Ý kiến của ĐBQH Đặng Thuần Phong – Tỉnh Bến Tre

Thứ Hai 14:47 30-10-2006

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin phép tham gia 4 vấn đề vào dự án luật này:

Vấn đề thứ nhất là xung quanh công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài ở Điều 14 mới. Tôi nhận thấy tên điều và các nội hàm quy định trong điều này không khớp với nhau, nếu đọc tới tên điều thì ta sẽ nghĩ những điều nào ta hạn chế nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, hoặc hạn chế đưa từ Việt Nam ra nước ngoài. Nhưng khi đọc điều này ta lại thấy chỉ nêu mục đích thôi, mục đích của việc hạn chế này, cho nên tôi đề nghị điều này nên thiết kế lại là "trong trường hợp cần thiết những công nghệ sau đây được Nhà nước hạn chế hoạt động, chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài:

Thứ nhất, những công nghệ ảnh hưởng tới bảo vệ lợi ích của Nhà nước;

Thứ hai, những công nghệ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục;

Thứ ba, những công nghệ ảnh hưởng tới động vật, thực vật, tài nguyên môi trường".

Riêng Khoản 4 là thực hiện những quy định là Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thì tôi nghĩ khoản này nên bỏm vì, Điều 4 về áp dụng pháp luật đã quy định rồi.

Vấn đề thứ hai, xung quanh về vấn đề cấp phép thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hồ sơ người xin cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ thuộc danh mục hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Trước tôi có một ý kiến là đề nghị bỏ hai điều này, nhưng riêng quan điểm của tôi thì tôi đề nghị giữ lại hai điều này, mà còn phải quy định chặt chẽ hơn nữa về mặt thủ tục.

Ví dụ như Điều 28: Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Ở Khoản 4, trong thời gian 10 ngày làm việc, chúng ta có quy định là cơ quan cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm xem xét tính xác thực của hợp đồng chuyển giao công nghệ và quyết định cấp, hoặc không cấp. Ở đây nó có vấn đề đặt ra là nếu mà xem xét tính xác thực của hợp đồng chuyển giao thì Luật Công chứng chúng ta mới cho ý kiến rồi, thì quyền và trách nhiệm này nó thuộc công chứng viên, ngươi ta xem xét tính xác thực này. Còn cơ quan có thẩm quyền cấp hay không cấp thì anh xem xét tính hợp pháp của nó như thế nào thì anh tính thôi, chứ còn tính xác thực ở đây thì nó lại nhiều vấn đề, là hợp đồng giao kết này nó đã đúng pháp luật chưa, nó có trái đạo đức xã hội hay không, hoặc là những đối tượng mà tham gia ký kết trong hợp đồng này thì nó có đủ hành vi dân sự hay không, v.v... thì cái đó nó không đủ thẩm quyền của cơ quan xém xét cái này, là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu. Và nếu xem xét cái này thì phải xem xét theo trình tự và thủ tục nào, trong này cũng chưa nêu ra được. Chính chỗ đó tôi đề nghị Ban soạn thảo hết sức cân nhắc chỗ này, để tránh trái Luật Công chứng.

Một vấn đề nữa, đối với cả thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu loại này và hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu của công nghệ mà hạn chế. Tôi nhận thấy nên tách ra cho nó rõ ràng và minh bạch. Hồ sơ xuất khẩu thì riêng, nó có những quy định gì riêng, hoặc là hồ sơ xin nhập khẩu những công nghệ nó cũng phải có những quy đinh gì khác, không thể trung nhau như thế này, xuất khẩu, nhập khẩu làm chung với nhau như thế không rõ, chưa minh bạch.

Vấn đề thứ hai, Điều 29, Khoản 1, Điểm b. Trong này chúng ta nêu tài liệu giải trình theo yêu cầu cơ quan cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ. Tôi nghĩ tài liệu giải trình này nó là những vấn đề gì, cần phải quy định hết sức cụ thể vào luật, để tránh sự tuỳ tiện và tiêu cực. Vì tài liệu này lại do cơ quan có thẩm quyền xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ ban hành, đưa ra và theo yêu cầu của họ. Nhưng bây giờ nó lại không rõ, yêu cầu thế nào là đủ, thế nào là đúng. Tôi nghĩ cái này phải quy định chặt chẽ trong luật, yêu cầu đối với xuất khẩu ra sao? Yêu cầu đối với nhập khẩu ra sao phải quy định hết sức chặt chẽ để tránh sự tuỳ tiện. Xung quanh vấn đề này, đối với văn bản chấp thuận sơ bộ ở điểm b, Khoản 2, Điều 29: Cơ quan cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ thì có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận sơ bộ. Ở Khoản 2, Điều 28 cũng có văn bản chấp thuận sơ bộ, mà đại biểu Nguyễn Nghiễm cũng nêu trước tôi, tôi thấy nên bỏ từ "sơ bộ". Nếu chúng ta có văn bản chấp thuận sơ bộ, tôi tìm mãi không thấy văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận chính thức. Nếu vì vậy chỉ có sơ bộ rồi là xong, sơ bộ nó là cái gì nó không rõ ràng thì phải tính chỗ này. Tôi đề nghị đối với Điều 28, Điều 29 về mặt thủ tục nên làm hết sức chặt chẽ hơn và để tránh những tuỳ tiện không cần thiết ở những cơ quan có thẩm quyền.

Vấn đề thứ ba, xung quanh về nguyên tắc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ Điều 19. Tôi hơi băn khoăn, ở đây có một vấn đề là việc chuyển giao này làm với hai hình thức: Một loại bằng hợp đồng văn bản và một loại bằng hình thức khác tương đương với văn bản bao gồm: Điện báo, Telex, Fax, thông điệp dữ liệu v.v... Nhưng nếu theo vấn đề này chúng ta thấy các luật khác người ta đã quy định, hồi nãy đại biểu ở Long An cũng đã nêu cái này Luật Dân sự quy định hợp đồng bằng văn bản, Luật Giao dịch điện tử cho phép hợp đồng bằng giao dịch điện tử thì cho phép giao dịch bằng điện tử, còn lại các loại hợp đồng khác thì thông thường cũng cho cả bằng lời nói, bằng miệng. Nếu chúng ta quy định như thế này đối với giao kết về mặt công nghệ, chuyển giao công nghệ tôi cho rằng nó quá rộng và nó hở. Đối với hợp đồng giao kết này nó bằng văn bản hoặc bằng giao dịch điện tử thôi, để chúng ta dễ xác lập và tránh những tranh chấp không cần thiết sau này.

Ở đây có một điều nữa tôi muốn đặt ra những loại hợp đồng này có công chứng không? Những hợp đồng này nó liên quan đến sử dụng ngôn ngữ mà, ở Khoản 3 chúng ta cho phép ngôn ngữ được thỏa thuận hoặc nếu cần thiết dịch thêm. Như vậy nếu sử dụng ngôn ngữ này thì nó đòi hỏi có công chứng hoặc hợp đồng này được xác lập trên lãnh thổ nước Việt Nam, đương nhiên nó phải bằng tiếng Việt để chúng ta hạn chế việc giao kết, chứ hợp đồng này ở Việt Nam lại làm bằng tiếng Anh hoặc những tiếng nước khác là nó không cần thiết. Tôi đề nghị riêng nguyên tắc này nên nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ và hình thức để ký hợp đồng.

Một vấn đề nữa ở trong nguyên tắc này tôi thấy những điều liên quan như Điều 20, Điều 28, Điều 29 chúng ta quy định về những trình tự, thủ tục thì chúng ta lại áp dụng vào ngay những loại giao kết hợp đồng bằng văn bản chứ. Những loại giao kết hợp đồng bằng điện báo, bằng telex, bằng fax, bằng thông điệp dữ liệu trình tự, thủ tục như thế nào chúng ta không xác lập được. Cho nên chúng ta đưa một nguyên tắc phải áp dụng chung cho cả luật này, nhưng những điều về mặt thủ tục liên quan thì chỉ áp dụng đối với những hợp đồng bằng văn bản thôi còn những hợp đồng khác thì không quy định được. Như thế tôi cho là chưa đầy đủ và chưa toàn diện không khéo thì sẽ mâu thuẫn trong quá trình chúng ta thực thi luật này. Ở Điều 20 về nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ, chúng ta thấy ngay Khoản 1 nêu là tên hợp đồng chuyển giao công nghệ mở ngoặc là ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao. Nếu đối với những loại giao kết hợp đồng khác ngoài văn bản thì làm sao chúng ta ghi được những nội dung theo Điều 20 này v.v.... Chính chỗ đó tôi thấy nếu chúng ta xác lập một nguyên tắc rộng như vậy thì những thủ tục, trình tự đối với những loại giao kết hợp đồng khác liên quan chúng ta cũng phải quy định rõ. Nếu không để đáp ứng theo đúng nội dung mà những nội hàm quy định trong dự án luật này, thì tôi đề nghị phần nguyên tắc giao kết hợp đồng chúng ta chỉ nên làm dưới hình thức văn bản hoặc dưới hình thức giao dịch điện tử, để chúng ta đảm bảo ngăn ngừa về mặt pháp luật, để phòng ngừa cho tốt, tránh những tranh chấp về sau hết sức tốn kém trong quá trình giải quyết.

Các văn bản liên quan