Góp ý của ĐBQH Đặng Như Lợi – Cà Mau

Thứ Hai 15:23 05-11-2007

Kính thưa Đoàn Chủ tịch, kính thưa các vị đại biểu Quốc hội.

Tôi xin được nêu những nội dung còn có ý kiến  khác với Dự thảo luật:

Một, đối tượng chịu thuế tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 nên sửa lại, bởi vì Khoản a viết: "Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp", xin bỏ "các khoản phụ cấp", vì trong tiền lương gồm có lương chính, các khoản phụ cấp và tiền thưởng từ quỹ tiền lương, nếu ghi "tiền lương" này, mà ghi các khoản phụ cấp này là thừa. Đoạn tiếp theo "Các khoản thu nhập khác do người sử dụng lao động chi trả mà đối tượng nộp thuế...", người sử dụng lao động chỉ có trong quan hệ lao động thôi. Còn cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Đảng, đoàn thể, Chính phủ v.v... kể cả lực lượng vũ trang bảo là người sử dụng lao động, tôi cho nghe chừng không ổn. Cho nên đề nghị sửa lại Khoản a: "Thu nhập từ tiền lương, tiền công các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, tiền thưởng". Bởi vì tiền thưởng còn có nghĩa ở đây thưởng từ lợi nhuận, cho nên tiền thưởng, tiền quỹ, tiền lương thì không có vấn đề gì, thì chữ tiền thưởng ở đây nó bao hàm ý đó. "Trợ cấp các khoản thu nhập khác mà đối tượng nộp thuế nhận được hàng tháng trừ các khoản không phải chịu thuế theo quy định tại Điều 4 của luật này", thì nó sẽ chặt chẽ mà mình không bàn đến vấn đề của câu chữ.

Về thu nhập không chịu thuế ở Điều 4, vì có liên quan chặt chẽ đến Điều 3, theo tôi Điều 4 phải có, không thể không có được. Nhưng tôi xin đề nghị bỏ tất cả các khoản phụ cấp lương là ra khỏi Điều 4 này. Tức là thu nhập không chịu thuế là bỏ tất cả những phụ cấp lương. Tại sao, tôi nói ví dụ: Như phụ cấp quốc phòng, an ninh. Tại sao lại có phụ cấp quốc phòng, an ninh. Năm 1993, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định ta đã xác định tiền lương lực lượng vũ trang bằng bình quân 1,8 tiền lương bình quân của công nhân viên chức. Trong đó 1,65 đưa vào lương quân hàm, còn lại 0,15 chuyển thành phụ cấp. Bây giờ trong lương quân hàm của lực lượng vũ trang, sỹ quan gồm có cả chính là phụ cấp quốc phòng, an ninh của những người là công nhân viên chức mà hưởng như lương công nhân viên chức ở ngoài làm việc ở lực lượng vũ trang được hưởng phụ cấp này. Bây giờ phụ cấp này lại được trừ, thế lương của sỹ quan có được trừ không? Vấn đề này không thể giải thích được. Vì nếu như phụ cấp này được trừ thì phụ cấp ưu đãi của ngành giáo dục của y tế không thể nào không được  trừ, mà các đồng chí bóc cái này ra là vô cùng khó.
Mặt khác, tất cả các khoản phụ cấp lương thì mức giảm trừ đã được đảm bảo và bù đắp một cách cơ bản, tức là mức giảm trừ đã bao hàm toàn bộ những vấn đề này. Cho nên tôi xin các đồng chí phải rất cẩn thận trong vấn đề này, tức là các phụ cấp lương xin loại trừ nếu không sẽ không trả lời được, kể cả phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Độc hại, nguy hiểm ở lực lượng vũ trang, bản thân sỹ quan còn độc hại nguy hiểm hơn, còn phụ cấp độc hại, nguy hiểm này là những anh nào, là anh mức lương bình thường vào làm ở những nơi độc hại, nguy hiểm thì mới được phụ cấp đó, còn anh làm chuyên ở nơi đó thì họ đã là mức lương độc hại, nguy hiểm rồi. Ví dụ công nhân hầm lò, địa chất thăm dò, làm việc trên biển, công nhân dầu khí, tàu biển, đánh cá biển v.v... kể cả công nhân luyện cốc đó là mức lương độc hại, tách bóc thế nào? Bây giờ phụ cấp thì được còn mức lương độc hại thì không được, các đồng chí sẽ không tách được. Cho nên tôi đề nghị các tất cả  khoản phụ cấp lương phải loại trừ, cái gì thuế thu nhập cao trước đây làm không đúng thì ta phải chỉnh, nếu không các đồng chí sẽ không trả lời được nhiều câu hỏi, kể cả phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực. Bởi vì sao, doanh nghiệp người ta có áp dụng phụ cấp khu vực đâu, phụ cấp thực hiện hút đâu, ngay cả lương ngành người ta đã các định luôn vào trong mức lương cơ bản và theo ngạch rồi, bây giờ trừ cái gì, chẳng nhẽ chỉ trừ mỗi anh này mà không trừ những anh đã xác định luôn trong mức lương của họ. Cho nên theo tôi bỏ tất cả các phụ cấp lương, trong thu nhập chịu thuế mà chuyển thành thu nhập phải chịu thuế.

Tôi đề nghị xem xét bổ sung vào thu nhập không chịu thuế các khoản sau đây.

Thứ nhất là bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, tức là chế độ ăn bằng hiện vật, uống sữa, nước đường v.v... cái đó phải loại trừ.
Thứ hai, chế độ ăn định lượng của rất nhiều đối tượng hiện nay phải loại trừ.

Thứ ba, trang bị bảo hộ lao động và các chế độ lao động tương tự khác, như trang bị lao động hiện nay họ đưa tiền.

Vấn đề tiền khoán xe, sách báo điện thoại hỗ trợ nhà ở, nhà ở đối với nước ngoài họ bố trí nhà ở không, bây giờ tính cái tiền đó vào thì chết. Một số khu công nghiệp hiện nay doanh nghiệp người ta đồng ý cho tiền nhà.

Vấn đề phương tiện đi lại, sinh hoạt phí của đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nếu không cũng rất khó.

Về các khoản thu nhập được miễn thuế, Điều 5 theo tôi toàn bộ tiền lương làm thêm giờ bỏ, và mất cân bằng với cá nhân kinh doanh, cá nhân kinh doanh còn làm thêm giờ làm chủ nhật nhiều hơn mình, cán bộ công chức mình chỉ có một phẩy mấy triệu người thôi, nhưng cá nhân kinh doanh họ làm ngày đêm. Vào những ngày lễ chủ nhật là ngày họ làm chủ yếu vì họ phục vụ nhân dân. Bây giờ bảo trừ ông này không trừ ông kia, cái đó mới là đối tượng lớn theo tôi cái này bỏ. Nhiều nơi vấn đề làm thêm giờ người ta đưa vào trong đơn giá tiền lương, các đồng chí bóc thế nào? Người ta đưa đơn giá trả lương theo lương khoán, lương sản phẩm, bóc kiểu gì? Không thể bóc được, theo tôi nên bỏ.

Khoản thu nhập miễn thuế tôi đề nghị tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội chi trả cũng đưa vào đối tượng sẽ nộp thuế, không phải không vì đã là trên mức giảm trừ có thể nộp được, nên đưa tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thất nghiệp đưa vào khoản giảm trừ mới chính xác, nếu như thế này tôi cho không ổn.

Về vấn đề giảm trừ gia cảnh tôi có ý kiến như sau: Điều 20 - Phát triển kinh tế thị trường thì nó đưa đến phân hóa giàu nghèo tăng cao, khoảng cách ngày càng chênh lệch lớn. Ta đã nhìn thấy. Đọc trong Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2004 là 13,5 lần, 2006 là 14,8 lần. Đảng và Nhà nước cũng như tất cả các vị đại biểu Quốc hội ta cũng đồng tình là không nên nới rộng khoảng cách này và làm sao cho khoảng cách giàu, nghèo càng ngày càng phải sát gần lại. Đó là chủ trương của ta. Ta đã đánh giá vấn đề này rất lớn. Đấy là vấn đề thứ nhất.

Vấn đề thứ hai là đã gọi là thuế thu nhập thì cá nhân có thu nhập phải nộp thuế chứ. Nhưng tất nhiên trước tiên chúng ta phải giữ một khoản đảm bảo cho họ đủ sống theo trình độ phát triển kinh tế của đất nước ta thôi, chứ không phải theo đất nước nào cả.

Theo trình độ phát triển kinh tế của đất nước ta. Nếu ta đồng tình về quan điểm đó thì mức giảm trừ như thế nào. Tôi thấy mức giảm trừ trong dự kiến là 4 triệu đồng và người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng là cao. Vì sao? so với tiêu chí người nghèo cho đến hết 2010 thì ta lấy 4 triệu chia cho 260 là 15,4 lần và người phụ thuộc là 6 lần, không kể tài sản của họ so với người nghèo còn lớn gấp mấy lần.

Thứ hai, rất nhiều nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao gấp mấy lần ta và mức sống của họ cao hơn ta mà mức giảm trừ của họ lại thấp hơn ta, thì phải chăng ở đây ta đòi hỏi có nhu cầu sống quá cao. Theo tôi cho đó là không ổn.

 Thứ ba, tôi thấy biểu thuế cũng rất thấp. Tiền thuế nộp thì còn thấp hơn cả pháp lệnh thu nhập cao trước đây. Cá nhân tôi thì đã bao nhiêu năm rồi chỉ mong mình làm sao có tiền lương để được nộp thuế thu nhập, 8 triệu mà nộp có mấy trăm nghìn, 10 triệu nộp có 350.000, quá tốt. Đến bây giờ vẫn thế này, tôi cho rằng biểu thuế thu nhập cao, bây giờ cái này còn giảm trừ hơn cả cái đó thì không thể gọi là thuế thu nhập cá nhân được. Vì vậy, theo tôi nên đặt ở mức 10 lần của tiêu chí nghèo mà thôi, mức cao nhất của nghèo là đúng nhất, ví dụ: 260.000 là 2,6 triệu thì mới đúng, nếu không ta không thể nào đúng được. Tất cả những so sánh hiện nay tôi thấy có nhiều vấn đề, tôi đề nghị như vậy. Hạ mức đó xuống thì cũng nên đưa biểu thuế nộp 2% - 3% để làm quen với thuế thu nhập. Đây cũng là niềm tự hào, nghĩa vụ của công dân, nhưng cũng là quyền, niềm tự hào của một người công dân khi được nộp thuế.

Tôi thấy mức thu nhập của ta đôi khi cái cao của ta còn có cái may mắn, không phải bởi tài trí không, không phải chỉ có tài trí mà còn có may mắn, bởi được làm ngành này hoặc địa phương này, ở vùng này ta cũng có thu nhập đó. Tôi xin có một số ý kiến như vậy, xin hết.

Các văn bản liên quan