Vì sao Việt Nam cần có một Bộ đặc trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp?

Thứ Năm 14:22 04-12-2008

TS. Đặng Đức Đạm

-------------------------

Vì sao Việt Nam cần có một Bộ đặc trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp?

Trong Báo cáo giải trình, cơ quan soạn thảo đã nêu phương án được nhiều người đề nghị là Việt Nam cần thành lập một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế và DNNN quy mô lớn.

Theo chúng tôi, cơ quan này nên là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sỡ hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nói chung, chứ không chỉ đối với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế và DNNN quy mô lớn.

Cơ quan này có thể gọi là Bộ (hoặc Ủy ban) đặc trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (gọi tắt là Bộ Đặc trách vốn nhà nước), có chức năng chuyên trách, tập trung và thống nhất thực hiện quyền chủ sỡ hữu nhà nước tại các doanh nghiệp với vai trò cổ đông, thành viên hoặc chủ sỡ hữu công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Vì sao chúng ta lại cần phải có ngay một cơ quan như vậy? Đây là giải pháp cần thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể (có thể gọi là đặc thù cũng được) của Việt Nam hiện nay vì mấy lẽ sau đây:

Một là, chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với các khoản vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp bao gồm hai nội dung chủ yếu quan trọng nhất là (1) quản lý tài chính và (2) quản lý nhân sự đối với cán bộ quản trị và quản lý doanh nghiệp. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có thể giúp Nhà nước thực hiện được nhiệm vụ tài chính, nhưng không thể giải quyết được vấn đề nhân sự với cán bộ quản trị và quản lý doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Trong Luật Cán bộ và công chức mà Quốc hội vừa thông qua tháng 11/2008, cán bộ lãnh đạo và quản lý DNNN được xác định là viên chức nhà nước, và như thế đượng nhiện họ được quản lý theo chính sách cán bộ của Nhà nước; những tổ chức như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước không thể quyết định được những vấn đề nhân sự đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý DNNN, nhất là những doanh nghiệp lớn như các Tập đoàn và TCT 91 (đây là điểm khác của Việt Nam so với Singapore, nơi mà Temasek có thể thực hiện được trọn vẹn vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước). Có thể thấy, vấn đề nhân sự đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn chỉ có thể do một cơ quan ngang bộ trở lên giải quyết.

Hai là, khu vực DNNN ở Việt Nam rất lớn (hiện có khoảng hàng nghìn doanh nghiệp, chiếm xấp xỉ 40%GDP); đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các Tổng Công ty nhà nước (cả TCT 91 và 90) giữ vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế (Temasek chỉ quản lý 34 doanh nghiệp). Để các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn như vậy trực thuộc các bộ chuyên ngành, các địa phương như hiện nay là không hợp lý; và vấn đề chủ sở hữu đối với vốn nhà nước trong các doanh nghiệp không thể giải quyết được. Đã từng có thời gian các TCT 91 được chuyển lên trực thuộc Thủ tướng Chính phủ; nhưng giải pháp đó cũng đã tỏ ra không thích hợp. Vấn đề chủ sở hữu đối với vốn nhà nước ở các doanh nghiệp chỉ có thể được nhà nước; trực thuộc Bộ này có thể là một số (chứ không phải là một duy nhất) Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước. Vấn đề quản lý tài chính chủ yếu sẽ do các TCT Đầu tư này giải quyết; những vấn đề nhân sự quản trị và quản lý của các doanh nghiệp lớn mà các TCT Đầu tư không giải quyết được thì Bộ Đặc trách vốn nhà nước giải quyết./.

Các văn bản liên quan