VPLS Bizlink góp ý 11 điều khoản cụ thể

Thứ Hai 15:37 29-06-2009

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BIZLINK - NHẬN XÉT VÀ GÓP Ý VỀ

DỰ THẢO 4 LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Stt

Điều khoản/ Phạm vi đề cập

 

Nhận xét

Đề xuất sửa đổi bổ sung

A

LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1

Điều 6

Trong khi "Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.", thì tổ chức tín dụng trong nước thì lại không thể được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều này phần nào làm hạn chế quyền của các tổ chức, cá nhân trong nước trong hoạt động này.

Ngược lại, các tổ chức, cá nhân Việt Nam  thì được thành lập theo hình thức tổ chức tín dụng cổ phần, trong khi các nhà đầu tư/tổ chức tín dụng nước ngoài lại không thể. Điều này cũng hạn chế quyền của các bên đó.

Nên xem xét để mở rộng loại hình tổ chức doanh nghiệp đối với các tổ chức cá nhân trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài trong việc thành lập tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

2

Điều 8

Chưa có sự chặt chẽ, thống nhất trong cách diễn đạt nội dung giữa đoạn 1 và đoạn 2.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thuộc phạm vi của định nghĩa "tổ chức tín dụng" trong luật này, nhưng vẫn đuợc tiến hành hoạt động ngân hàng. Do đó quy định: "Không một tổ chức, cá nhân nào ngoài tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động ngân hàng." là chưa chính xác.

2. Ngoài các đối tượng như quy định tại đoạn 1 Điều này, không tổ chức, cá nhân nào được thực hiện hoạt động ngân hàng.” 

 

3

Điều 10

Quyền lợi của khách hàng còn có thể được đảm bảo trên một phương diện nữa, đó là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho khách hàng nếu sai phạm xảy ra là do lỗi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và gây ra thiệt hại chính đáng cho khách hàng, cho dù có trường hợp bất khả kháng, theo mức độ phù hợp với quy định của pháp luật.

Đây là một yêu cầu nhằm tăng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Bổ sung:

6. Đền bù thiệt hại cho khách hàng nếu sai phạm xảy ra là do lỗi của tổ chức tín dụng và gây ra thiệt hại chính đáng cho khách hàng, cho dù có trường hợp bất khả kháng theo mức độ phù hợp với quy định của pháp luật.

4

Điều 20

Trước đây, NHNN đã ban hành Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN về Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Các quy định về việc phải đệ trình danh sách cụ thể và các hồ sơ pháp lý của các nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xét trên nhiều khía cạnh là chưa hợp lý, mang tính hình thức, không phù hợp với thực tiễn.

Đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện đối với các nhân sự quản trị, điều hành, kiểm soát đối với các tổ chức tín dụng là cần thiết nhưng Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện "hậu kiểm", thay vì trong hồ sơ xin phép phải trình danh sách cụ thể cũng như các tài liệu pháp lý của những nhân sự dự kiến (trong đó có thể có yêu cầu về việc xin xác nhận của đơn vị/tổ chức nơi mà người đó đang công tác - điều này rất không phù hợp với thực tế).

 

5

Điều 22

"Trong thời hạn 360 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài."

Thời hạn cấp Giấy phép trong dự thảo quy định là 360 ngày. Đây là một quy định có thể khá gần với thực tiễn khung thời gian xét duyệt và cấp phép hiện nay, nhưng có lẽ thời gian như vậy là khá dài.

 

 

 

Nên xem xét quy định cấp phép theo kiểu hai giai đoạn: (i) Phê chuẩn nguyên tắc và (ii) Cấp phép chính thức.

Nên có quy định về thời hạn cho ý kiến, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hồ sơ, cơ chế phối hợp giữa cơ quan cấp phép và những người xin phép thành lập trong quá trình xin phép. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các bên sáng lập có thời gian, điều kiện và cơ sở để chuẩn bị các yếu tố về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống, v.v.

Nếu quy định như hiện nay thì có thể dẫn đến một tình huống là chủ sở hữu phải đợi trong một khoảng thời gian dài (360 ngày) trong một tình trạng bất chắc bởi vì NHNN có thể khi hết thời hạn đó trả lời "không" đối với hồ sơ xin phép đã trình nộp.

6

Điều 23

Điều 23 của Dự thảo nêu “1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải nộp một khoản lệ phí cấp Giấy phép bằng 1% vốn điều lệ hoặc vốn được cấp.”. Mức 1% của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp là một mức khá cao khi xem xét mức vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng có thể lên tới hàng nghìn/chục nghìn tỷ đồng.  

Nên xác định lại mục tiêu của việc thu phí này để tăng thu cho ngân sách hay là xét đến tính phức tạp của việc thẩm định hồ sơ cấp phép và có cân nhắc cho phù hợp hơn.

7

Điều 30

Khái niệm “đơn vị sự nghiệp” nên được hiểu như thế nào trong hoạt động kinh doanh?

Dùng thuật ngữ trong hệ thống luật áp dụng hiện nay để tránh gây ra  hiểu lầm.

8

Điều 51

Theo quan điểm của chúng tôi, việc NHNN phê chuẩn danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là một sự can thiệp sâu vào công việc điều hành nội bộ của tổ chức tín dụng, vượt quá chức năng, quyền hạn của NHNN là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối, hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Trong khi pháp luật đã có những tiêu chuẩn cụ thể về thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chẳng hạn, NHNN sẽ phải đặt ra những tiêu chuẩn mới về những người được dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng so với quy định đã minh bạch của pháp luật? NHNN sẽ thành lập ra một uỷ ban có chuyên môn để đánh giá những tiêu chuẩn này? Ai sẽ có đủ chuyên môn để đánh giá và thẩm định? Khi mà NHNN có chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để đảm bảo hoạt động theo quy định của pháp luật, thì NHNN không cần là người trực tiếp phê chuẩn  tư cách thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng. Việc phê chuẩn như trên của NHNN không phải là cách làm căn bản để bảo đảm sự lành mạnh trong hoạt động của tổ chức tín dụng, mà ngược lại, có thể tạo cơ hội cho những ảnh hưởng tiêu cực trong cơ chế quản lý giữa NHNN và tổ chức tín dụng như cơ chế xin – cho.

Nên xem xét bỏ Điều 51 trong Dự thảo.

9

Điều 106

Tương tự như môi giới tiền tệ, khái niệm và phạm vi uỷ thác, được uỷ thác, giao đại lý, đại lý cần được làm rõ trong Dự thảo trước khi NHNN có thể ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Trên thực tế, hoạt động uỷ thác và đại lý của các tổ chức tín dụng đã rất sôi động trên thị trường tài chính, nhưng cho đến nay chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn về vấn đề này. Luật các tổ chức tín dụng với chức năng là văn bản quy phạm quy định hoạt động của tổ chức tín dụng nên đưa ra khái niệm/quy định chung về vấn đề này làm cơ sở cho việc cụ thể hóa tiếp theo.

Bổ sung khái niệm uỷ thác, được uỷ thác, giao đại lý, đại lý trong dự thảo.

10

Hoạt động tín dụng ở nước ngoài

Trên thực tế, nhu cầu của các tổ chức tín dụng đối với các hoạt động tín dụng ở nước ngoài là khá lớn (chẳng hạn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài, v.v). Tuy vậy, các văn bản pháp luật hiện nay chưa đề câp hoặc đề cập chưa cụ thể, do vậy các tổ chức tín dụng không có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện các hoạt động như vậy.

Trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi nên xem xét, quy định hoặc ít nhất là định hướng cho các hoạt động như vậy.

11

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức tín dụng

Mặc dù đã rất cổ gắng để sửa đổi bổ sung phù hợp với sự phát triển của hoạt động tài chính ngân hàng ở nước ta, Dự thảo vẫn chỉ dừng lại ở phạm vi điều chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam mà chưa điều chỉnh những hoạt động này khi chúng được thực hiện qua biên giới hoặc xuyên quốc gia.

Các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng như trong dự thảo sẽ được áp dụng chung cho việc tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, hay chỉ cho riêng doanh nghiệp Việt Nam? Với những cơ hội lớn khi tham gia hệ thống ngân hàng tài chính toàn cầu, hiện nay, không ít tổ chức tín dụng trong nước có nhu cầu thực sự để đầu tư ra nước ngoài như: thành lập công ty con, thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện ở các quốc gia khác, đầu tư vào các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm… Mặc dù sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại nơi tổ chức tín dụng Việt Nam đầu tư, nhưng với vai trò là mạch máu của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng Việt Nam nên được kiểm soát chặt chẽ hơn khi đầu tư ra nước ngoài.

Nên bổ sung thêm một phần nữa trong Dự thảo liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, trong đó quy định về nguyên tắc, điều kiện và thủ tục đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, phù hợp với các cam kết quốc tế đa phương và song phương của Việt Nam

Các văn bản liên quan