Góp ý của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam

Thứ Sáu 15:53 20-07-2007


HIỆP HỘI VẬN TẢI                                                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        VIỆT NAM                                                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
              -----                                                                                             --------------------------
         Số____/VP                                                                                        Hà Nội,ngày 18 tháng 7 năm 2007
V/v góp ý dự thảo Luật
Thuế Thu nhập cá nhân.        


Kính gửi       Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Vi t Nam

  
            Thường trực BCH Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam tham gia một số ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (THCN), như sau:

          1-Về đối tượng nộp thuế:

Điều 2 qui định phạm vi thu nhập thuế phát sinh là trên lãnh thổ và ngoài lãnh thổ là chưa đủ,vì chưa bao gồm lãnh hải và vung đặc quyền kinh tế. Các văn bản pháp luật thường định phạm vi lãnh thổ là không bao gồm lãnh hải và vung đặc quyền kinh tế.

          Đề nghị điều chỉnh cho rõ hơn đối với trường hợp thu nhập phát sinh trên vùng lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
          2Về Thu nhập chịu thuế

Điều 4-  Hoạt động kinh doanh của tổ chưc,cá nhân đều đã thực hiên nghĩa vụ Ngân sách qua Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Môn bài...Nay cá nhân phải thêm Thuế TNCN. Vậy là Thuế trùng lên Thuế !

          Tiền lương,tiền công hiện nay của ta ,về bản chất chưa bao hàm đầy đủ giá tri hàng hoá của sức lao động.Trong Mức tiền lương ttối thiểu (450 nghàn đồng/tháng) chưa có phần “ trội” để nộp thuế TNCN, chưa tính đủ để duy trì và tái sản xuất sức lao động. Trong  thực tiễn hiện nay mức tăng tiền lương  tối thiểu không theo kịp mức trượt giá hàng tiêu dùng.

          Hơn nữa, trong khoản chi cá nhân cho tiêu dùng vào đời sống hàng ngày đều đã chịu thuế GTGT. Nhiều khoản phí,lệ phí và đóng góp  ngoài qui định cũng rất lớn,như học phí,viện phí,góp quỹ bảo vệ an ninh,phòng chống bão lụt,hỗ trợ người nghèo,...).

          Nhiều người có hoạt động kinh doanh dịch vu mà không có đăng ký kinh doanh,thường có thu nhâp cao gấp nhiều lần người làm công ăn lương,nhưng Nhà nước chưa quản lý được,họ chưa phải nộp bất cứ loại thuế nào kể cả thuế TNCN,vì  không thấy ghi loại đối tượng này trong dự thảo. Thế là không công bằng.

          Đề nghị xem xét lại,chưa nên đưa các đối tượng hưởng thu nhập từ hoạt động SXKD,tiền lương,tiền công nếu chưa giải được những nội dung nêu trên.ví như công bố huỷ bỏ các loại phí đóng góp công ich,miễn học phí,viện phí, tính đủ giá trị tiền lương.tiền công, hoặc cho khấu trừ các khoản này trước tính thuế!
 
          3-Về xác định thuế

          Khoản 5 Điều 11 cho phép cơ quan Thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế đọ kế toán tài chinh,nghĩa là chưa quản được doanh thu,thì luật cho  cơ quan Thuế được quyền “ban ơn” cho người chịu thuế. Sẽ là không công bằng,không minh bạch, ẩn chứa sự “xin-cho” trong việc xác đinh thu nhập tính thuế giỡa cơ quan Thuế với người chịu thuế.

          Trong đời sồng của dân ta hiện đang sử dụng phương thức thanh toán qua tiền mặt,Nhà nước chưa thể quản lý thu nhập của nhiều loại đối tượng cư dân,ắt sẽ làm phức tạp công cuộc chống tham nhũng hối lộ.

          Đề nghị hoãn  ban hành luật Thuế TNCN cho đến khi Nhà nước có chính sách quản lý mọi hoạt đông của cư dân và thu nhâp của ho,cưỡng bức thực hiện chế độ kế toán tài chính và thanh toán không dùng tiên mặt như ở các nước.
 
          4-Về giảm trừ gia cảnh:

Điều 18 qui định mức giảm trừ đối với cá nhân người nộp thuế là 4 triệu đông/tháng, đối với mỗi người phụ thuôc là 1,6 triêu đồng/tháng là chưa có căn cứ xác đáng.Trong tình hình giá cả leo thang,nhu cầu nâng cao chất lương cuộc sống ngày càng tăng,tiền lương,tiền công chưa phản ânh đầy đủ giá trị sức lao động,các khoản học phí,viện phí,chi phí đi lại,ăn măc, thưởng thức văn hoá du lịch,vui chơi,giải trí... chưa dự báo được,thì việc đưa vào luật một  mức cố định như dự thảo là không hợp lý,khó thuết phục. Câu hỏi được đặt ra là “ vì sao không  chọn con số lớn hơn 4 triệu/người tháng và 1,6 triệu/người tháng.....?”

 Dự thảo không  quy định “mỗi người có thu nhập chịu thuế được tính giảm trừ cho mấy người phụ thuộc,trong khi dự thảo qui định mỗi người phụ thuộc chỉ được tính một lần và trong gia đình có nhiều người có thu nhập chịu thuế thì việc tính trừ  đối với ngườ phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế của người nào là do gia đình lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế .Việc này cung dễ nây sinh phiền nhiêu cho người có thu nhập chiu thuế vì thực tế có sự biến động thường nhật trong mỗi gia đình vì thay đổi chổ ở,vì chia tách gia đình,vì chết,vì mất sức lao động...

          Đề nghị cần nghiên cứu bổ sung các nôi dung nêu trên vào  cac khoản giảm trừ cho sát với thực tiên và giảm phiền nhiễu cho người chịu thuế.
 
          5-Về thời hạn hiệu lực

          Các vấn đề được nêu ra và bàn thảo cụ thể từ hôm nay như mức thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh,khung thu nhập chịu thuế và mực thuế tuy được trình là có dự báo cho 2 năm sau,nhưng chúng vẫn chỉ là số dự báo.Luật bàn và thông qua  để đến  gần 18 tháng sau mới có hiệu lực thi hành với những con số dự báo là không ổn,nhưng thi hành sớn thi chưa đủ điều kiện để luật có thể được cộng đông chấp nhận.

          Đề nghị cần nghiên cứu tìm hiểu thêm ơ các quốc gia đi trước để biết rõ những điều kiện cần có trước,lúc thi hành luật Thuế TNCN,qua kinh nghiệm đó chung ta tạo đủ điều kiện có trước để bàn thảo và thông qua dự án Luật ở thời điểm sát thực hơn. Có thể phải là sau năm 2010,khi đã đủ điều kiện quản lý thu nhập cá nhân và các khoản chi phí cho mỗi đối tượng chịu thuế.
 
                                                            TM. THƯỜNG TRỰC BCH
                                                HIỆP HỘI VẬN TẢI ÔTÔ VIỆT NAM
         
 
 
 

Các văn bản liên quan