Góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Du lịch

Thứ Sáu 20:32 03-11-2006

Điều 2 :   C hính sách phát triển du lịch

Khoản 5   điểm a : Đề nghị bỏ cụm từ “ hiện đại của các hãng sản xuất uy tín trên thế giới “ bỡi vì không có cơ sở để phân biệt hãng nào trên thế giới sản xuất phương tiện vận chuyển cao cấp; cáp treo; thiết bị chuyên dùng là có uy tín hoặc nếu lỡ nhập khẩu từ các hãng không xác định được là có uy tín thì nhà nước sẽ không cho áp dụng ưu đãi thuế hay sao? Theo chúng tôi pháp luật không thể có sự quy định phân biệt và không có cơ sở áp dụng như nêu trên.

Do đó khoản này đề nghị xem xét quy định lại như sau:

-------------------------------------------------------------------------------------

“ Ư u đãi về thuế nhập khẩu cho các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, các loại cáp treo; trang thiết bị chuyên dùng cao cấp khác cho khu du lịch quốc gia, khách sạn và làng du lịch từ 3 sao đến 5 sao, khu biệt thự du lịch và khu căn hộ du lịch cao cấp;

------------------------------------------------------------------------------------------

Khoản 5 điểm b :  Cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi được hiểu như thế nào là được vay với thuế suất ưu đãi hay được ưu đãi cả thời hạn vay thuộc loại nguồn vay trung hạn và dài hạn , thông thường các nguồn vay ưu đãi là loại này.   

Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem lại quy định  này.

 

 

Điều 23 : Quản lý,sử dụng tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế

 

Khoản 3 điểm a đề nghị sửa cụm từ “ Trọng tài kinh tế  “ thành “ Trọng tài thương mại “ vì hiện nay Việt Nam không còn Trọng tài Kinh tế chỉ có Trọng tài thương mại. Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi lại quy định này cho phù hợp.

 

Khoản 4 quy định “ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút từ tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp phải bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo quy định. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

 

Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch tại  điều 9 khoản 6 điểm b thì sẽ phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi : “ Không đảm bảo đủ số tiền ký quỹ theo quy định“ mà trong Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Du lịch không quy định phạt khi doanh nghiệp rút tiền ký quỹ không trả lại vào tài khoản trong thời hạn quy định là không ổn. Nên phần này khoản 4 điều 23 cần quy định bổ sung là : “ sẽ bị phạt vi phạm hành chính và sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế “. Do đó khoản này đề nghị xem xét quy định lại như sau :

-------------------------------------------------------------------------------------------

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày tiền được rút từ tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp phải bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo qui định. Sau thời hạn trên, n ếu doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.”

-------------------------------------------------------------------------------------------

Điều 25 : Các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch

Khoản 1 điểm a : Loại có động cơ : ngoài ô tô  nên bổ sung xe gắn máy

Vì một số địa phương nay đã tổ chức những đội xe gắn máy tốt phục vụ công cộng và định hướng phát triển tại sao không cho loại phương tiện này phục vụ khách du lịch và nếu Nghị định này không bổ sung kể từ nay các hãng du lịch không thể phát triển sử dụng phương tiện xr gắn máy .Chúng tôi e rằng Nghị định này xâm phạm đến quyền phục vụ khách của số xe gắn máy (honda ôm). Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung cho quy định  này.

 

 

Điều 26 : Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch.

Khoản 1 điểm c :đề nghị xem lại điều kiện : “ phương tiện thông tin liên lạc “ đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hiểu như thế nào là điện thoại gắn liền theo phương tiện vận chuyển hay theo tài xế ( điện thoại di động) vì nếu quy định như trong dự thảo có nghĩa là gắn liền theo xe, hiện nay thực trạng của các phương tiện không mấy loại có trang bị điện thoại gắn liền theo xe.

Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại điều kiện này.

 

Khoản 1 điểm d : Về điều kiện : “ có hình thức đẹp, tiện nghi, nội thất hài hòa “ là quy định không có cơ sở để xem xét? như thế nào là hình thức đẹp? tiện nghi đã được liệt kê nếu đủ các thứ luật quy định là thỏa mãn tiện nghi rồi, như thế nào là nội thất hài hòa? Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ điều kiện này.

 

Khoản 3 điểm a : Đối với phương tiện  giao thông không có động cơ : ( xe xích lô đạp ; xe đạp kéo ; xe súc vật kéo ) không thể có đầy đủ các giấy chứng nhận đăng ký phương tiện nhất là xe súc vật kéo. Cần phải quy định sao cho đa dạng các loại hình phục vụ hoạt động du lịch.Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại điều kiện này.

 

Khoản 3 điểm b : như đã phân tích ở trên nên bỏ cụm từ “ có hình thức đẹp, hài hòa “ ; đối với phương tiện giao thông đường thủy ngoài quy định trên phải trang bị áo phao hoặc pháo cứu sinh đề nghị thêm nhóm từ : “ cho đủ số hành khách vận chuyển và các nhân viên phục vụ trên phương tiện

Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung nội dung này.

 

 

Điều 38 : Điều kiện cụ thể kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

Khoản 4 : Người sống trong nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê không sử dụng chất gây nghiện, không mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật

Nội dung này có 02 vấn đề cần được làm rõ “Người sống trong nhà ở “ là người nào, người cư trú hay người thường trú ; và “bệnh nào được xem là bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật” . Lúc cấp phép kinh doanh thì không có người này nhưng sau khi cấp phép xong hoạt động được một thời gian thì có người này thì sẽ giải quyết như thế nào .Có được xem là không còn đủ điều kiện kinh doanh rút phép kinh doanh hay không ?

Do vậy theo chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét quy định lại rõ hơn.

 

 

Điều 56 : Bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch

Khoản 3 : Giấy chứng nhận đã qua khóa bồi dưỡng kiến thức định kỳ có giá trị trong thời hạn một năm .Tại sao phải quy định giá trị thời hạn và mục đích quy định để làm gì ?  Nếu giấy này có giá trị để xét cấp hoặc đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch thì chỉ cần quy định nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch là phải tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng định kỳ hàng năm. Khi chúng tôi nghiên cứu thì không thấy quy định giấy này dùng để làm gì ? Thông thường các giấy chứng nhận có điều kiện chỉ quy định thời hạn để người được cấp trong một thời hạn nhất định nếu quá thời hạn đó phải được cấp lại như : chứng chỉ vi tính 06 tháng ; chứng chỉ ngoại ngữ 02 năm chẳng hạn. Do vậy theo chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét ý nghĩa của việc quy định này

 

 

Điều 61 : Nội dung cơ sở dữ liệu du lịch

Ngoài những quy định trong dự thảo theo chúng tôi các thông tin khác có liên quan đến hoạt động du lịch như : các địa chỉ điện thoại cần biết ; cơ quan lãnh sự ngoại giao ; tỷ giá ngoại tệ . . . . cũng nên xem là nguồn của cơ sở dữ liệu du lịch . Do vậy chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung nội dung này.

Các văn bản liên quan