Góp ý của ông Nguyễn Văn Thuận – Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật
Xin báo cáo đồng chí Chủ tịch, và
các đồng chí tôi xin nói thêm về xung quanh Khoản 6 Điều 103 chỗ anh Hiền nói
thực ra tôi cũng đọc rất kỹ ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế thì trong nền
kinh tế thị trường đa thành phần sở hữu, sở hữu chéo giữa thể nhân, pháp nhân
thì nó cũng đơn giản thôi, chuyện đấy là chuyện bình thường. Nhưng riêng trong
ngân hàng và hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng thì sở hữu chéo thì lại
hết sức phức tạp. Đặc biệt trong điều kiện như tình hình hình kinh doanh của
chúng ta hiện nay, làm ăn bất chấp pháp luật rồi đôi khi cũng đánh bóng thương
hiệu v.v... nó sẽ tạo ra vốn ảo. Còn bây giờ chúng ta nói là khống chế, có
khống chế được không, khống chế được bao nhiều phần trăm vốn. Vì thực ra tổ
chức tín dụng của chúng ta hết sức đa dạng, có một tổ chức tín dụng thôi nhưng
số lượng vốn rất lớn, nhưng có hàng trăm tổ chức tín dụng nhưng số lượng chỉ
bằng độ 1 - 2 cái thôi. Thì cái khống chế số lượng là không được, nó khó thế.
Khống chế tỉ lệ vốn thì cũng lại rất khó, nhân chúng tôi nghĩ là riêng sở hữu
chéo giữa các tổ chức tín dụng mà đặc biệt trong điều kiện của chúng ta hiện nay
là hết sức thận trọng, cho nên tôi tán thành với cơ quan soạn thảo là chưa nên
mở cái này. Hãy xiết chặt lại chứ nếu không nó xảy ra rủi do nó không chỉ an
toàn trong hệ thống tín dụng đâu mà nó còn gây thiệt hại cho người gửi nữa, rồi
nó tạo ra việc này, việc khác.
Tôi thì cũng thú thực như thế này:
sở dĩ tôi ủng hộ những ý kiến của cơ quan Soạn thảo xung quanh cái xiết chặt nó
là để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, hệ thống ngân hàng chúng ta có vấn
đề gì, sụp đổ cả hệ thống này, mất thể chế chính trị. Tôi thì tôi ủng hộ xu
hướng là xiết chặt, quan trọng nhất là nó không vi phạm luật pháp quốc tế. Còn
chúng ta làm được chặt là tốt, vẫn thúc đẩy được kinh doanh còn về xu thế thì
báo cáo các đồng chí là trong quản lý Nhà nước thì thường thường anh bị quản lý
bao giờ cũng muốn thoải mái, còn người quản lý bao giờ cũng phải muốn quản lý
chặt. Nhưng ở đây tôi hình dung cũng không phải là ý thức bên ngân hàng muốn
quản lý cho chặt vì không quản lý được đâu mà cái chính là lo ngại một đảm bảo
tính an toàn của hệ thống của chúng ta. Tôi thiết tha đề nghị các đồng chí bên
thường trực Ủy ban kinh tế, các đồng chí ngân hàng trao đổi kỹ những nội dung
mà đang chưa thống nhất và theo hướng là như cơ quan sạo thảo.
Còn chỗ về thông tin thì thực ra tôi
ủng hộ chỗ thường trực Ủy ban kinh tế theo hướng thế này, đành rằng chúng ta
cần phải có những quản lý nhưng không thể bưng bít được, vì nếu không nói thì
thế nào rồi dân cũng biết vì chẳng có việc gì họp Bộ chính trị hôm nay, họp
Trung ương ngày mai đã xôn xao dư luận ở bên ngoài rồi, thế thì chúng ta cứ giữ
làm gì. Nhưng mà đúng phải cân nhắc thời điểm ý của Ủy ban kinh tế tức là thời
điểm, nó vừa mới đụng đến cái nhưng đến thời điểm nào thì chúng ta phải công bố
với dân để nó tránh một cái rằng cứ đồn thổi thế này, thế khác. Vừa rồi như năm
ngoái, năm kia bảo ông Phó Thống đốc hay Tổng giám đốc Ngân hàng bỏ trốn đi đâu
đấy thì nó xôn xao hết cả, rối hết cả lên. Về mặt Nhà nước phải có công bố, còn
công bố lúc nào, thời điểm nào thì đấy là cân nhắc, nhưng không thể không công
bố được, tôi ủng hộ theo hướng đó, bây giờ chúng ta cũng phải làm quen dần với
hành xử rồi trong bảo vệ quyền lợi công dân, trong lợi ích quốc gia, nhưng phải
có đặt trong lợi ích chung, có khi công bố mà lại có lợi hơn là không công bố
thì chúng tôi nghĩ như vậy. Chứ còn chẳng quốc gia nào người ta coi thường sự
an toàn của hệ thống an toàn với cái này đâu, nhưng phải cân nhắc nó, tôi xin
hết ý kiến.