Vì sao Việt Nam cần có một Bộ đặc trách giám sát và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp?
Giới hạn diện tích hoặc thời lượng quảng cáo trên báo in, báo điện tử, báo nói và báo hình không thực tế
Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật quảng cáo, tôi thấy các nhà dự thảo muốn giới hạn thời lượng quảng cáo trên các báo. Báo in và báo điện tử không được quảng cáo quá 10% diện tích. Báo hình, báo nói quảng cáo không được 5% tổng thời lượng phát sóng của 1 kênh phát thanh, 1 kênh truyền hình trong 1 ngày.
Xét ở góc độ định hướng thông tin thì có vẻ như qui định này sẽ hạn chế việc các báo chỉ chú tâm vào quảng cáo mà coi nhẹ các thông tin khác. Tuy nhiên, với mức giới hạn quá thấp này sẽ gây những hậu quả không tốt trong thực tế áp dụng.
Thứ nhất: Đối với các báo thì quảng cáo là một nguồn thu đáng kể, nếu giới hạn diện tích và thời lượng quảng cáo sẽ làm giảm doanh thu của các báo nếu họ thực hiện nghiêm túc qui định này.
Thứ hai: Giới hạn này sẽ gây khó khăn cho các báo và buộc họ phải tìm cách lách luật và như vậy sẽ gây khó khăn cho quản lý nhà nước. Và như vậy mục đích quản lý nhà nước không đạt được.
Thứ ba: Quảng cáo trên báo vẫn đang là kênh chủ yếu để các doanh nghiệp Việt
Thứ tư: Việc giới hạn diện tích và thời lượng quảng cáo sẽ đẩy các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo vào thể cạnh tranh để giành “đất đặt quảng cáo cho sản phẩm của mình”. Hệ quả là các báo sẽ thực hiện các cuộc “đấu giá” cắt cổ để chọn ra những “người chịu chơi”. Như vậy, những doanh nghiệp nhỏ khó lòng chịu được những mức phí quảng cáo khủng khiếp.
Tóm lại, chúng tôi đề nghị các nhà soạn thảo nên có cái nhìn thực tế hơn trong việc giới hạn về diện tích và thời lượng quảng cáo. Do vậy chúng tôi đề xuất bỏ giới hạn về số lượng và thời lượng quảng cáo. Việc định hướng nội dung có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không thể cột bằng những qui định không có tính thực tiễn.