Góp ý của Luật sư Cao Bá Trung – Công ty Luật INCIP
Kính gửi: Phòng thương mại Công nghiệp Việt
Ngày 09/9/2008 chúng tôi nhận được Công văn số 2458/PTM-PC về việc góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn luật đầu tư. Với tư cách là một công ty luật được mời tham dự, chúng tôi xin góp một số ý kiến như sau:
1.
Cần quy định chi tiết thế nào là “Nhà đầu tư nước ngoài”
Trong quá trình hành nghề, chúng tôi bị vướng vào một số khó khăn do khái niệm “Nhà đầu tư nước ngoài” không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Vì vậy, chúng tôi mong muốn Thông tư này sẽ chi tiết khái niệm Nhà đầu tư nước ngoài.
1.1
Theo quy định của pháp luật hiện hành:
a. Theo quy định của Luật đầu tư và các văn bản có liên quan:
- Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 của Luật đầu tư thì “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt
+ “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt
+ “Cơ quan, tổ chức nước ngoài” là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế.
b. Theo quy định của Luật thương mại và các văn bản có liên quan:
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 của Luật thương mại thì “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”.
- Theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 của Luật thương mại thì “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam”.
1.2 Thực tiễn áp dụng
Hiện nay, Bộ kế hoạch và Đầu tư có áp dụng thực tiễn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51% thì được coi như hoặc áp dụng các điều kiện của nhà đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51% thì được coi như nhà đầu tư nước ngoài và áp dụng các điều kiện, thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ vào các quy định dẫn chiếu trên thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Thông tư này hướng dẫn chi tiết thế nào là Nhà đầu tư nước ngoài để tránh vướng mắc cho nhà đầu tư!
2.
Mở chi nhánh gắn liền với dự án đầu tư Điều 18
Trong thực tiễn hành nghề chúng tôi gặp phải một số vướng mắc đối với việc thành lập chi nhánh gắn liền với dự án đầu tư, cụ thể trường hợp sau:
2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập trước khi gia nhập WTO thì lĩnh vực đầu tư không bị khống chế về tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
2.2. Sau khi gia nhập WTO, lĩnh vực của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trên thuộc các ngành nghề bị khống chế về tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài.
Khi doanh nghiệp trên MỞ RỘNG hoạt động kinh doanh dưới dạng chi nhánh thì bị khống chế bởi các cam kết gia nhập WTO. Khi đó bắt buộc phải thành lập liên doanh.
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là “Tổ chức Việt Nam” đồng thời là “Thương nhân Việt Nam”. Vì vậy, chúng tôi đề nghị hướng dẫn chi tiết việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước khi gia nhập WTO nay thành lập chi nhánh gắn liền với dự án đầu tư thì được áp dụng như Nhà đầu tư trong nước và được thành lập chi nhánh chứ không phải chuyển sang hình thức liên doanh.
Trên đây là một số góp ý của chúng tôi. Kính đề nghị Phòng TM và CN Việt
Trân trọng.
Nơi nhận:
-
Như k/g; - Lưu. |
CÔNG TY LUẬT INCIP
Luật sư Cao Bá Trung |