Biên bản Hội thảo lấy ý kiến Luật trọng tài tại Hà Nội do VCCI – Hội luật gia tổ chức ngày 25.11

Thứ Sáu 10:39 28-11-2008

HỘI THẢO LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT TRỌNG TÀI

25.11.2008

1. PGS, TS Phạm Duy Nghĩa: Thành viên Tổ biên tập Luật Trọng tài

Những vấn đề cơ bản về dự thảo Luật trọng tài:

- Có nên mở rộng phạm vi giải quyết của trọng tài không ? (các tranh chấp về quyền nhân thân, hành chính, lao động, đất đai … có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài không)

- Trọng tài viên là những ai? Nước ngoài: không quan tâm đến tiêu chuẩn của trọng tài viên. Dự thảo đã mở rộng đối tượng là trọng tài viên (là cá nhân, không giới hạn về quốc tịch, …)

- Về tên gọi của trọng tài quy chế: Không gọi là trung tâm trọng tài mà là tổ chức trọng tài

- Các bên tranh chấp không bị giới hạn trong việc chọn lựa trọng tài viên trong Danh sách của tổ chức trọng tài

- Tổ chức trọng tài là tổ chức phi lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không được chia cho trọng tài viên mà để tái đầu tư cho tổ chức trọng tài

- Quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên: khả năng miễn trừ cho các trọng tài viên ở mức độ như thế nào ?

- Tố tụng trọng tài: thủ tục giải quyết một vụ việc. Mới: trao thẩm quyền cho hội đồng trọng tài có quyền ban hành một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng dưới sự giám sát của toà án; không ấn định ngôn ngữ xử là tiếng việt, ngôn ngữ do các bên lựa chọn nếu không thì trọng tài; nguyên tắc áp dụng luật: áp dụng luật trọng tài theo lãnh thổ, …; Luật nội dung: theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế (nguyên tắc xung đột pháp luật);

- Mối quan hệ giữa trọng tài và toà án: hỗ trợ (thẩm quyền, tìm trọng tài viên, nhân chứng …)

2. PGS, TS Nguyễn Trung Tín

- Chưa nên mở rộng phạm vi xét xử của trọng tài (xuất phát từ trình độ và khả năng giải quyết trọng tài hiện này còn hạn chế);

- Nguyên tắc giải quyết của trọng tài: tuân thủ pháp luật và tôn trọng thoả thuận của các bên: không nên xem đây là nguyên tắc;

- Toà án từ chối thụ lý khi đã có thoả thuận trọng tài: không chính xác à xét thời điểm xác định thoả thuận trọng tài là thời điểm nào à làm rõ nghĩa khái niệm “thoả thuận trọng tài”;

- Hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn: loại từ “khuyến khích” vì không thuộc văn phạm pháp luật;

- Áp dụng pháp luật: … áp dụng pháp luật phù hợp nhất à thế nào được xem là phù hợp nhất? cho các đương sự lựa chọn pháp luật nội dung kể cả tranh chấp không có yếu tố nước ngoài à nên sửa: lựa chọn pháp luật mà trọng tài cho là thích hợp nhất à xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên à căn cứ theo luật mẫu

- Quy định về: Bảo lưu trật tự công cộng à loại từ ngữ “việc” mà sử dụng “hậu quả” của việc áp dụng pháp luật nước ngoài;

- Trọng tài quốc tế: có sự tiến bộ của DT 2 so với DT 1. Trọng tài quốc tế (giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài) mâu thuẫn với khoản 3 Điều 2.

3. Luật sư Trần Quang Mỹ - Á Châu

- Hiệp hội trọng tài: cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trọng tài viên. Đ24, cần phải cụ thể hơn;

- Nên có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên;

- Hội đồng trọng tài với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời à tiến bộ;

- Chế định hoà giải nên đưa vào Luật:

- Có nên duy trì danh sách trọng tài viên? Nên vì như vậy mới khẳng định được nghĩa vụ của trọng tài viên đối với trung tâm trọng tài, tạo ra nguồn sống cho trung tâm trọng tài.

- Miễn trách nhiệm hình sự đối với trọng tài viên: có những vấn đề trọng tài viên phải chịu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể.

4. Ông Phạm Tuấn Anh – Chánh toà Toà kinh tế thành phố HN

- Mở rộng thẩm quyền và phạm vi điều chỉnh của Dự thảo: rất rộng à liệu điều kiện của Trung tâm trọng tài có thực hiện được không?

- Điều 19: nên bổ sung trường hợp giải quyết phá sản vào điều này

- Nên mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không giới hạn về phạm vi lãnh thổ

5. LS Nguyễn Mạnh Dũng – VPLS Tư vấn độc lập

- Cần phải có 4 tiêu chí:

+ Giải quyết triệt để những hạn chế của PL trọng tài: phân định thẩm quyền, thoả thuận trọng tài vô hiệu,

+ Sự tương thích của Luật trọng tài với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật việt nam: phần hoà giải phải phù hợp với Luật hoà giải trong tương lai; phù hợp với cam kết của VN khi gia nhập WTO, những công ước đã và sẽ cam kết …. (Điều 7, …)

+ Vai trò tạo ra môi trường pháp lý cho trọng tài:

+ Đáp ứng chuẩn mực quốc tế: Sự phù hợp so với tiêu chuẩn quốc tế (Luật mẫu) (một số nước đã sử dụng các điều khoản trong luật mẫu làm luật trọng tài mà không hề chỉnh sửa như ở Úc, Singapore hoặc có tiếp nhận và cải tiến một số như Nhật Bản, Trung Quốc …); Xem xét Luật này dưới góc độ kinh tế thị trường: Đ31, 36 … Tất cả các tổ chức trọng tài là tổ chức phi lợi nhuận (cần phải giải thích rõ, có thể trong Dự thảo luật này hoặc trong văn bản hướng dẫn thi hành …)

Quy tắc tố tụng trọng tài: Nếu quy định chi tiết thì sẽ không tạo ra tính cạnh tranh giữa các trung tâm trọng tài à những quy định trong Dự thảo nên mang tính hướng dẫn, để tăng cường tối đa tự do thoả thuận

- Quy định về trọng tài viên phải thay đổi khi phạm vi thẩm quyền của trọng tài thay đổi à Ủng hộ những quy định tối thiểu về tiêu chuẩn của trọng tài viên và để các trung tâm trọng tài quy định thêm những tiêu chuẩn tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi tổ chức. Quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên trong Dự thảo khá mờ nhạt

- Người sử dụng dịch vụ: Nên có một số quy định bảo hộ nếu mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài

- Vai trò quản lý của trọng tài: giải thích trách nhiệm quản lý nhà nước đối với trọng tài (có thể tham khảo Luật Luật sư), Bộ Tư pháp quản lý theo hình thức nào? (không chỉ bằng hình thức cấp thẻ cho trọng tài viên);

- Có thể thành lập Hiệp hội Trọng tài: Phải thống nhất quy tắc nghề nghiệp của Trọng tài, tổ chức đào tạo trình độ chuyên môn, …

6. LS Đặng Xuân Hợp

Văn bản pháp luật về Trọng tài đang có hiệu lưc thi hành đó là Pháp lệnh trọng tài thương mại: Pháp lệnh có 4 điểm hạn chế:

- Quốc tịch trọng tài viên

- Ngôn ngữ trọng tài

- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Bên thứ ba (trung tâm trọng tài) chỉ định trọng tài viên

Dự thảo Luật Trọng tài:

- Mở về quốc tịch trọng tài viên

- Mở về ngôn ngữ trọng tài

- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp trọng tài

- Chỉ định trọng tài viên: còn vướng à cho các bên trong chừng mực tối đa tự quyết định

Tóm lại: Luật trọng tài nên “thoáng” để tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng và tạo đà phát triển của trọng tài.

7. Mr Tuyến - Bộ Tư pháp

- Phạm vi điều chỉnh của Luật trọng tài: Chỉ nên giới hạn đối với tranh chấp thương mại hiểu theo nghĩa rộng.

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời à sẽ gặp khó khăn trên thực tế nếu trao quyền cho trọng tài à nên quy định theo hướng, toà án hỗ trợ à phù hợp với luật toà án, …

8. LS Phan Hương Thuỷ - VPLS Hoàng Long

- Hiệu quả trong thi hành án của phán quyết trọng tài không cao;

- Yêu cầu toà án công nhận phán quyết trọng tài à nên đưa vào khiếu nại, tố cáo đối với trọng tài viên nếu họ làm trái pháp luật;

- Nên mở rộng quốc tịch trọng tài viên;

Các văn bản liên quan