Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: Nội dung nào đề nghị được sửa đổi?

Thứ Năm 09:59 24-07-2008

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: Nội dung nào đề nghị được sửa đổi?

 

TCKT cập nhật: 09/07/2008

Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành được được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Luật này ban hành năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 2003 và 2005.

Về đối tượng chịu thuế (Điều 2, Dự  thảo Luật), theo Bộ Tài chính cần bổ sung "các sản phẩm đã chế biến từ thuốc lá lá" vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Luật thuế TTĐB hiện hành quy định thuốc lá điếu, xì gà thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Trên thị trường hiện nay ngoài thuốc lá điều, xì gà còn có thuốc lá đã chế biến, các chất thay thế thuốc lá như thuốc lá bột để hít, thuốc lá sợi để hút tẩu và các sản phẩm khác dùng để hút, nhai. Do đó, đề nghị bổ sung các sản phẩm thuốc lá này vào đối tượng chịu thuế để bao quát hết sản phẩm thuốc lá, góp phần tích cực đến việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá của Nhà nước. Đồng thời, bổ sung ô tô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Luật hiện hành quy định ô tô dưới 24 chỗ ngồi thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Trên thực tế, có loại xe dưới 24 chỗ ngồi chở người nhưng có kết hợp chở hàng (xe pick-up, xe van), đây là loại xe tuy có tính chất lưỡng dụng song được sử dụng như xe cá nhân. Để đảm bảo mục tiêu của thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô cần thiết phải bổ sung loại xe này vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Qua tổng kết việc thực hiện Luật năm 1998 và các Luật  thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2005 cho thấy, về cơ bản đã đạt được mục tiêu đặt ra; đồng thời cũng đang bộc lộ một số hạn chế cần bổ sung và sửa đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong  thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính xây dựng Dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi). Cho đến nay, các nội dung cơ bản đã được hoàn thành và đang lấy ý kiến các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội và rộng rãi nhân dân để thống nhất, hoàn thiện trình Quốc hội xem xột thông qua vào kỳ họp cuối năm 2008. Dưới đây, Thời báo Tài chính Việt  Nam xin giới thiệu một số nội dung cơ bản đề nghị  được sửa đổi.

Bổ sung xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Đây là loại xe mô tô mà hiện nay trong nước tuy có sản xuất nhưng sản lượng không đáng kể. Trước đây đối với xe mô tô có phân khối trên 175 phân khối Nhả nước cấm nhập khẩu. Thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, chính sách cấm nhập đã bị xoá bỏ và trên thực tế loại xe này đang được nhập khẩu với xu hướng ngày càng tăng. Đây là loại xe đắt tiền, dùng nhiều nhiên liệu và thường được sử dụng bởi bộ phận dân cư có thu nhập cao. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng.

Thay thế cụm từ "Trò chơi bằng máy jackpot" bằng cụm từ "Trò chơi điện tử có thưởng" để bao quát các trò chơi điện tử có thưởng khác.

Luật hiện hành quy địnhấtrò chơi bằng máy jackpot chịu thuế TTĐB. Trên thực tế hiện nay còn xuất hiện nhiều loại máy điện tử khác (máy slot machines)  cũng đang được sử dụng cho các trò chơi điện tử có thưởng, tính chất của nó tương tự như trò chơi bằng máy jackpot.

Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế (Điều 4, Dự thảo Luật), Bộ Tài chính cho rằng,  đối với mặt hàng ô tô: Theo Luật thuế TTĐB thì ô tô từ  24 chỗ ngồi trở lên không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Quy định này là phù hợp với chủ trương khuyến khích sử dụng ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách công cộng, hạn chế sử dụng ô tô cá nhân, đây là thông lệ chung của đại đa số các nước trên thế giới. Thực tế hiện nay có một số loại xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhưng được sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ, xe chở người tàn tật, xe ô  tô vừa thiết kế chỗ ngồi, vừa thiết chỗ đứng chở được trên 24 người (xe buýt nội thành và liên tỉnh, xe buýt vận chuyển khách trong sân bay, nhà ga)... Để phù hợp với mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết thu nhập của sắc thuế này đối với mặt hàng ô tô cần thiết bổ sung các loại ô tô dưới 24 chỗ ngồi như nêu trên vào diện không chịu thuế TTĐB.

Đối với điều hoà nhiệt độ, theo Luật thuế TTĐB hiện hành, thuế TTĐB thu vào điều hoà nhiệt độ duới 90.000 BTU là điều hoà có công suất nhỏ, chủ yếu sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân.  Trên thực tế có những loại điều hoà có công suất nhỏ nhưng được thiết kế riêng để lắp trên các phương tiện vận tải như: điều hoà dùng cho ô tô, tàu hoả, tàu biển. Đây là loại điều hoà có thiết kế đặc thù, không thể lắp trong gia đình, văn phòng. Việc quy định loại điều hòa này thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB là chưa phù hợp, làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnhấtranh của sản phẩm. Vì vậy, đề nghị bổ sung vào diện không chịu thuế TTĐB.

Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Để phát triển kinhấtế, ở các nước cũng như ở nước ta đã hìnhấthành các Khu phi thuế quan như Khu kinhấtế cửa khẩu, Khu kinhấtế đặc biệt, khu kinhấtế mở... Theo thông lệ quốc tế hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất ra nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này sang Khu phi thuế quan khác không phải chịu các loại thuế gián thu như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế  GTGT và thuế TTĐB. Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu cũng đã có quy định quan hệ trao đổi hàng hoá giữa thị trường nội địa với Khu phi thuế quan được coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Để đảm bảo đồng bộ của hệ thống chính sách thuế, đề nghị bổ sung vào đối tượng không chịu thuế TTĐB đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này chuyển sang khu phi thuế quan khác. Riêng đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào các khu phi thuế quan nhưng do chủ yếu được sử dụng trong nội địa Việt Nam, vì vậy, để tránh gian lận thương mại và phù hợp với tình hìnhấthực tế thì đối với loại ô tô dưới 24 chỗ ngồi vẫn chịu thuế TTĐB.

Về thuế suất thuế TTĐB  (Điều 8, Dự thảo Luật). Cụ thể là:

Đối với mặt hàng rượu, bia: Đối với mặt hàng ruợu, theo quy định hiện hành, thuế suất thuế TTĐB được phân biệt theo nồng độ cồn, trong đó rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc mức thuế suất áp dụng là 20%; rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ áp dụng thuế suất 30%; rượu từ 40 độ trở lên có thuế suất 65%. Khi gia nhập WTO, đối với mặt hàng rượu, Việt Nam đã cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, t t cả các loại rượu được chưng c t có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tínhấtheo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Thực hiện cam kết này, đối với rượu từ 20 độ trở lên chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế TTĐB (hiện áp dụng hai mức 30% và 65%). Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất rượu trong nước chủ yếu sản xuất loại rượu có nồng độ cồn dưới 40 độ, rượu có nồng độ cồn từ 20 độ đến dưới 40 độ chiếm tỷ trọng lớn về sản lượng (95%) và số thu thuế TTĐB (93,7%). Rượu từ 40 độ trở lên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về sản lượng (5%) và số thu thuế TTĐB (6,3%). Đối với rượu nhập khẩu, rượu có nồng độ cồn trên 40 độ là chủ yếu. Để thực hiện cam kết quốc tế và hạn chế việc sử dụng rượu có nồng độ cồn cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, đề nghị quy định một mức thuế suất thuế đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên là 60%.

Đối với rượu dưới 20 độ, rượu thuốc, đề nghị giữ nguyên mức thuế suất như hiện hành (20%). Đối với mặt hàng bia, Luật hiện hành quy định bia chai, bia lon áp dụng thuế suất 75%; bia hơi, bia tươi áp dụng thuế suất là 40% (năm 2006 - 2007 là 30%). Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO sẽ áp dụng một mức thuế suất phần trăm chung đối với bia, không phân biệt hìnhấthức đóng gói, bao bì. Thực hiện cam kết này, số mức thuế suất đối với bia sẽ giảm xuống còn một mức.  Nếu quy định về một mức thuế suất theo mức thuế suất của bia hơi, bia tươi hiện hành (40%) thì sẽ giảm số thu ngân sách lớn và trên thực tế các nhà máy bia lon, bia chai hiện nay nộp thuế TTĐB với thuế suất 75% (được trừ giá trị vỏ chai, vỏ lon), sản xuất kinh doanh phát triển tốt, nộp đủ thuế và có lãi.  Nếu điều chỉnhấtăng thuế suất của bia hơi ngang bằng với thuế suất của bia lon, bia chai (75%) thì các doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ rất khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất có tỷ trọng bia hơi là chủ yếu có khả năng phải ngừng sản xuất; giá bia hơi sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi ích của những người uống bia hơi vốn là những người có mức thu nhập trung bìnhấtrong xã hội.

Trên cơ sở phân tích tình hình rất thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước, đề nghị áp dụng một mức thuế suất chung đối với mặt hàng bia là 55%. áp dụng phương án này đối với bia lon là tương đương với mức thuế hiện hành (75% cho trừ vỏ lon), do đó sẽ không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh bia lon trong nước. Đối với bia chai khi áp dụng phương án này thì mức thuế sẽ giảm khoảng 25% so với mức hiện hành. Số thu ngân sách về thuế TTĐB đối với bia chai sẽ giảm khoảng gần 1.200 tỷ đồng. Đối với cơ sở sản xuất bia hơi, bia tươi thì việc áp dụng mức thuế suất 55% những năm đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Theo đánh giá của Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát, với mức thuế suất thuế TTĐB của bia hơi, bia tươi năm 2008 là 40% (năm 2007: 30%), doanh nghiệp đã bắt đầu khó khăn và hiện nay những cơ sở sản xuất có tỷ trọng bia hơi lớn đang đầu tư để chuyển đổi sang cơ c u bia chai, bia lon. Với phương án này, trong ngắn hạn sẽ làm giảm số thu ngân sách về thuế TTĐB đối với mặt hàng bia nhưng trong trung và dài hạn số thu sẽ tăng lên do cơ c u sản xuất bia tươi, bia hơi sẽ chuyển sang sản xuất bia chai, bia lon.

Đối với mặt hàng ô tô, theo Luật thuế TTĐB hiện hành, mức thuế suất áp dụng đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi được phân biệt theo số chỗ ngồi. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy tại nhiều nước bên cạnh việc sử dụng tiêu chí số chỗ ngồi, thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô còn được quy địnhấtheo dung tích của máy. Dung tích máy càng lớn thì thuế suất càng cao. Quy định này đảm bảo tiết kiệm và khuyến khích sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giá nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới đã bắt đầu sản xuất loại xe ô tô thân thiện với môi trường (sử dụng nhiên liệu sạch: chạy điện, năng lượng sinh học). Trong tương lai gần, loại xe này cũng có thể sẽ xuất hiện tại Việt Nam. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích sản xuất, nhập khẩu loại xe này nhằm đảm bảo an ninh nhiên liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường thông qua việc áp dụng các chính sách thuế phù hợp.

Luật thuế TTĐB hiện hành quy địnhấthuế suất đối với ô tô gồm 3 mức: loại dưới 5 chỗ ngồi thuế suất là 50%, loại từ 6 đến 15 chỗ ngồi thuế suất là 30% và loại từ 16 đến dưới 24 chỗ thuế suất là 15%. Việc quy địnhấtrên trong thực tế thực hiện đã bộc lộ hạn chế, loại xe từ 6 đến 9 chỗ cũng được sử dụng chủ yếu làm phương tiện đi lại cho cá nhân, song chỉ chịu mức thuế suất bằng 60% so với mức thuế suất áp dụng cho xe dưới 5 chỗ.  Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở phần lớn các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin... các loại xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở xuống đều ở cùng một nhóm và chịu cùng một mức thuế suất.

Với nội dung phân tích trên, đề nghị mức thuế suất đối với ô tô như sau:

Đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (từ 9 chỗ trở xuống), quy định các mức thuế suất phân biệt theo dung tích máy và áp dụng chung cho t t cả các loại xe. Ô tô có cùng chỗ ngồi song có dung tích xi lanh lớn hơn sẽ phải chịu thuế suất ở mức cao hơn. Việc quy địnhấthuế suất đối với ô tô theo hướng này sẽ góp phần giảm sự gia tăng quá mức của phương tiện cá nhân. Đồng thời việc quy địnhấtheo dung tích máy cũng sẽ góp phần thực hiện tốt hơn chức năng điều tiết thu nhập cho ngân sách của thuế TTĐB vì thực tế hiện nay cùng số chỗ ngồi, cùng loại xe, xe có dung tích xi lanh lớn hơn là loại xe đắt tiền hơn. Phương án cụ thể như sau: Dung tích từ 2.000cc trở xuống :50%, dung tích trên 2.000cc - 3.000cc: 60%, dung tích trên 3.000cc: 70%. Đối với loại xe từ 10 chỗ đến dưới 16 chỗ ngồi (từ 10 đến 15 chỗ) giữ nguyên mức thuế suất thuế TTĐB như hiện hành (30%). Đối với xe từ 16 chỗ đến dưới 24 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất như hiện hành (15%).

Đối với xe ô tô thiết kế vừa chở người vừa chở hàng (xe pick-up, xe van), đề nghị quy địnhấthêm một dòng riêng vào Biểu thuế TTĐB, áp dụng thuế suất 15%. Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước của các doanh nghiệp có sản xuất loại xe này. Đối với loại xe ô tô chạy bằng điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học: Hiện nay trên thế giới đã bắt đầu sản xuất loại xe ô tô thân thiện với môi trường. Trong tương lai gần, loại xe này cũng có thể sẽ xuất hiện tại Việt Nam. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích sản xuất, nhập khẩu loại xe ô tô này nhằm đảm bảo an ninh nhiên liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường thông qua việc áp dụng các chính sách thuế phù hợp. Biểu thuế TTĐB hiện hành chưa có quy định mức thuế suất đối với loại xe này.  Do đó, đề nghị bổ sung một dòng trong Biểu thuế TTĐB quy định mức thuế suất đối với ô tô chạy bằng điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học với mức thuế suất bằng 60% mức thuế suất áp dụng đối với từng loại ô tô.

Đối với mặt hàng xe mô tô có dung tích máy từ 175 phân khối trở lên, để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng đề nghị mức thuế suất quy định đối với loại xe này là 20%.  

Đối với dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, Luật thuế TTĐB hiện hành quy định mức thuế suất đối với dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng là 25%. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các dịch vụ này chỉ được cung cấp cho đối tượng sử dụng là người nước ngoài. Đây là loại hình dịch vụ không khuyến khích kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy, để góp phần hướng dẫn kinh doanh và tiêu dùng, đề nghị mức thuế suất điều chỉnh lên 30% (tăng 5% so với hiện hành).

Về các nội dung quy định về quản lý thuế, Luật Quản lý thuế đã quy định các nội dung về quản lý thuế cho các loại thuế, vì vậy bãi bỏ các nội dung quy định về quản lý thuế tại Luật thuế TTĐB như: Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện luật thuế TTĐB (Điều 4 Chương 1); đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế (Điều 8, 9, 10, 11, 12, 14 và Điều 15 Chương III); xử lý vi phạm, khen thưởng (Điều 17, 18, 19, 20 Chương V); khiếu nại, khởi kiện và thời hiệu (Điều 21, 22 Chương VI); Tổ chức thực hiện (Điều 23, 24, 25 Chương VI) và Luật thuế TTĐB (sửa đổi) lần này không quy định các nội dung về quản lý thuế.

(Theo Thời báo Tài chính)

 

Các văn bản liên quan