Trích ý kiến của ĐBQH Trần Thị Tâm Đan – Chủ nhiệm Ủy ban VHGD, TN, TN và NĐ

Thứ Năm 10:06 31-08-2006

Kính thưa Hội nghị,
Tôi xin phát biểu mấy ý nhỏ về luật này:
Thứ nhất, tôi nghĩ rằng Luật Cư trú bản chất của nó là Luật quản lý sự cư trú, trong đó có nội dung quan trọng là di chuyển đến một nơi cư trú khác. Quản lý cư trú thực chất cũng để bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân. Tôi nghĩ luật này nó như vậy. Hiện nay có ý kiến lập luận rằng người ta sinh ra phải có một chỗ cư trú, tôi nghĩ điều này rất đúng trong thực tiễn. Có nghĩa là tất cả chúng ta ở đây và tất cả các em bé của bất kỳ một gia đình nào đẻ ra là cháu đó cơ nơi cư trú ngay ở nơi mà bố mẹ nó ở đấy thì đấy là quyền đương nhiên. Ở đây theo tôi, bản chất vấn đề có chỗ là di chuyển sự cư trú thì nó không thể đương nhiên được. Tức là chuyển đi chỗ này, chỗ khác thì không thể đương nhiên được mà người ta phải thực hiện một số thủ tục để quản lý.
Tôi chỉ nghĩ rằng tình hình cư trú vừa qua nó phức tạp, gay cấn và bức xúc nhiều chính là ở các tỉnh khác chuyển về các đô thị lớn để công tác và ở. Trong giải quyết vấn đề hộ khẩu cư trú cũng có những hiện tượng không lành mạnh, cho nên mọi người thấy rất bức xúc. Tôi thấy nếu ở nông thôn một người sinh ra, người ta ở đấy người ta trưởng thành, người ta đi học rồi sinh con thì đương nhiên người ta cư trú ở đấy và chẳng bao giờ có gì phức tạp cả. Cho nên tôi nghĩ nếu nói về tự do cư trú thì nước Việt Nam rất tự do, ai đẻ ra một cái là được cư trú ngay, chỗ cư trú là chỗ của bố mẹ đẻ mình ra. Bây giờ tôi xin bàn thẳng vào vấn đề bức xúc đó là vấn đề chuyển cư trú nhất là ở các đô thị.
Tôi nghĩ rằng hiện nay nó có một tình hình là các thành phố trước đây thường làm khó khăn trong việc cư trú, chính là vấn đề điều kiện phát triển và tất cả các dịch vụ xã hội. Bởi vì thường thường ngân sách đầu tư của Chính phủ nó không kịp thời ngay để có thể số người vào thành phố thường cao hơn tốc độ đảm bảo điều kiện xã hội. Ví dụ như trường học, bệnh viện, đường phố v.v... nó có tình hình đấy thành ra nó có sự giằng công nghệ. Tôi thấy hiện nay mình mở vấn đề này ra theo tôi khá thoáng, điều đó sau này Chính phủ sẽ có trách nhiệm từng thời hạn sẽ tính đầu tư cho các đô thị về hạ tầng kỹ thuật, để cho người mới về đô thị cũng có điều kiện ở tốt, chứ không có thưa các đồng chí tôi chỉ nói một ví dụ, tôi phụ trách thôi đó là một lớp học 20 học sinh trong một lớp đối với tiểu học đấy là một điều kiện hết sức tốt, chứng tỏ chất lượng khá hay chất lượng tốt, nhưng đã tới 60 em hoặc 40 em đã là chất lượng xấu rồi. Vì vậy nói thủ đô Hà Nội chất lượng tiểu học nếu xét về sỹ số trong lớp học là con số xấu, chính vì vấn đề dân cư dồn về nhưng điều kiện đáp ứng hạ tầng kỹ thuật kém. Tôi nói thêm chỗ đó chẳng qua sau này Chính phủ sẽ có trách nhiệm để giải quyết làm sao khi dân ở các tỉnh về thì con em vẫn được học hành là chuyện khác, chứ không phải chuyện luật này. Bây giờ đi thẳng vào một số vấn đề trong này tôi thấy như sau.
Trước hết điều đầu tiên tôi tán thành, vẫn duy trì hộ khẩu và tôi coi rằng hộ khẩu là một phương tiện để quản lý, chứ còn sự phức tạp nó là ở chỗ thái độ những người thực hiện thôi. Thứ nhất tôi thấy nếu có nhà ở liên tục một năm nếu đồng ý muốn chuyển về thì được chuyển.
Còn vấn đề nhà đi thuê nhà, cho mượn nhà mà các đồng chí phát biểu rằng hoàn toàn được tự do nhập khẩu, tôi cho rằng lại không tính đến một quyền tự do của người chủ nhân. Có đồng chí phát biểu phải dựa vào hợp đồng, có nghĩa bản chất của nó trong hợp đồng thuê nhà sẽ có mục là chủ nhà có đồng ý cho người thuê nhập khẩu không? Cũng không thoát khỏi được cái đó. Nhưng nếu các đồng chí giải quyết theo kiểu hoàn toàn được tự do hết thì tôi lại rất băn khoăn. Mình bảo đảm lợi ích cho người khác được tự do đăng ký, thì mình không đảm bảo quyền của người chủ sở hữu. Nếu anh muốn tự do hoàn toàn thì anh phải có nhà, còn anh đã phải đi thuê, đi ở nhờ, có nghĩa là điều kiện của anh có hạn chế. Tôi nghĩ quyền tự do cũng hạn chế, có nghĩa là người chủ nhà phải đồng ý và tôi còn đề nghị là trong luật phải ghi rõ nếu bây giờ hết hạn thuê thì vấn đề hộ khẩu giải quyết như thế nào. Trong này tôi thấy không ổn, tôi thấy cần phải rành rọt ra, khi hết hạn thuê, khi tôi không cho ở nhờ nữa, thì cũng phải tỏ rõ vậy những vị này có còn nhập hộ khẩu ở nhà tôi không chứ. Quyền đó là quyền chính đáng, nếu chúng ta chỉ quan niệm quyền của một phía hoặc của một quyền thôi thì tôi thấy không nên.
Ý kiến thứ hai, tôi cũng xin đề nghị với Ban soạn thảo ở Khoản 2 của Điều 26 và Điều 29, thực ra đọc kỹ thì hai điều này bổ trợ cho nhau. Khoản 2, Điều 26 quy định một câu tất cả ông bà, con cháu ruột thịt thì cho vào một quyển hộ khẩu nhưng các đồng chí lại mở ra ở Điều 29 là cho tách. Nhưng nếu nói về phương diện viết lách thì thực ra nó hơi mâu thuẫn, một là anh cho hết cả một chỗ, sau đó đến Điều 29 thì anh lại mở nó ra là nếu mà kết hôn thì được mở một hộ khẩu riêng.
Tôi đề nghị cách thể hiện các đồng chí nên thể hiện lại, bởi vì nếu tôi đọc ở Khoản 2 thì thấy nó vô lý. Trong này các đồng chí ghi ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, con cháu ruột thì cho vào một hộ khẩu. Nghe không ổn nhưng tôi đọc đến Điều 29 thì tôi thấy nó cũng ổn, ví dụ trong gia đình con kết hôn có thể tách, thà rằng thể hiện theo kiểu rõ ràng cả hai nơi đi, theo tôi tức là hộ khẩu trong một gia đình, nếu một người đã có xây dựng gia đình riêng, trong một ngôi nhà có thể có 2, 3 hộ khẩu, nếu trong này nói mỗi một câu là trong một ngôi nhà, tất cả dồn vào một hộ khẩu thì tôi nghe không ổn, viết như thế nó sẽ không nhất quán với Điều 29, chỗ đấy là chỗ tôi thấy nó không ổn. Tôi nghĩ nếu các đồng chí bảo giao hộ khẩu cho chính quyền, đúng là chính quyền phường, tôi nghĩ rằng người ta có trách nhiệm chung cả, nhưng lực lượng giúp cho chính quyền phường về phương diện quản lý dân cư thực sự là công an phường, bởi vì lực lượng công an phường đông hơn nhiều, chứ còn chính quyền phường có mấy xuất đấy thì các đồng chí biết rồi, chứ còn một phường là người ta có cả, nếu sau này hướng mà xây dựng các đồn công an theo mạng lưới thế này, thì tôi nghĩ rằng lực lượng đấy mạnh, người ta quản lý thì gọi là giúp chính quyền thôi, theo tôi chỗ ấy tôi cũng không băn khoăn gì, công an thực chất là người ta làm quản lý hộ khẩu.
Đo dó, mỗi một tổ dân phố cũng còn có một đống chí hộ tịch này khác, tôi nói thật với các đồng chí nhiều khi nhà tôi có gì liên hệ hỏi luôn đồng chí công an hộ tịch thì còn thuận, còn dễ, chứ mấy khi mình bước ra đến Uỷ ban Nhân dân phường. Theo tôi, chỗ ấy thực ra công an cũng là một cơ quan chức năng giúp cho chính quyền thì tôi cũng không băn khoăn lắm.
Còn bây giờ có một thực tế người ta thấy là trước đây khi nhập hộ khẩu vì rất là chặt chẽ, nên thực sự nó có tiêu cực không ổn lắm, dân băn khoăn nhiều, chỗ đó tôi nghĩ nó thuộc về chất lượng của các đồng chí bên công an làm thế nào để anh em có thái độ phục vụ cho nó thuận lợi hơn, tôi nghĩ tốt hơn. Hiện nay, nhập hộ khẩu tại Điều 21 đã mở ra một diện theo tôi rất thoải mái, rộng rãi, chứ trước đây như Hà Nội bố mẹ nhập về cũng rất khó, bây giờ mở hết cả rồi, cả anh chị em ruột muốn nhập về cũng được. Theo tôi Điều 21 tôi cho là một cái mở rất thoáng, do đó nó cũng tạo một sự tự do cư trú hơn rất nhiều.

Các văn bản liên quan