Góp ý của Ông Nguyễn Võ Liễu – TTK Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam

Thứ Ba 14:36 14-08-2007

Trong tình hình hiện nay và những năm tới, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ta vẫn rất cần hỗ trợ pháp lý, đặc biệt các doanh nghiệp vận tải ô tô đang là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều người lãnh đạo và quản lý doanh nghiẹpe vốn là người lao động (lái xe hoặc nông dân…) không mấy hiểm biết về các quy định pháp luật, quen với cách nghĩ sao làm vậy, miễn là có lợi nên chưa có ý thức dầy đủ về việc chấp hành pháp luật, thậm chí còn có những hộ kinh doanh làm ăn không trung thực, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật mà có thể từ sự hiểu biết pháp luật.

Hiện tượng chở quá tải, chạy quá tốc độ cho phép, vượt ẩu, chèn ép nhau trên đường, tranh khách, không chấp hành đúng hành trình, thu tiền không xuất vé…lập công ty mà phương tiện vẫn thuộc sở hữu của chủ xe, do chủ xe điều hành và tự trang trải…cũng có nguyên nhân từ thiếu hiểu biết pháp luật.

Thực trạng này đã minh chứng cho sự cần thiết hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vận tải ô tô.

Cũng từ thực trạng của các doanh nghiệp vận tải ô tô là hoạt động đơn lẻ nên chủ doanh nghiệp ít quan tâm đến máy vi tính và tiện ít của mạng công nghệ thông tin. Với số đông, hoạt động điều hành vận tải bằng điện thoại di động. Vì vậy, người chủ xe, người quản lý doanh nghiệp còn xa lạ với truy cập thông tin tư liệu pháp luật trên mạng. Điều này một lần nữa minh chứng cho sự cần thiết hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp vận tải ô tô.

Được tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chúng tôi bày tỏ mối quan tâm được hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp vận tải ô tô. Ban soạn thảo đặt ra với các doanh nghiệp sự đồng cảm của cả hệ thống quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập là hỗ trợ pháp lý.

Dự thảo Nghị định Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chắc chắn sẽ được ban hành trong thời gian tới, là quá muộn màng, nhưng còn hơn là không có nó.

Trước hết, chúng tôi nhất trí với kết cấu bố cục của Dự thảo và đề nghị bổ sung chương I Điều về giải thích từ ngữ. Hỗ trợ pháp lý là một nội dung của một tập hợp từ ‘mới mẻ” đối với doanh nghiệp, cần có giải thích, hiệp hội doanh nghiệp, và các tổ chức đại diện khác của doanh nghiệp…Đồng thời, cần bổ sung 1 chương về kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử phạt, khiếu nại và xử lý sai phạm, nhằm đảm bảo cho các quy định tại Nghị định này được thi hành đầy đủ và chuẩn xác

Thực tiễn trước đến nay, nhiều quy định pháp luật, kể cả Nghị định Chính phủ hay cao hơn nhưng chậm được hướng dẫn chi tiết, hoặc sự hướng dẫn giữa các cơ quan (Bộ, ngành, UBND…) không đồng bộ, không nhất quán và có cả trường hợp có cơ quan cố ý bỏ quên trách nhiệm hướng dẫn vì lý do nào đó. Ví dụ: Nghị định CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế, Bộ Tài chính có Thông tư 28 BTC hướng dẫn miễn giảm thuế trước bạ đối với tài sản của tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty, HTX, nhưng một số Cục thuế địa phương đã không phổ biến cho doanh nghiệp, HTX dẫn đến sự chậm trễ chuyển đổi HTX dịch vụ hỗ trợ sang HTX điều hành tập trung theo Luật HTX 2003, và phát sinh loại công ty TNHH, Công ty Cổ phần mà ô tô vẫn thuộc sở hữu cá nhân và thường được gọi là xe núp bóng doanh nghiệp.

Phải nhận rằng, các Cục thuế là cơ quan có sự hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thường xuyên nhất quan các lớp tập huấn, hướng dẫn các quy định về thuế. Điều này có thể nghiên cứu kinh nghiệm về hỗ trợ pháp lý để đưa vào Dự thảo nghị định.
Cũng vì những ý nêu trên, khoản 1 Điều 4 cần được làm rõ trách nhiệm phối hợp của các Bộ và UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Khoản 2 điều 4 có nên tên các hiệp hội doanh nghiệp. Vậy ở đây có bao gồm các tổ chức đại diện khác của doanh nghiệp không?

Khoản 2 Điều 5 quy định thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của doanh nghiệp, các bộ, UBND tỉnh có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực…để làm gì? Vì các văn bản này đã có trên các trang web của Bộ, ngành, UBND tỉnh. Hơn nữa, doanh nghiệp yêu cầu là gì. Có yêu cầu cần đáp ứng ngay cho doanh nghiệp, nhưng có yêu cầu cần sự thống nhất của nhiều Bộ thì lại khó mà thực hiện trong 3 ngày.

Doanh nghiệp vận tải ô tô cần ký hợp đồng vận chuyển một mặt thông qua biên giới mà họ không rõ là mặt hàng này pháp luật cho phép vận chuyển qua biên giới với điều kiện cụ thể nào, theo điều ước quốc tế hay cam kết nào? Việc trợ giúp pháp lý cần giải đáp ngay. Việc gửi văn bản lên Bộ quản lý hay Bộ Tư pháp. Bộ tiếp nhận yêu cầu nhưng không thuộc lĩnh vực phụ trách, có trách nhiệm chuyển tiếp cho Bộ phụ trách lĩnh vực đó, hay trả lại doanh nghiệp.

Điều 7 khoản 1 điều 7 quy định sự phối hợp giữa các Bộ, UBND tỉnh với VCCI, liên minh hợp tác xã, tổ chức đại diện khác của doanh nghiệp (đây không có hiệp hội doanh nghiệp) nên hiểu như thế nào cho đúng. Điều 7 khoản 2 cũng vậy.

Điều 8 khoản 1 quy định Bộ, UBND tỉnh không có trách nhiệm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp (mà chỉ có trách nhiệm hỗ trợ pháp lý) là chuẩn xác, song việc hỗ trợ pháp lý không chỉ bồi dưỡng kiến thức mà còn là phổ biến pháp luật, có thể có sự chỉ dẫn - khoản 2 điều 8 đã nêu rõ trách nhiện của Bộ chủ trì quản lý nhà nước trong lĩnh vực mà liên quan đến nhiều Bộ. Quả thật sẽ khó mà trông chờ ở sự phân định này, nếu không xét đến một tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ pháp lý thống nhất do Bộ Tư pháp quản lý.

Điều 13 - Về tài chính phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Xin được lưu ý rằng lâu nay các Hiệp hội doanh nghiệp vẫn làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mà không có nhận được nguồn tài chính trợ giúp nào chỉ với lời giải thích là ngân sách nhà nước không quy định cấp cho hiệp hội. Song Nghị định 88 NĐ-CP của CP về Hội có quy định giao dịch vụ công cho hiệp hội và được cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ đó. ở Nghị định thì ra sao? Nên chăng có quy định về quỹ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Một vấn đề cần được xử lý giữa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với công tác tổ chức đăng ký kinh doanh theo pháp lý cho doanh nghiệp với công tác tổ chức đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Hiện trạng là rất nhiều hộ kinh doanh không có đăng ký hoặc không đăng ký kinh doanh (thiếu điều kiện kinh doanh) vì thiếu hiểu biết pháp lý. Nên chăng có hoạt động hỗ trợ pháp lý trên đăng ký kinh doanh.
 

Các văn bản liên quan