Quy định gây khó cho công ty cổ phần, giảm thiểu ý nghĩa thông thoáng của Luật Doanh nghiệp

Thứ Ba 14:24 16-12-2008

GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ PHÁT HÀNH TĂNG VĐL VÀ CP QŨY

Huy Nam, CV Kinh tế và TTCK

 

I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Thông tư này được áp dụng cho các công ty cổ phần thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Tôi nghĩ sẽ có thể thêm khó cho Cty Cổ phần, giảm thiểu ý nghĩa thông thoáng của LDN

 II - TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

1. Các trường hợp tăng vốn điều lệ:

Công ty cổ phần thực hiện tăng vốn điều lệ trong các trường hợp:

1.1. Phát hành cổ phiếu để thực hiện dự án đầu tư, mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ cấu lại tài chính.

Khái niệm “vốn điều lệ” và “tăng vốn điều lệ” đối với Cty CP cần được xem lại

 

2. Điều kiện để công ty cổ phần phát hành cổ phiếu mới thực hiện dự án đầu tư, mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ cấu lại tài chính:

 

2.1. Điều kiện chung:

a. Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ khi:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh đang có hiệu quả (năm liền trước thời điểm tăng vốn phải có lãi); có mức vốn chủ sở hữu (xác định theo báo cáo tài chính được kiểm toán) nhỏ hơn 50% giá trị tổng tài sản (bao gồm cả giá trị tài sản dự kiến hình thành sau đầu tư).

Điểm này gò bó DN. Không có lãi không được phát hành? Vốn chủ sở hữu < 50% tổng tài sản? Tại sao phải hạn chế?

Cần phân biệt “Cty CP đại chúng” với “Cty CP nội bộ”

- Có Dự án đầu tư được Hội đồng quản trị thông qua đảm bảo tính hiệu quả, khả thi; đối với những vấn đề có điều kiện như: về quản lý và sử dụng đất đai, về quản lý xây dựng, về môi trường, về sản phẩm sản xuất (đối với trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện)… có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư? Rất dễ bị làm khó ở chỗ “dự án” này…

Phải xin ý kiến và được chấp thuận (cho) của cơ quan quản lý Nhà nước?

 

- Có phương án tăng vốn điều lệ được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua. Riêng các công ty cổ phần có phần vốn góp của Nhà nước thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong thực tế cổ đông tại các cty CPH đang rất ngại ý này!

 

c. Việc huy động vốn theo phương án tăng vốn điều lệ phải phù hợp với tiến độ triển khai dự án. Trường hợp tổng số vốn huy động của đợt phát hành vượt quá số vốn điều lệ hiện có của doanh nghiệp thì phương án phát hành phải được tổ chức bảo lãnh phát hành theo quy định.

Rất khó cho Cty vốn nhỏ, Cty CP nội bộ…

 

2.2. Một số trường hợp cụ thể:

c. Trường hợp bổ sung vốn điều lệ từ nguồn thặng dư vốn và Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Hiểu thế nào về “thặng dư vốn”? Thặng dư vốn của ai? Sao lại gọi là tăng vốn? Tăng để làm gì?

“Cổ phần vốn” cty Cổ phần khác Vốn điều lệ Cty TNHH và loại “vốn pháp định”

Tăng vốn Huy động vốn: Phát hành cổ phần & Tách gộp cổ phần

d. Trường hợp phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động để tăng vốn điều lệ.

Chương trình lựa chọn cho người lao động” hiểu theo nghĩa nào? ESOP? Ta đã có chế định về ESOP để mà đề ra hướng dẫn?

e.  Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng.

Quan điểm về cổ phiếu thưởng: Là công cụ quản trị DN. Quy định không khéo nó mất ý nghĩa. Không nên “lấy ý kiến tập thể”. Không có chuyện cào bằng

g. Trường hợp phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược.

Có cần thiết phải quy định quá chi tiết? Có nên là nội dung của TT này? Có phải là việc của Bộ TC?

 

III - GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ

Vấn đề giảm vốn tại Cty Cổ phần không đơn giản. Cách làm phải đúng kỹ thuật mà luật cũng đã dự liiệu

Luật DN không có quy định về việc giảm VĐL đối với cty Cổ phần.

Do ta không rõ giữa VĐL bằng tiền và “Cổ phần vốn” nên mới có hướng dẫn phức tạp, nhưng có thể không phù hợp

IV -  CỔ PHIẾU QUỸ

1. Các trường hợp mua cổ phiếu quỹ:

Nên có phân biệt rõ việc mua lại cổ phần để làm “cổ phiếu qũy” với các trường hợp khác. (Ví dụ, mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông như quy định tại Điều 90 Luật doanh nghiệp)

 

2. Các trường hợp không được mua cổ phiếu quỹ:

2.1.Công ty cổ phần không được phép mua cổ phiếu quỹ  các trường hợp sau:

a. Công ty đang kinh doanh thua lỗ.

Khái niệm “Cty đang kinh doanh thua lỗ” không rõ ràng – Cty “đang kinh doanh thua lỗ” nhưng có sẵn tích lũy và muốn giảm vốn thì sao?

 

2.2. Công ty không được mua cổ phần của các đối tượng sau để làm cổ phiếu quỹ:

a. Cổ phần của người quản lý doanh nghiệp và các đối tượng là vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của người quản lý doanh nghiệp (trừ các trường hợp được mua lại theo qui định tại Điều 90, 91 của Luật Doanh nghiệp).

b. Cổ phần đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng của các đối tượng theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.

Trường hợp mua lại “theo tỉ lệ” như Khoản 3 Điều 91 LDN thì sao?


Các quy định về việc “phải thông qua” và “tỉ lệ thông qua” tại ĐHĐCĐ (ví dụ về “cổ phiều thưởng” và tỉ lệ “75%”…) trong Thông tư có vượt (hay triệt tiêu) hiệu lực của LDN?

Vấn đề là gì?

-          Không có sự phân biệt về “nội dung đăng ký vốn” đối với Cty Cổ phần

-          Từ đó, đã không có sự nhất quán về nguyên tắc “huy động vốn”, nguyên tắc “tăng giảm vốn”… đối với Cty CP

-          Và cũng từ đó đã nẩy sinh nhiều cách làm tranh thủ, chệch choạc, trong một thời gian dài vừa qua, mà sự chấn chỉnh không phải và không thể chỉ là Thông tu này.

-          Một số khái niệm khác đã được du nhập (ví dụ ESOP, CP thưởng) nhưng chưa được nghiên cứu kỹ về khía cạnh kỹ thuật thì đã vội áp dụng

Vấn đề là cần có một sự xem xét và chấn chỉnh lại toàn bộ về cách triển khai thực hiện, chứ không chỉ Thông tư này.

Các văn bản liên quan