Trích ý kiến của Đại biểu Hồ Văn Năm – Đồng Nai về Dự thảo Luật bồi thường nhà nước.

Thứ Ba 16:31 26-05-2009

Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp, chỉnh lý và tiếp thu Luật Bồi thường Nhà nước. Tuy nhiên, tôi xin có 4 ý kiến bổ sung trong dự luật này.

Thứ nhất, tôi đề nghị bổ sung Điều 26. Trong này chúng ta xét rất nhiều, căn cứ bản án, nhưng trên thực tế chúng ta chưa đề cập đến người bị tạm giam dài hơn bản án mà Tòa án đã tuyên. Tức là bản án Tòa án tuyên thấp hơn thời gian bị cáo bị tạm giam. Tôi đề nghị nên bổ sung, vì thực tế bản án sơ thẩm, ví dụ sơ thẩm xử 12 tháng, bị cáo chống án nhưng lên cấp phúc thẩm để kéo dài đến 14 tháng mới xử thì người ta ở kéo dài 2 tháng. Bản án đó tôi đề nghị nên đề cập và trách nhiệm phải bồi thường khi người ta bị tạm giam quá thời hạn bản án đã tuyên.

Thứ hai, về trách nhiệm, Điều 27 là trường hợp không bồi thường. Tôi đề nghị nên bổ sung là "những người có hành vi mà phạm tội nghiêm trọng, bị bắt quả tang nhưng sau đó xác định họ không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì không bồi thường", vì trên thực tế những trường hợp như các đồng chí khác phân tích. Có nhiều trường hợp cướp, tội giết người nếu xảy ra mà không bắt, thì không có mang tính chất răn đe cũng như phòng ngừa, sau đó đưa đi giám định người ta xác định là tâm thần không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì không cấu thành tội phạm buộc cơ quan điều tra cũng như viện kiểm sát bồi thường thì tôi thấy việc này không có án. Do đó tôi đề nghị bổ sung vào Điều 27 là "những người có hành vi phạm tội quả tang, phạm tội nghiêm trọng bị bắt quả tang nhưng theo sau đó xác định họ không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì được bổ sung vào Điều 27". Điều 30 tôi thấy chúng ta đề cập đến vấn đề hành động, hành vi không hành động thì chúng tôi thấy nên bổ sung vào Điều 30 của cơ quan điều tra là không tiến hành điều tra các tội phạm sau đó dẫn đến hết thời hiệu. Một số đơn thư khiếu nại, tố cáo xác định có tội phạm, nhưng cơ quan điều tra cũng như điều tra viên thiếu trách nhiệm không tiến hành điều tra các loại tội phạm đó dẫn đến kéo dài hết thời hiệu gây thiệt hại cho những người bị hại thì trách nhiệm cơ quan điều tra phải bồi thường, trong đây chúng ta chỉ đề cập hai hành động là tạm giữ và khởi tố bị can không được viện kiểm sát phê chuẩn thì chúng ta tiến hành bồi thường nhưng thiếu trách nhiệm, buông lỏng trách nhiệm không điều tra thì chúng ta thấy không đề cập đến. Điều 31, tôi thấy trách nhiệm bồi thường kiểm sát, tôi thống nhất với đại biểu trước, tôi đề nghị nên xác định lại theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại nhưng Viện kiểm sát không thực hiện việc chuyển hồ sơ để cơ quan điều tra lại dẫn đến thời hiệu xử lý vụ án không còn, trách nhiệm này của Viện kiểm sát phải bồi thường, chúng tôi xác định đúng nhưng nếu ghi Viện kiểm sát điều tra lại tôi thấy không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Do đó tôi cũng thống nhất đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và chỉnh sửa lại.

 

Các văn bản liên quan