Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Đình Lộc – ĐB Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Tư 15:11 09-08-2006

Chúng tôi phát biểu một số ý kiến về dự án luật này như sau.
Thứ nhất, chúng tôi rất hoan nghênh dự thảo này ở chỗ là Dự thảo đã tiếp thu và sửa đổi rất nhiều điều. Từ 50 điều, bây giờ thành 65 điều, đó là một cố gắng lớn. Tuy nhiên có một điều mà chúng tôi nghiên cứu dự thảo và ngay ý kiến các đại biểu, chúng tôi thấy chưa làm rõ được. Nếu không được làm rõ vấn đề này thì thông qua luật này có lẽ nó không có tác động nhiều lắm. Nói đến công nghệ như chúng ta biết đó là nói đến một tài sản, giá trị rất lớn của quốc gia. Trước đây Liên Xô có một nhược điểm là ông nhấn mạnh quá lớn tính quốc gia của công nghệ và xem thường lợi ích cá nhân tạo ra công nghệ đó.
Hiện nay tôi cho rằng chúng ta đang có một khuynh hướng là không thấy rằng một công nghệ của một cá nhân sáng tạo ra đến một lúc nào đó có thể phổ biến và công khai và trở thành tài sản quốc gia. Vì vậy vấn đề chuyển giao là vấn đề rất lớn, không nói chuyển giao chung chung được. Từ nước ngoài chuyển vào đây là một việc, mà từ Việt Nam chuyển giao ra nước ngoài lại là một việc khác. Đó là những cái không thể đánh đồng được. Chúng ta chấp nhận sự chuyển giao nước ngoài, mục đích là để lấy tài sản của nước khác mà họ đã chuyển về để mình vận dụng cho đất nước mình. Chúng ta nói đi tắt, đón đầu mà không nói đến việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam thì khó mà thực hiện được. Chúng ta có bước phát triển nhanh chính là phụ thuộc vào công nghệ, nói về nền kinh tế trí thức đó chính là hệ quả của công nghệ phát huy nó.
Cho nên chúng tôi thấy có ý hơi phân vân không biết là có nên nhập, ba hình thức chuyển giao công nghệ nhập lại là một hay không? Tôi cho đó là một điều rất đáng để cân nhắc, suy nghĩ và làm rõ. Ngược lại đáng ra chúng ta làm rõ vì 3 hình thức chuyển giao công nghệ ở đây là 3 quy chế pháp lý khác nhau. Muốn chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài phải có điều kiện nào đấy mà muốn chuyển giao và đương nhiên chúng ta khuyến khích chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. Vì chúng ta là một nước đi sau còn lạc hậu về mặt công nghệ cho nên chúng ta phải làm thế nào để tranh thủ ngày càng nhiều, càng nhanh công nghệ của nước ngoài. Ở đây tôi thấy có sự nhập nhằng không rõ, nhược điểm của luật này chính là không làm rõ được tính đặc thù và ý nghĩa của từng loại chuyển giao công nghệ cho nên tạo cho đại biểu một sự phân vân là không biết có nên phân biệt như thế này không.
Về nguồn gốc mà nói chúng tôi xin thưa rằng Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam được ban hành năm 1988 2 năm sau đổi mới vì lúc bấy giờ chúng ta không tính đến việc chuyển giao công nghệ ở Việt Nam ra nước ngoài vì chúng ta còn quá lạc hậu cho nên chúng ta ra một luật tranh thủ công nghệ của nước ngoài. Cho nên Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam tình hình khác rồi chúng ta có thể chuyển giao công nghệ cho nước ngoài, nhưng chuyển giao những cái nào lại là vấn đề rất lớn.
Tôi còn nhớ cách đây 2, 3 năm tôi có nghe câu chuyện mà tôi cứ suy nghĩ mãi, đó là một lần tôi tham quan một nhà máy làm việc rất đơn giản là bóc vỏ lụa của hạt điều. Chúng ta sáng tạo ra một cách rất nhanh, rất đẹp vì hạt điều đó phải bóc như thế nào để giữ nguyên được hình thù của nó không thì mất giá trị. Bên Châu Phi cũng là nước trồng điều nhiều, người ta biết được và người ta xin nhập của mình, lúc bấy giờ về phía Nhà nước định cho xuất rồi, nhưng sau chính những người công nhân đó, những người hàng bao nhiêu năm nay gắn bó với việc đó đã phản đối, cuối cùng chúng ta không cho xuất. Đây là cả vấn đề rất lớn, đây không chỉ là vấn đề an ninh, vấn đề quốc phòng, đấy là vấn đề lợi ích kinh tế. Vì vậy tôi thấy rằng khi nói đến Điều 4 chính sách của Nhà nước chúng ta đối với chuyển giao công nghệ nói chưa rõ nét. Có một vấn đề nữa tại sao ở đây không đề cập đến, không biết chúng tôi có hiểu nhầm không, hiểu thiếu không, đó là chuyển giao công nghệ không đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật, vấn đề kinh tế, vấn đề quan hệ mà đây có một ý nghĩa rất lớn về chính sách đối ngoại. Có một công nghệ mà chúng ta chuyển cho nước này nhưng nước kia không chuyển. Đó là vấn đề quan hệ ngoại giao rất cơ bản. Chúng ta biết hiện nay Mỹ về mặt vũ khí nó xuất cho ai, nó không xuất cho ai, Trung Quốc đang đòi một loạt công nghệ phải chuyển giao nhưng nó nói liên quan đến quân sự nó không xuất, Trung Quốc đang tranh thủ ở EU. Cho nên tôi thấy dự án luật này hơi mờ nhạt về vấn đề đó, cho nên đọc nó thuần tuý là vấn đề kỹ thuật, chưa làm rõ được ý nghĩa chính trị, ý nghĩa quốc gia của nó. Cho nên chúng tôi cho rằng cũng phải viết lại, nhất là Chương I làm thế nào cho thật rõ nét để chúng ta thấy được ý nghĩa rất lớn lao của dự án luật này. Đó là vấn đề chung chúng tôi muốn phát biểu.
Vì vậy, chúng tôi không phản đối, rất hoan nghênh rằng ngay trong Điều 1 đã nói đến 3 hình thức, Điều 2, đây là sự bổ sung rất quan trọng, nhưng vấn đề ở chỗ là chúng ta phải làm cho được như đồng chí Đường nói là phải làm cho rõ được sự khác nhau, nếu viết chung chung như thế này thì chẳng cần gì phải phân biệt cả, rồi đây thành 3 quy chế pháp lý khác nhau.
Một vấn đề chung nữa chúng tôi cũng muốn phát biểu, đọc dự án luật này chúng tôi thấy mừng, đó là chỉ có 1 chỗ là giao cho Chính phủ, Điều 56 Khoản 2 có một chỗ giao cho Chính phủ thôi. Điều cuối cùng là Chính phủ hướng dẫn, cái đó là hướng dẫn chung chung rồi, nhưng chỉ có một chỗ thôi, Điều 56 Khoản 2. Đó là điều mừng, nhưng có hai vấn đề phải phân vân.
Thứ nhất, giao nhiều quá cho Thủ tướng, đến 5, 6 điều luật giao cho Thủ tướng, đây nó hơi trái với các luật khác, đây là những vấn đề tách ra như thế mà giao cho cá nhân Thủ tướng có được không, đồng chí Cừ nói rằng nên giao cho Bộ, chúng tôi thấy ngược lại, cái này có nhiều vấn đề chính Quốc hội phải ban hành, cái gì bí mật quốc gia, bí mật công nghệ gì chính là dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, chứ không phải từng Bộ có thể làm được. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cân nhắc Thủ tưởng Chính phủ có nên giao nhiều như thế này không, hay phải tập thể Chính phủ.
Một ý kiến nữa, 65 điều, giao cho Thủ tướng 5 - 6 điều, giao Chính phủ 1 điều, một số điều giao cho Bộ, như thế nó rất cụ thể, thật ra là rất chung chung, luật này còn rất chung chung, một trong những chung chung là những hình thức chuyển giao khác nhau giữa 3 loại hình chuyển giao, đó là trong nước ra ngoài nước, từ ngoài nước vào trong nước, tại chỗ như thế nào, cái này quá chung chung, cho nên không thể hiểu được. Vì vậy, nó liên quan đến một loạt điều, chúng tôi xin nói lên một số điều, như chuyển giao công nghệ có điều kiện, không được chuyển giao, chẳng hạn Điều 12, công nghệ không được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, phải chuyển giao trong nước, không rõ vì sao lại thế, vì sao lại có việc ngăn cấm từ nước ngoài vào, tại sao tại Việt Nam mới được chuyển giao, không hiểu được, quá chung chung, hoặc công nghệ chuyển giao có điều kiện thì đồng chí Đường không tán thành điều này, riêng tôi thấy điều này rất cần vấn đề là tịch thu, như vừa rồi chúng tôi báo cáo công nghệ chúng ta dùng mà nó có ý nghĩa lớn thì đến một lúc nào đó chúng ta phải bán nó đi. Nhưng ở thời gian đầu chúng ta giữ bí mật, cho nên có điều kiện khi nào nó phải phổ cập, không cần phải giữ bí mật nữa thì chúng ta mới bán hoặc có điều kiện chuyển giao cho nước này mà không chuyển giao cho nước kia, đó cũng là điều kiện.

Các văn bản liên quan