Đề nghị bổ sung một số quy định

Thứ Ba 15:23 16-12-2008

Góp ý về Dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

KS Nguyễn Võ Liễu

Công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước đòi hỏi tăng trưởng nhu cầu sử dụng năng lượng đáp ứng với mức độ tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước ta.

Tiết kiệm, chống lãng phí đã trở thành quốc sách nhằm hướng dẫn toàn dân sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Luật Tiết kiệm và chống lãng phí được ban hành đã và đang phát huy hiệu lực pháp lý thể chế hoá chính sách tiết kiệm và chống lác phí mọi nguồn lức của đất nước và dân tộc.

Việc Bộ Công thương tổ chức khởi thảo, trình Chính phủ dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hướng mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng năng lượng trên lãnh thổ Việt nam thực hành tiết kiệm và chống lãng phí nguồn lực năng lượng của đất nước nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng năng lượng đang ngày càng tăng cao theo mức độ phát triển nền kinh tế và đời sống xã hội trong những năm tới. Đây là một việc làm kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước. Vì lẽ đó, Dự án luật này nên giữa nguyên tên gọi là Luật sự dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, như Dự thảo.

Đồng thời, để quản lý và điều phối các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo chức năng cơ quan quản lý nhà nước, đề nghị Chính phủ thành lập Uỷ ban Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chính Uỷ ban Quốc gia giữ vai trò thống nhất quản lý, hoạch định và chỉ đạo điều hành qui hoạch, cơ chế chính sách, giải pháp chiến lược và chiến thuật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chống lãng phí năng lượng, chống thất thoát năng lượng, thúc đẩy áp dụng công nghệ mới để sử dụng năng lượng tái tạo.

Về nội dung của Dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xin có những ý kiến sau đây.

1.      Phạm vi điều chỉnh

Như đã nêu trên, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng bao gồm cả chống lãng phí năng lượng, chống làm thất thoát, tổn hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, khai thác và chuyển tải năng lượng.

Điều 1: Đề nghị được bổ sung Dự thảo nhằm làm rõ phạm vi điều chỉnh của Luật này bao gồm chống lãng phí, gây thất thoát, tổn hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, khai thác, chuyển tải năng lượng.

2.      Đối tượng áp dụng

Điều 2: Đề nghị bổ sung sửa đổi nhằm làm rõ hơn về đối tượng áp dụng là mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sử dụng năng lượng trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.

3.      Giải thích từ ngữ

Điều 3 khoản 9: Đề nghị bổ sung tàu điện trên cao, băng chuyền, đường ống, và các phương tiện khác.

Khoản 10: Đề nghị bổ sung vật liệu làm đường. Đề nghị thêm hai cụm từ: Hiệu suất sử dụng năng lượngMức tiêu hao năng lượng theo một đơn vị sản phẩm.

4.      Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Điều 4 khoản 5: đề nghị bổ sung tiếp sau vận tải khách công cộng vận tải hàng và tổ chức vận tải đa phương thức..

Đề nghị thêm khoản 9 như sau:

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân sử dụng phương tiện giao thông “chậm” (phương tiện giao thông không có động cơ) như xe đạp, thuyền buồm,  (phương tiện sạch, không khói..) để tiết kiệm năng lượng.

5.      Các hành vi bị nghiêm cấm

Điều 7: Đề nghị thêm một khoản như sau:

Cấm: Nhập khẩu và chuyển giao công nghệ lạc hậu có suất tiêu hao năng lượng vượt quá mức qui định của Chính phủ.

Đề nghị thay thế từ cao bằng từ quá mức ở khoản 1 và 2 điều này.

6.      Các biện pháp quản lý và công nghệ

Điều 8: Đề nghị bổ sung một điểm trong khoản 1 điều này như sau: n) Áp dụng công nghệ tiên tiến để sử dụng năng lượng tái tạo.

Nước ta có hơn 3000km bờ biển (có nguồn năng lượng tái tạo lớn như gió, sóng biển, thuỷ triều), có nhiều suối nước nóng cũng là nguồn năng lượng tái tạo (địa nhiệt) cần được đưa vào sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

7.      Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải

Điều 20 khoản 1 điểm b: Đề nghị bổ sung hai từ đường thuỷ tiếp sau đoạn giao thông đường sắt.

Như trên đã trình bày, phương tiện giao thông thuỷ có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất vì có sức chở lớn (so với các loại phương tiện khác) và có thể không có động cơ như bè, mảng, thuyền buồm, thuyền chèo…

Điều 22: Đề nghị bổ sung tên điều một đoạn như sau: và xây dựng, sửa chữa đường bộ.

Khoản 2 điều này đề nghị bổ sung vào cuối (tiếp sau phương tiện vận tải) cụm từ và xe máy chuyên dùng.

Xe máy chuyên dùng ở đây được hiểu là phương tiện thiết bị làm đường (có động cơ sử dụng nhiên liệu và nhiệt năng).

Đề nghị thêm khoản 5 điều 22 như sau: Áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra vật liệu làm đường tiết kiệm năng lượng.

Hiện đã có loại vật liệu làm đường tiết kiệm năng lượng như mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa nguội..

8.      Điều 42: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Đề nghị thêm 1 khoản tiếp sau khoản q và đổi khoản 10 thành khoản 11.

Khoản 10 được đề nghị thêm là:

10- Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a)     Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp năng lượng tái tạo , năng lượng sạch.

b)     Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng chương trình, qui hoạch sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp với bảo vệ môi trường.

Luật bảo vệ môi trượng 2005 đã xác định:

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

Như vậy, Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần được ghi rõ trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

9.      Điều 43: Tổ chức bộ máy nhà nước

Như phần đầu đã đề nghị

Cần thiết sửa đổi khoản1 điều này theo nội dung là xác định chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Uỷ ban này do Phó Thủ tướng làm Chủ tịch và Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) các Bộ là thành viên_uỷ viên của Uỷ ban.

10.  Điều 47. Xử lý vi phạm

Đề nghị thay từ người nào bằng cụm tử Tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo sự nhất quán với đối tượng áp dụng qui định ở Điều 2. 

Các văn bản liên quan