất, Pháp lệnh sửa đổi năm 2008 nâng mức phạt tối đa lên 500 triệu đồng đối với hầu hết các lĩnh vực là đủ lớn, để có thể răn đe.
Thứ hai, theo pháp lệnh năm 2008 chỉ có thanh tra chuyên ngành mới có thẩm quyền phạt trên 500 triệu đồng.
Thứ ba, nếu thực hiện đúng mức phạt tại luật năm 2005 thì trong nhiều trường hợp số tiền phạt sẽ rất lớn đến khó chấp nhận. Ví dụ như do xâm phạm quyền nhãn hiệu đã đề nghị phạt đến 5 tỷ đồng.
Thứ tư, trong thực tế lâu nay cũng chưa có mức phạt nào về sở hữu trí tuệ lớn hơn 500 triệu đồng.
Thứ năm, về thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu trí tuệ Điều 119, trên thế giới rất ít quốc gia, ví dụ như Thụy Sĩ chỉ qua thẩm định thể thức rồi cấp bảo hộ nên thời gian quá ngắn. Cách làm này gọn, nhưng khi phát sinh khiếu kiện ưu tiên thì phải đưa ra tòa để xử. Ở đây là có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ và hiệu quả có thể hủy bỏ bảo hộ. Thực tế nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật bản thời gian bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng là không dưới 12 tháng. Ở Patent là từ 2 đến 3 năm và nhiều nước không quy định về thời gian xử lý. Ở nước ta nhu cầu cấp quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng tăng đã không xử lý đúng hạn định. Chúng ta muốn có sự chính xác trong cấp quyền bảo hộ và tránh gây thiệt hại cho chủ thể đăng ký thì ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phân cấp trong thẩm định, thì để giải quyết thực tế này cần thiết kéo dài thời hạn xử lý nhất là đối với Patent. Có như vậy mới giải quyết được Điều 6 bis của công ước Paris về quyền ưu tiên 6 tháng đối với nhãn hiệu, 12 tháng đối với sáng chế mà Việt Nam là thành viên kể từ 1949.
Năm, về cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, hiện tại thuộc ba bộ. Trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau nhưng nhìn chung là thu gọn thuộc từ một đến hai đầu mối cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Do đó càng có sự phân công quản lý cụ thể đối với các quyền liên quan như là đối với người biểu diễn, người sản xuất chương trình thu thanh và tổ chức phát thanh truyền hình cũng như các quyền về sở hữu công nghiệp khác. Hiện nay Cục sở hữu trí tuệ chỉ quản lý về sở hữu công nghiệp . Luật cũng cần xác định rõ mức quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương với chính quyền địa phương, giữa cơ quan chuyên môn với các cơ quan thực thi, giữa hoạt động thanh tra sở hữu trí tuệ chuyên ngành với công an, hải quan quản lý thị trường v v...nhằm tránh chồng chéo về thẩm quyền và tạo sự phối hợp tốt.
Sáu, đề nghị bổ sung nội dung bảo hộ. Ngày nay tên miền internet được coi là tài sản của doanh nghiệp, do đó cần có quy định pháp luật bổ sung ít nhất là trong Nghị định của Chính phủ. Chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo hộ như các tác phẩm văn học theo công ước Berne

Các văn bản liên quan