Trích ý kiến của ĐBQH Lâm Văn Kỷ – Tỉnh Sóc Trăng

Thứ Năm 10:08 31-08-2006

Kính thưa các đồng chí.
Tôi xin có một số ý kiến tham gia đóng góp cho Luật Cư trú.
Sau khi nghe tiếp thu, chỉnh lý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình hôm nay.
Về mặt quan điểm của luật này nó cũng tương đối rõ về vấn đề tự do cư trú, vấn đề quy định chung về bố cục dự thảo có nói tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội để bổ sung nội dung cụ thể đầy đủ hơn nội dung quyền cư trú của công dân và nghĩ vụ của công dân trong đăng ký cư trú.
Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu đóng góp trước đây thì quan điểm tôi xin nói một số ý về vấn đề cư trú và có cư trú, tạm trú, thường trú, lưu trú v.v.... Ở đây theo nhận thức của mình về vấn đề cư trú đó là vấn đề đã được Hiến pháp quy định rồi và trong thời gian qua cũng có thực hiện cư trú đối với công dân của mình. Ở đây khó khăn nhất trong thời gian qua, thì cư trú khó khăn nhất của người dân mình phải nói là chưa được tự do theo Hiến pháp là hộ khẩu và nơi ở. Cứ muốn có hộ khẩu thì phải có nơi ở, muốn có nơi ở thì phải có hộ khẩu đổ qua đổ lại làm phiền phức cho dân của chúng ta. Đó là vấn đề trong thời gian qua, gần đây các đồng chí còn nhớ năm 2003 có đại biểu Thường vụ Quốc hội Tráng A Pao có xin một bài báo, một tờ báo nói lên việc xin nhập cư trú, chuyển hộ khẩu từ quê về đây để nhập cư trú tại Hà Nội mà rất khó khăn, năm này sang năm khác nhập không được cũng do hộ khẩu.
Tôi thấy rằng trong trao đổi từ nãy đến giờ vấn đề cư trú gắn liền hộ khẩu, tạm trú gắn liền hộ khẩu, thường trú gắn liền hộ khẩu v.v.... Theo mình suy nghĩ về chỗ ở mới của người dân, tôi thấy rằng để được sinh sống và được đăng ký tạm trú, thường trú v.v... thì đó là quyền của công dân. Người ta có thể thực hiện quyền công dân người ta từ một địa phương nào đó đến Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến Thành phố Hà Nội để lao động, sinh sống hoặc học tập v.v... người ta sẽ được đăng ký tạm trú hoặc thường trú ở một địa điểm nhất định bằng giấy chứng minh nhân dân và giấy xin tạm vắng. Tôi nghĩ rằng đó đã đủ điều kiện cho cơ quan an ninh, cơ quan công an hoặc chính quyền ở nơi đó kiểm soát người đã đến địa phương mình. Sợ nhất là người ta tới người ta không đăng ký, người ta tới không trình báo người ta sinh sống làm mất trật tự tại địa phương đó, mình không có điều kiện quản lý được người đó.
Tôi nghĩ rằng nếu tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho dân trong vấn đề tạm trú và thường trú v.v... thì chỉ cần một giấy tùy thân, hiện nay gọi là giấy chứng minh nhân dân và giấy xin tạm vắng có thể người ta tới một địa điểm, khu phố, ấp, phường, thị trấn nào đó người ta sẽ sinh sống một cách dễ dàng. Tôi cho đó là một cách dễ nhất. Tôi cho người đi làm mướn ở một gia đình nào đó 1 năm hoặc, 2 năm trở lên. Khi ổn định người ta sẽ đăng ký xin cấp hộ khẩu ở tại nơi người ta thấy rằng người ta ở được, người ta ổn định rồi, người ta xin cấp hộ khẩu thì ở nơi đó sẽ cấp hộ khẩu cho người ta. Đồng thời người ta sẽ cắt hộ từ gốc từ nơi người cư trú gốc trước đây chuyển đến nơi cư trú mới. Lúc đó thực hiện hộ khẩu đối với người công dân mà đến một nơi ở ổn định.
Tôi nghĩ rằng không đề cập hộ khẩu đến vấn đề tạm trú, vấn đề thường trú ở đây, ví dụ nhà người ta đang ở, tự nhiên mình nhập khẩu vào thì người ta đâu có chịu. Nếu người ta không chịu, mà người ta thuê hợp đồng lao động thì người có thuê, cấp hộ khẩu vào gia đình người ta, người ta không có chịu đâu. Mà từ đó tới giờ không ai làm cái này, làm cái này là không được, không thể được, nó phức tạp ngay trong vấn đề Luật dân sự mình thấy rồi, cùng chung hộ khẩu nó khó khăn lắm. Tôi nghĩ rằng người ta thuê lao động, ví dụ một xí nghiệp người ta thuê đến 5, 10.000 lao động thì người chỉ cần hợp đồng lao động trình báo cho cơ quan quản lý hộ khẩu gần nhất để người ta sử dụng lao động lâu dài. Không thể một xí nghiệp mà cấp hàng ngàn hộ khẩu cho lao động ổn định lâu dài tại xí nghiệp của người ta. Tôi nghĩ cái đó không hợp lý, người lao động nào cũng vậy.
Do đó, tôi thấy cần cân nhắc thêm chỗ hộ khẩu, mà hộ khẩu ở đây đề cập tới khi ở ổn định và người ta sống tại đó lâu dài thì nghĩ rằng mới cấp hộ khẩu. Chứ còn cấp hộ khẩu mà thời gian ở 1 năm, 2 năm đòi cấp hộ khẩu thì không hợp lý, chỉ sử dụng một giấy thôi là đủ rồi, 1 giấy chứng minh nhân dân và giấy tạm vắng và giấy nơi quản lý hộ khẩu người ta tới người ta trình chỉ đóng một cái dấu rồi anh có mặt trình tôi anh ở đây một thời gian theo luật, anh ở lâu dài thì anh ở. Còn có khi người ta tạm vắng ở đây, người ta trình ở 3, 4 tháng không ở được thì người ta phải đi chỗ khác người ta sẽ trình một chỗ khác nữa. Đây là việc sống của con người ta cần phải sống, đi từ nơi này sang nơi khác để lao động sản xuất v.v... đây là chuyện thường xuyên trong thời chúng ta ngày hôm nay. Tôi nghĩ rằng cần đặt vấn đề, xin nói một ý này mà tôi cho là nó phù hợp trong xã hội ngày hôm nay, không đề cập tới phải có hộ khẩu mới được thường trú, phải hộ khẩu mới được mua nhà, phải hộ khẩu mới được ở nhờ thì nó phức tạp vô cùng tận cho người dân của chúng ta. Tôi suy nghĩ như vậy. Còn về thủ tục trình báo các thứ các đồng chí cũng nói rồi, ở đây nói cũng tương đối nhiều và tôi nghĩ rằng từ suy nghĩ như vậy ta xem các điều kiện, điều kiện đăng ký, điều kiện tạm trú, điều kiện thường trú và điều kiện ở ổn định lâu dài để cấp hộ khẩu thì vấn đề nào tốt nhất, tại sao đặt vấn đề người ở ổn định lâu dài xin cư trú được cấp hộ khẩu và phải cắt hộ khẩu từ nơi ở gốc của mình trước đây, chuyển về nơi ở mới của mình là ổn định lâu dài để trong quản lý Nhà nước của mình có doanh số tăng lên, giảm xuống thì đây là một vấn đề cần thiết, tôi nghĩ rằng đó là dễ dàng nhất mà Luật Cư trú của mình nếu tạo điều kiện thuận lợi cho dân rất là tốt. Các anh thấy một ví dụ đơn giản thôi nước ngoài đến Việt Nam chỉ cần một visa và xin trình báo tạm trú tại nơi nào đó thời gian ngắn người ta sẽ trở về địa phương người ta, trở về nước của người ta. Còn công dân Việt Nam chỉ cần một giấy chứng minh nhân dân hoặc một giấy tờ tạm vắng sẽ được ở một thời gian nhất định và khi ở không được người ta sẽ trở về quê người ta sinh sống thôi. Xin phát biểu một số ý như vậy

Các văn bản liên quan