Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Đình Lộc – Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Năm 15:30 26-10-2006
Kính thưa đoàn Chủ tịch!

Kính thưa quốc hội!

Chúng tôi xin có một số ý kiến phát biểu về Dự án Luật này.

Trước hết, chúng tôi xin biểu thị sự đồng tình một cách thực tâm, chứ không phải xã giao. Hoan nghênh một cách thực sự sự tiếp thu. Vì rõ ràng là Ban soạn thảo cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những điều chỉnh rất lớn về một loạt những vấn đề trong này. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn đối với chúng ta, chúng tôi nghĩ rằng cư trú là vấn đề rất mới đối với chúng ta và việc tiếp tục cùng nhau suy nghĩ, vì nhận thức là một quá trình, cho nên phải tiếp tục suy nghĩ để hoàn chỉnh những cái gì chúng ta thấy còn vướng.

Trước hết chúng tôi xin nói rằng chúng ta phải làm rõ khái niệm tự do cư trú là gì, quyền tự do cư trú là gì, nếu như không làm rõ được thì sẽ rất lúng túng khi nói phạm trù liên quan đến nó. Theo cách hiểu thông thường trong sách vở ta hay nói và có lẽ cuộc sống cũng phải chấp nhận như vậy. Quyền tự do cư trú là quyền tự do lựa chọn nơi mình cư trú, đương nhiên một sự lựa chọn phù hợp với quy định của pháp luật chứ không phải muốn ở đâu thì ở, quy định của pháp luật rất đầy đủ vấn đề này, nhà của người ta anh không được vào ở, nếu anh không được sự đồng ý của chủ, công sở của một cơ quan anh không được vào đấy ở, đó là việc phù hợp với quy định của pháp luật. Trên thực tế có nhiều vùng cấm chúng ta không cho dân vào, bất kỳ ai vào cũng không được thì nó phù hợp với pháp luật. Nhưng phải nhấn mạnh tự do lựa chọn nơi mình cư trú, phù hợp với quy định của pháp luật. Ở Điều 10 tôi thấy được sự lựa chọn nhưng thiếu sự tự do, tôi đồng ý với vế sau là phù hợp với quy định của pháp luật. Đó là ý thứ nhất chúng tôi muốn phát biểu, đây là vấn đề không còn đi vào những vấn đề chung nữa mà muốn đi vào từng điều một thì chúng tôi xin lần lượt nói như sau. Điều tự do cư trú chúng tôi xin nói rõ là tự do lựa chọn.

Điều 5 chúng tôi đề nghị đã nói đến quyền cư trú thì phải nói quyền tự do cư trú chứ không có quyền cư trú, khác với quyền tự do cư trú. Đã nói đến quyền là quyền tự do cư trú, không thể nói là quyền cư trú được. Vì vậy chúng tôi đề nghị sửa lại tiêu đề của Điều 5.

Chúng tôi muốn đi vào những điều sau. Điều 9 các hành vi bị nghiêm cấm. Lần trước chúng tôi đã phát biểu 1 lần, 1 ý chưa thấy tiếp thu ở đây. Một hiện tình mà chúng ta cho đến bây giờ vẫn phàn nàn, đó là rất nhiều cơ quan lạm dụng việc sử dụng hộ khẩu và xin thưa theo một con số gần đây tôi được biết. Khi tôi làm việc có cuộc hội thảo ở Bộ Công an mà chúng tôi được mời thì các đồng chí có trách nhiệm của Bộ Công an cho biết không phải 380 văn bản đâu, mà hiện nay đến 420 văn bản liên quan đến hộ khẩu.

Vì sao có tình hình nhiều văn bản liên quan đến hộ khẩu như thế, tôi nghĩ ở đây cũng tiện thể, có lẽ trách người lạm dụng nó thì cũng đúng nhưng mà do lâu nay chúng ta không ngăn chặn, nó tiện thể, cho nên người ta cứ dùng. Bản thân Quốc hội chúng ta theo con số của Bộ Công an có 6 luật đề cập đến hộ khẩu, liên quan đến hộ khẩu. Nhưng khi chúng ta đưa hộ khẩu vào như một điều kiện để thực hiện quyền nào đó thì Quốc hội ta đã cân nhắc kỹ chưa? Tôi đã dự nhiều phiên họp về cái này nhưng chưa thấy chỗ nào chúng ta đề cập đến vấn đề này cả. Vì vậy tôi nghĩ cần có một điều cấm, tại sao chúng ta không quy định là cấm lạm dụng sổ hộ khẩu để vi phạm đến quyền của người dân, tức là cấm cơ quan ấy.

Tôi đề nghị phải chăng trong luật này phải có một điều rằng ai, cơ quan nào, bản thân Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ hay các Bộ, ở đây là Bộ Công an có quyền cho phép một việc nào đó được sử dụng hộ khẩu như một điều kiện hay không, ai có quyền làm việc đó, điều này chưa được quy định. Chẳng hạn một địa phương người ta có thể đưa hộ khẩu như là một điều kiện để thực hiện quyền nào đó, cả một trường học, nhà hộ sinh cũng có thể đưa ra điều kiện này. Cho nên, không phải ai cũng có thể dùng sổ hộ khẩu như là một điều kiện để ra điều kiện đó với người công dân để thực hiện quyền của họ.

Tôi đề nghị phải làm rõ chỗ này, như thế là chúng ta mới cấm một phía thôi. Đó là điều chúng tôi nói về điều cấm.

Điều 10 cũng thế, chúng tôi đề nghị dùng chữ "quyền tự do cư trú của công dân" chứ không nói "quyền của công dân về cư trú", mà "quyền tự do cư trú của công dân". Khoản 1, lựa chọn quyết định, tự do lựa chọn là quyết định rồi, lựa chọn nó bao hàm chữ "quyết định" đó. Tiếp nữa, các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú, ở đây chúng tôi thấy cũng có một vấn đề, có lẽ chúng ta cũng chưa thể hiện một cách quán triệt, một cách nhất quán, các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú, chúng tôi đề nghị là ở đây có ba điểm, 1, 2, 3 là những người bị cấm tự do cư trú hay là hạn chế, đây là những luật riêng đã quy định, còn luật này của chúng ta là luật tự do cư trú nói chung, không nhất thiết phải đưa vào luật này. Điều 11: Đó là những luật có tính chất xử lý chế tài mà các bộ luật xử phạt hành chính, hình sự đã quy định. Nên đưa Điều 11 ra khỏi luật này, vì đưa vào đây nó thừa và nặng nề thôi.

Trước Điều 12 xuất trình hộ khẩu, trách nhiệm của công dân về cư trú, ở đây chúng tôi muốn sửa lại một ý, chúng ta đã nói đến quyền cư trú như là quyền tự do cư trú, quyền của công dân thì không nên nói đến nghĩa vụ cư trú. Tôi đồng ý cách sửa này, nhưng nên nói rằng trách nhiêm của công dân phát sinh từ việc thực hiện quyền tự do cư trú, và đã làm rõ ràng hai vấn đề như thế. Trách nhiệm khi sử dụng quyền đó thì nó mới rõ hơn. Như vậy ở đây có Khoản 4 chúng tôi thấy hơi ngờ ngợ, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu, không biết ai là người có thẩm quyền ở đây? Bất kỳ người nào cũng có quyền, cùng chuyện đó tôi có quyền hỏi hộ khẩu anh thì làm thế nào? Phải chăng phải quy định cụ thể hơn.

Điều 13 về mặt ngữ pháp: Trên đã nói cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Như thế tức là cư trú không có tạm trú rồi, thường xuyên cư trú là thường trú, như thế tạm trú đặt ở đâu? Chỗ này yêu cầu viết lại chặt chẽ hơn, Điều 13 nơi thường trú là nơi sinh sống thường xuyên, ổn định, còn nơi tạm trú thì không thường xuyên.
Điều 14 nơi cư trú của người chưa thành niên. Khoản 2 nói người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ nếu cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định", không biết chỗ "hoặc pháp luật quy định"là điểm gì thì tôi không rõ. Tôi ngồi nghĩ không biết chỗ này là cái gì? lúc bấy giờ người ta mới hỏi còn có điều kiện nữa là "được pháp luật quy định" bố mẹ đồng ý rồi nhưng phải có pháp luật quy định thì không biết chỗ nào trong này.

Điều 15 cũng thế "được sự đồng ý của người giám hộ hoặc được pháp luật có quy định" không biết pháp luật quy định cái gì?

Điều 16 "nơi cư trú của vợ chồng là nơi thường xuyên vợ chồng chung sống, vợ chồng có thể ở nơi ở khác nếu có thỏa thuận, là vi phạm quyền tự do cư trú" Chồng muốn ở phải phụ thuộc vào vợ, vợ muốn ở phải phụ thuộc vào chồng, đó là thỏa thuận ở đây. Trên thực tế hai vợ chồng không ly hôn, nhưng vẫn ở hai nơi mà chẳng thỏa thuận gì cả, thế thì làm thế nào? Trong trường hợp đó là người ta cư trú bất hợp pháp à? Tôi nghĩ là cần phải tính đến một cách đầy đủ ý tự do cư trú, tự do cư trú của một cá nhân chứ không phải của một đôi vợ chồng. Khi tôi nói tự do cư trú là tự do cư trú với xã hội nói chung, với Nhà nước, đồng thời cũng nói quan hệ giữa người này với người khác. Người này không thể cấm người khác tự do cư trú, không được xâm phạm đến quyền của nhau.

Tiếp đến, tôi nghĩ đưa Điều 17 vào đây có cần thiết không? Nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân đưa vào đây làm gì? Không cần thiết, chuyện này là thừa. Một ý nữa là chúng ta phải xem đăng ký hộ khẩu, đăng ký thường trú, tạm trú là một hành vi hành chính

Các văn bản liên quan