Góp ý của Dự án Star VietNam

Thứ Tư 16:43 17-09-2008

 



 

 

BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO THÔNG TƯ  HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM [1]

DỰ THẢO NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2008

 Star VietNam

Theo yêu cầu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và với sự chấp thuận của Ban chỉ đạo Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật của Chính phủ nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ( HĐTM ), Dự án STAR-Việt Nam xin trân trọng gửi lên Quý Phòng tài liệu bình luận sau đây về Dự thảo Thông tư hướng dấn một số nội dung về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (“ Dự thảo Thông tư ”). 

Các ý kiến bình luận của chúng tôi được đưa ra dựa trên ba cơ sở sau (1) các cam kết trong HĐTM; (2) các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (“WTO”) và (3) các thông lệ quốc tế phổ biến nhất.  Tài liệu bình luận này dựa vào bản Dự thảo Luật ngày ngày 28 tháng 7 năm 2008.

 


I. Bình luận theo từng Điều khoản của Dự thảo Thông tư

 

Điều số

Nội dung

Bình luận

Điều 2

Thủ tục đầu tư đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài

·        Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng cần được hưởng các ưu đãi đầu tư về thủ tục cũng như về quyền và nghĩa vụ đầu tư. Chúng tôi cho rằng Điều 2(2) nên thể hiện toàn bộ các nội dung này

Điều 3

Điều kiện đầu tư

·        Các quy định trong điều khoản này tham chiếu tới Phụ lục C của Nghị định 108, và Điều 29.1 của Luật Đầu tư để biết thêm chi tiết về điều kiện này; song các quy định tham chiếu này chỉ liệt kê các ngành/nghề có điều kiện, chứ không phải các điều kiện;

 

 

·        Điều 3 cần quy định cụ thể nội dung các điều kiện mà nhà đầu tư cần đáp ứng.

·        Nếu không, Điều 3 cần quy định rằng đối với các ngành nghề có điều kiện mà những điều kiện cụ thể chưa được quy định thì cơ quan cấp giấy phép hoặc các bộ ngành có liên quan phải hướng dẫn về điều kiện/phê chuẩn dự án đầu tư trong một thời hạn nhất định.  Theo chúng tôi, thời hạn đó nên là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư.

Điều 4

Các nguyên tắc hưởng ưu đãi đầu tư

·        Điều 4 yêu cầu các nhà đầu tư phải hạch toán riêng doanh thu và chi phí của từng dự án ở nhiều địa bàn và các hoạt động khác nhau, để hưởng ưu đãi đầu tư cho từng địa bàn hoặc từng lĩnh vực hoạt động.  . Trường hợp không thể hạch toán riêng thì dự án sẽ được áp dụng mức ưu đãi theo địa bàn hoặc lĩnh vực có điều kiện hưởng ưu đãi thấp nhất

 

·        Cần quy định rõ hơn rằng một doanh nghiệp cần phân bổ hợp lý các doanh thu và chi phí liên quan đối với các lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp và các khoản doanh thu và chi phí đó phải được xử lý riêng biệt để phụ vụ cho mục đích ưu đãi thuế căn cứ vào hồ sơ kế toán đã được kiểm toán của đối tượng nộp thuế. 

·        Trong trường hợp nhà đầu tư không thể hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của một dự án thì Thông tư nên cho phép nhà đầu tư được hưởng một mức ưu đãi trung bình của các mức ưu đãi cao nhất và thấp nhất.

Điều 6

Quy định về hồ sơ dự án

 

·        Điều 6.2(c) cần làm rõ rằng nếu nhà đầu tư mới được thành lập chưa đủ 2 năm, thì không cần phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

·        Điều 6.5(a) quy định nhà đầu tư phải có văn bản giới thiệu địa điểm đất do Sở tài nguyên môi trường cấp.  Yêu cầu này có thể sẽ tạo thêm một thủ tục khác mà nhà đầu tư phải thực hiện với Sở tài nguyên môi trường trước khi được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư.

·        Điều 6.5(b) cần quy định rõ thế nào mới là đủ tài liệu để chứng minh về thẩm quyền thuê/sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản cho thuê, chẳng hạn Giấy Chứng nhận đăng ký Kinh doanh và/hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với toà nhà của bên cho thuê.

Điều 8

Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

·        Điều này cần quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần/hoặc góp vốn vào doanh nghiệp Việt Namkhông bị cấm bán cổ phần/vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, thay vì “doanh nghiệp Việt nam được phép bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.”

·        Điều 8(3): Cần làm rõ thêm quy định “kinh doanh các sản phẩm bị cấm theo quy định tại các cam kết quốc tế mà Việt nam là thành viên và pháp luật Việt nam”; nếu không quy định này sẽ tự mâu thuẫn với bản thân.  Tương tự, việc các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần ít hơn 49% vốn điều lệ của một công ty kinh doanh sản phẩm trong đó có một số sản phẩm bị cấm kinh doanh được quy định dựa trên cơ sở nào?  Nếu “kiểm soát” là yếu tố được sử dụng để phân biệt các doanh nghiệp “trong nước” và “nước ngoài” vì mục đích này, thì hạn mức đối với các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam có cam kết cụ thể nên là 51% còn đối với các lĩnh vực khác là 65% vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể kiểm soát được Doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu dưới các mức này.  Vì thế, doanh nghiệp vẫn được coi là doanh nghiệp trong nước vì mục đích này.

·        Điều 8(4) không quy định về trường hợp doanh nghiệp chưa có dự án đầu tư nào hay nói một cách khác đây là trường hợp đầu tư lần đầu.  Liệu có phải điều này ngụ ý rằng trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục xin điều chỉnh đăng ký kinh doanh thôi hay sao?  Đối với các doanh nghiệp có vài dự án đầu tư, chúng tôi cũng đề nghị chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp làm đơn xin điều chỉnh đăng ký kinh doanh mà thôi chứ không cần phải làm đơn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, và doanh nghiệp chỉ cần gửi kèm một tài liệu về mức vốn góp mới, việc mua cổ phần trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mới để thông báo cho cơ quan quản lý đầu tư.

Điều 10

Thời hạn Dự án Đầu tư

·        Điều 10.2 quy định về thời hạn của một dự án đầu tư (là 50 năm hoặc tối đa là 70 năm).  Cần nêu rõ rằng thời hạn của một dự án đầu tư nước ngoài không liên quan tới thời hạn thuê đất của dự án.  Điều này cũng cần nêu rõ thêm rằng nếu hết thời hạn thuê đất, nhà đầu tư có thể (i) xin gia hạn việc thuê đất, nếu có thể, hoặc (ii) chuyển địa điểm dự án, chứ không phải chấm dứt dự án.  Chấm dứt dự án hiện đang là giải pháp mà hầu hết các cơ quan quản lý dự án KCN lựa chọn.

·        Điều 10 cũng cần quy định thêm rằng cả một dự án mới và một dự án mở rộng của nhà đầu tư nước ngoài theo định nghĩa trong Nghị định 108 đều có thể có thời hạn là 50 năm.

Điều 13

Điều chỉnh dự án đầu tư

·        Cần quy định rõ khi nào thì một dự án được sửa đổi có thể được coi là dự án mở rộng theo định nghĩa của Nghị định 108.  Nếu được, một dự án điều chỉnh cũng có thời hạn là 50 năm giống dự án mở rộng.

Điều 16

Thẩm quyền ký giấy chứng nhận đầu tư

·        Nếu chọn Phuơng án 2, thì phải bỏ điểm (c) để tránh tình trạng một văn bản có hai (2) con dấu (Sở KHĐT và UBND tỉnh)

Điều 17

Đăng ký nhân sự chủ chốt

3.   Đây không phải là một yêu cầu chính thức, song vẫn có thể thực hiện nếu doanh nghiệp có yêu cầu

·        Điều 17.2 cần nêu rõ rằng ngoài những tài liệu nêu trong Điều 17.2, nhà đầu tư không cần phải nộp các bản sao hộ chiếu đã được hợp thức hoá hoặc lãnh sự hoá của các nhân sự chủ chốt nữa.

Điều 19

Nguyên tắc biểu quyết của Hội đồng Quản trị

4.   Doanh nghiệp (i) trong lĩnh vực dịch vụ, và (ii) có các nhà đầu tư nước ngoài là người của các nước thành viên WTO có thể thông qua điều lệ theo quyết định của các đại diện 51% tổng vốn góp

·        Cần sửa lại tiêu đề của Điều 19 thành Nguyên tắcBiểu quyết của Đại hội Cổ đông thay cho Nguyên tắcBiểu quyết của Hội đồng Quản trị. Việc biểu quyết của Hội đồng Quản trị hoặc đại hội Cổ đông đều phải tuân thủ quy định trong các Điều 51, 52, 103 và 104 của Luật Doanh nghiệp.

·        Cơ hội thông qua nghị quyết với số phiếu bầu đại diện cho 51% tổng số vốn cần áp dụng với cả các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ trong những lĩnh vực đã cam kết cũng như các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa dịch vụ với điều kiện là có một nhà đầu tư nước ngoài đến từ một nước thành viên của WTO. 

·        Hoặc nếu không, nên áp dụng nguyên tắc 51% này cho tất cả các doanh nghiệp không kể hoạt động kinh doanh của họ là gì và cho dù các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch gì.

Điều 22

Chuyển dự án trong cùng tập đoàn hoặc cùng hệ thống công ty mẹ con

·        Việc chuyển dự án có thể dẫn tới giảm vốn điều lệ của công ty chuyển dự án.  Nếu công ty chuyển dự án là công ty TNHH một thành viên thì việc giảm vốn điều lệ sẽ trái với Điều 76.1 của Luật doanh nghiệp.  Chúng tôi đề nghị cho phép công ty TNHH một thành viên chuyển dự án cho công ty mẹ hoặc công ty liên kết theo quy định của  pháp luật. 

Các Điều tư 25-30

Chấm dứt dự án và thành lập Ban thanh lý

·        Các thủ tục này không được phiền hà quá so với các thủ tục giải thế công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

·        Để giải thể công ty theo Luật Doanh nghiệp, luật pháp cho phép Hội đồng Quản trị và Hội đồng Thành viên hoặc chủ sở hữu công ty giải thể hoặc thành lập ban thanh lý để phụ trách việc giải thể theo quy định của điều lệ công ty.

·        Các điều khoản này của Dự thảo Thông tư quy định các thành viên/chủ sở hữu phải thành lập ban thanh lý.  Nếu các thành viên/chủ sở hữu không thành lập ban thanh lý, thì các chủ nợ sẽ thành lập để chấm dứt dự án.  Chính vì thế, các điều kiện này phiền hà hơn nhiều so với các thủ tục giải thể trong Luật doanh nghiệp, và có thể cho  phép các chủ nợ can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của một công ty nếu công ty còn có các dự án khác nữa đang triển khai.  Ít nhất thì, nên quy định rằng chỉ có các chủ nợ có quyền lợi đã được đăng ký và có bảo đảm hợp lệ đối với các tài sản của một dự án đang hoạt động và chưa bị chấm dứt mới có quyền can thiệp như vậy, chứ không phải các chủ nợ khác của toàn doanh nghiệp.

 


II.                Các nội dung cần bổ sung vào Dự thảo Thông tư

Dự thảo Thông tư hiện vẫn chưa đề cập tới một số vấn đề quan trọng được nêu trong một tài liệu liệt kê các giải pháp xử lý các vấn đề của Luật đầu tư đi kèm với Dự thảo Thông tư. Chúng tôi muốn tập trung bình luận vào hoạt động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực đầu tư có điều kiện như sau:

Cần có quy định rõ về các chủ thể đầu tư nước ngoài, cụ thể là đầu tư của các cá nhân nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài hoặc của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về các điều kiện đầu tư áp dụng với đầu tư nước ngoài (Điều 29 của Luật đầu tư), chúng tôi đồng ý với đề xuất cho rằng các điều kiện đầu tư áp dụng cho các khoản đầu tư trong nước cũng sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó phần vốn của bên Việt Nam chiếm từ 51% trở lên.  Đối với hoạt động đầu tư của các cá nhân hay tổ chức nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó bên Việt Nam nắm giữ dưới 51% số vốn, nên áp dụng các hạn mức tiếp cận thị trường được quy định trong các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Về việc đăng ký và thẩm định đầu tư (Điều 45-49 Luật Đầu tư, Điều 42-46 Nghị định 108), chúng tôi đề nghị áp dụng cùng một thủ tục và điều kiện đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó bên nước ngoài nắm giữ từ 50% vốn trở xuống.  Các điều kiện và thủ tục áp dụng với dự án đầu tư nước ngoài cũng sẽ áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài trong đó bên nước ngoài chiếm 51% vốn trở lên.

 



[1] Tài liệu này là một phần của chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Dự án STAR-Việt Nam do USAID tài trợ nhằm hỗ trợ Nhà nước Việt Nam thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tài liệu này thể hiện nội dung  phân tích về mặt chuyên môn của Dự án STAR-Việt Nam dựa trên những thông lệ quốc tế phổ biến nhất. Tài liệu này trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể hiện sự giải thích chính thức Hiệp định Thương mại hay các Hiệp định WTO, hoặc quan điểm chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ hay Chính phủ Việt Nam trong việc giám sát quá trình thực hiện Hiệp định thương mại hay quá trình gia nhập WTO

Các văn bản liên quan