Ý kiến của chuyên gia nước ngoài về dự thảo Thuế thu nhập cá nhân

Thứ Năm 14:35 02-08-2007

Dự thảo thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, trong đó cả người nước ngoài. Chuyên mục “chính sách thuế với cuộc sống kỳ này xin giới thiệu ý kiến của ông Bart Kosters – Chuyên gia kinh tế Hà Lan.

Đề xuất 1: Thay hệ thống thu nhập theo khoản mục bằng hệ thống thu nhập tổng hợp

Dự thảo thuế TNCN quy định một hệ thống thu nhập theo khoản mục. Có nghĩa là các khoản mục thu nhập khác nhau sẽ chịu thuế theo mức thuế suất khác nhau. Một phương án thay thế có thể là hệ thống thu nhập tổng hợp, theo đó tất cả các loại khoản mục thu nhập được tổng hợp với nhau và tạo nên một số tổng thu nhập để chịu một mức thuế suất trong biểu thuế.Việc lựa chọn hệ thống thu nhập theo khoản mục có một số vấn đề đặt ra, tạo ra khả năng một số khoản mục thu nhập sẽ chịu thuế với mức thuế suất thấp hơn so với khoản mục thu nhập khác. Trong trường hợp của dự thảo Luật thuế TNHCN hiện nay, thu nhập từ đầu tư vốn chỉ chịu thuế đối với mức thuế suất 5% trong khi mức thuế suất cao nhất áp dụng đối với thu nhập từ sản xuất kinh doanh và thu nhấp từ tiền lương, tiền công là 35%. Mặt khác, cũng hoàn toàn có khả năng là một người nộp thuế có nghĩa vụ TNCN đối với một số loại khoản mục thu nhập trong khi thực tế tổng thu nhập của người đó lại là số âm.

Ví dụ: Ông Hùng bắt đầu triển khai một hoạt động kinh doanh mới. Trong năm kinh doanh đầu tienê, ông Hùng buộc phải đầu tư rất nhiều tài sản nhưng doanh thu vẫn rất thấp. Do đó, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, giả sử số lỗ là 100 triệu đồng. Mặt khác, ông Hùng đã bán một bất động sản và có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản này là 80 triệu đồng. Trong hệ thống thu nhập tổng hợp, khoản lỗ 100 triệu đồng từ hoạt động kinh doanh sx được bù trừ vào khoản lãi 80 triệu đồng từ chuyển nhượng bất động sản. ông Hùng sẽ không phải nộp thuế. Nhưng trong hệ thống thu nhập theo khoản mục thì cơ chế này không được áp dụng. Thu nhập kinh doanh là số âm nên không phải chịu thuế trên khoản lỗ đó; nhưng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản sẽ bị chịu thuế một cách đầy đủ.

Đề xuất 2: Nộp thuế khi có thu

Dự thảo Luật thuế TNCN tận dụng tối đa phương pháp khấu trừ thuế. Trong trường hợp thu nhập từ tiền lương, tiền công, người sử dụng lao động có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trên số tiền lương đã chi trả. Một phương thức tương tự cũng đã được áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư. HỆ thống được gọi là “nộp thuế khi có thu” này (tạm dịch từ cụm từ “Pay –As-Earm”) được áp dụng tại rất nhiều quốc gia và có ưu điểm rất lớn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Người nộp thuế sẽ không phải đối mặt với một số tiền thuế rất lớn phải nộp vào cuối năm. Còn ưu điểm đối với cơ quan thuế là một khối lượng lớn tiền thuế sẽ được chuyển vào kho bạc một cách tự động. Cơ quan thuế không cần phải thu thuế từ mỗi cá nhân và có thể tập trung công tác quản lý thu vào một số lưôựng nhỏ hơn rất nhiều các tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Thuế sẽ được khấu trừ từ tiền lương, tiền công được chi trả. Tuy nhiên, khi tiến hành khấu trừ thuế, cần phải tính đến các khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế.

Ví dụ: bà Phưong có tổng thu nhập từ tiền lương là 9 triệu đồng/tháng. Việc khấu trừ thuế được thực hiện đối với tổng số tiền lương hàng tháng trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế. Có nghĩa là trong trường hợp này, khoản chênh lệch giữa 9 triệu đồng trừ 4 triệu đồng (khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế theo quy định tại Điều 19 của dự thảo Luật thuế TNCN bằng 5 triệu đồng sẽ bị khấu trừ thuế.

Bởi vì việc đánh thuế các cá nhân SXKD theo phương pháp khấu trừ thuế là không thích hợp, do đó cần áp dụng một phương án thay thế. Phương án thay thế này có thể là thạm thu thuế hàng tháng hoặc định kỳ ba tháng trên cơ sở ước tính hoặc trên cơ sở lợi tức của các năm trước. Rất cần lưu ý là phương pháp như vậy cần được áp dụng một cách linh hoạt, bởi vì thu nhập từ SXKD có khả năng biến động rất nhiều.

Đề xuất 3: Cho hộ kinh doanh nhỏ quyền lợa chọn phương thức đánh thuế

Mặc dù dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đã miễn thuế đối với một số hoạt động kinh doanh như sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp với quy mô nhỏ, nhưng nhìn chung, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh nhỏ vẫn chịu thuế TNCN. Việc lấy thu nhập thực tế là thu nhập chịu thế chính là một sự thay đổi quan trọng so với tình hình hiện nay khi mà tại Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp thuế được thu trên thu nhập khoán.

Việc chuyển sang đánh thuế trên cơ sở thu nhập thực sẽ có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp nhỏ này. Họ cần thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Vấn đề đặt ra là liệu các doanh nghiệp nhỏ này có khả năng để thực hiện các yêu cầu về quản lý mới ngay lập tức hay không? Do đó, cá văn bản dưới luật của Luật thuế TNCN cần quy định một số chi tiết về hình thức chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ.

Với các lý do phát sinh từ thực tiễn, cần cân nhác duy trì một phương thức đánh thuế dựa trên cơ sở thu nhập khoán đối với các khoản doanh nghiệp nhỏ trong một thời gian nhất định và cho người nộp thuế quyền chọn giữa việc nộp thuế trên cơ sở thu nhập thực và nộp thuế trên cơ sở thu nhập khoán đối với các doanh nghiệp nhỏ trong một thời gian nhất định và cho nguời nộp thuế quyền lựa chọn giữa việc nộp thuế trên cơ sở thu nhậph thực và nộp thuế trên cơ sở thu nhập khoán hoặc thu nhập giả định. Khá nhiều quốc gia đánh thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ nhất theo cách này và với một lý do rất thực tiễn là cách này mang lại lợi ít cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Người nộp thuế không bị bắt buộc phải tiêu phí thời gian và tiền bạc để thực hiện các trách nhiệm về mặt quản lý được quy định bởi các nguyên tắc thông thường của thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó cơ quan thuế không phải phân bổ nhiều các nguồn lực để xác định và kiểm tra các hộ kinh doanh nhỏ.

Theo Pháp luật Việt Nam ngày 31/7/2007

Các văn bản liên quan