Góp ý của Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết – An Giang

Thứ Ba 16:42 25-05-2010

 

Kính thưa Quốc hội,

Trước tiên tôi đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo Luật năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội lần này. Để Luật năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đi vào thực tiễn có tính khả thi hơn tôi xin có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, chúng ta biết rằng việc tiết kiệm năng lượng có hiệu quả là mục tiêu của các doanh nghiệp, của các tổ chức, gia đình và cá nhân hướng đến làm thế nào cho các hộ gia đình cũng như các tổ chức, cá nhân được hiệu quả trong vấn đề tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi thấy rằng trong luật lần này chúng ta chưa làm rõ thế nào để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình hiểu về hiệu quả to lớn của vấn đề tiết kiệm năng lượng cũng như các thủ tục làm thế nào để thuận lợi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, để không gây xáo trộn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi về giá để sử dụng tiết kiệm năng lượng quản lý theo một hướng là hiệu quả một cách rõ ràng hơn. Do đó, ngoài ra các vấn đề có liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng có hiệu quả trong luật đưa ra, chúng tôi cho rằng lần này còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng đặc biệt là các nội dung về vấn đề quy định chính sách về giá, chính sách xử phạt kết hợp chính sách giá, chúng tôi cho rằng đây là một nội dung cần phải làm rõ để cho các doanh nghiệp và tổ chức hướng vào để chúng ta quản lý vấn đề này. Bên cạnh đó thì vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực để chúng ta có khả năng nghiên cứu ứng dụng chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng hiệu quả thì các nội dung này chúng tôi cho rằng trong luật chưa nêu rõ. Riêng điều cụ thể mà theo Đoàn thư ký gợi ý thì tôi cũng xin có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất là Điều 39, về vấn đề dán nhãn năng lượng thì đây là mục tiêu chúng tôi cho rằng cần phải đạt được của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh trên thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp về chất lượng, về giá cả cũng như tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Đồng thời nó cũng tạo cơ sở cho cơ quan quản lý thực thi trách nhiệm quản lý chất lượng về tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong luật lần này chúng tôi cho rằng cần phải có lộ trình và đồng bộ với điều kiện thực hiện hiện nay. Vì bộ máy thực hiện vấn đề này thì Chính phủ giao cho Bộ Khoa học, công nghệ mà đơn vị thực hiện vấn đề này là Cục sở hữu trí tuệ mà thẩm quyền chỉ có Cục sở hữu trí tuệ mới có thẩm quyền dán nhãn vấn đề này. Trong khi các tỉnh hiện nay chỉ là cơ quan, là nơi để tập hợp các tài liệu cũng như các hồ sơ để chuyển về Cục sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó thì thời gian để thực hiện một nhãn hiệu hàng hóa thì kéo dài theo quy định là khoảng 12 tháng. Chúng tôi cho rằng về bộ máy và thời gian để thực hiện dán nhãn hiện nay, do đó nếu chúng ta quy định như điều luật trong này thì chúng tôi nghĩ rằng phải có một lộ trình và cần phải có một biện pháp, giải pháp thế nào đồng bộ về bộ máy con người cũng như phân cấp cho các tỉnh để không gây cản trở cho doanh nghiệp trong vấn đề ghi nhãn hàng hóa.

Tương tự như Điều 33, về trách nhiệm của cơ sở sử dụng tiết kiệm năng lượng, trong luật quy định kiểm toán năng lượng bắt buộc đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Vấn đề kiểm toán năng lượng bắt buộc là điều cần thiết, tuy nhiên hiện nay cũng cần có lộ trình và điều kiện để thực hiện vấn đề này. Bộ máy thực hiện vấn đề dịch vụ tư vấn sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả trong cả nước rất mỏng, nếu chúng ta quy định không đồng bộ các giải pháp sẽ gây đình trệ cho các cơ sở sản xuất, đồng thời đòi hỏi năng lực và hiệu quả cũng như đó chính xác của các tổ chức hoạt đồng hiện nay trong cả nước rất mỏng, năng lực chưa mạnh. Chúng tôi đề nghị cần có chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thành lập tổ chưc tư vấn đủ mạnh, đồng thời có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đủ sức để thực hiện quy định này.

Điều 41, quy định ưu đãi đối với hoạt động sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Trong điều này có quy định chính sách hỗ trợ đối với các dự án tiết kiệm năng lượng có hiệu quả, các quy định này cần rõ hơn là hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần và đối tượng nào. Đề nghị cần cụ thể theo hướng quy mô tiết kiệm, lĩnh vực tiết kiệm và mục tiêu tiết kiệm, đồng thời vấn đề tiết kiệm năng lượng phải kết hợp với vấn đề môi trường, khuyến khích sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và tiết kiệm sản xuất sạch hơn là vừa tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây là mô hình hiện nay các nước phát triển đang hướng vào và đang phát triển rất mạnh về vấn đề này. Vấn đề sản xuất sạch hơn vừa giảm thiểu nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu đầu ra, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, đồng thời giúp cho bảo vệ môi trường bên ngoài. Do đó tôi nghĩ trong chính sách và đối tượng để ưu tiên hỗ trợ lần này chúng ta cũng nên hướng, khuyến khích các dự án về tiết kiệm năng lượng theo hướng sản xuất sạch hơn. Đây là một giải pháp chúng tôi nghĩ rằng hiệu quả cho cả hai, vừa quản lý Nhà nước, vừa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong luật Điều 41 có quy định về đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, nâng cao năng lượng sản xuất theo hướng đổi mới công nghệ thì chúng ta có chính sách về đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các chính sách trong luật quy định lần này không khác gì các chính sách hiện nay đang hiện hành. Báo cáo các đại biểu, hiện nay các chính sách này chưa tạo sức hút cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Nếu chúng ta đẩy mạnh vấn đề tiết kiệm năng lượng có hiệu quả mà chúng ta không tăng cường những chính sách mang tính hấp dẫn hơn thì chúng tôi e rằng những chính sách này, sẽ không bao nhiêu doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ để thực hiện vấn đề sản xuất tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Do đó chúng tôi đề nghị trong chính sách ưu tiên hỗ trợ lần này cần phải có một sức hấp dẫn hơn, bên cạnh đó cần lưu ý chính sách về giá để khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Tôi nghĩ rằng chính sách về giá là một chính sách có sức mạnh hơn các chính sách chế tài khác để hướng các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm năng lượng theo hướng hiệu quả. Tôi xin có một số ý kiến như vậy. Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan