Góp ý của ông Từ Lê – Phó GĐ CONCETTI
GÓP Ý DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
I. Chúng tôi đồng tình với cách đặt vấn đề của Ban Soạn thảo về việc “Xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính được các chủ sở hữu công nghiệp (SHCN) sử dụng nhiều vì đơn giản về thủ tục, có tác dụng ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm”. Tuy nhiên trong Dự thảo các chế định này chưa rõ ràng, vì vậy đề nghị bổ sung vào các Chương, Điều thích hợp những nội dung như sau:
1. Khi có đơn tố cáo, yêu cầu của chủ sở hữu bị xâm phạm quyền SHCN thì tổ chức thanh tra SHCN kịp thời xử lý theo mức độ vi phạm (Trong thời gian cụ thể?).
2. Trong các biện pháp xử lý, đề nghị cho áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nghĩa là niêm phong, thu hồi ngay hàng hoá, vật phẩm bị coi là vi phạm (đề phòng tẩu tán).
Vì vậy đề nghị bổ sung vào chương IV các quy định này, như vậy mới có thể tăng cường trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước.
3. Để tăng cường trách nhiệm mà cá nhân/ tổ chức khi có đơn tố cáo, yêu cầu đối với tổ chức thanh tra SHCN, Nghị định cần quy định các cá nhân/ tổ chức này phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền (cần quy định các mức phù hợp) như là một khoản đặt cọc (tính đủ chi phí xử lý và bồi thường thiệt hại cho cá nhân/ tổ chức bị tố cáo) cho yêu cầu này. Sau khi xem xét đúng sai, nếu tố cáo đúng thì sẽ được trả lại, nếu tố cáo sai thì sẽ dùng khoản tiền này để thanh toán các chi phí cần thiết.
II. Đề nghị bổ sung vào các Chương/ Điều thích hợp với nội dung: Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xác nhận và thực thi quyền SHCN.
Ví dụ: - Xác nhận không chính xác, nhầm lẫn
- Để lộ thông tin cho các đối tượng đang có tranh chấp.
I. Chúng tôi đồng tình với cách đặt vấn đề của Ban Soạn thảo về việc “Xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính được các chủ sở hữu công nghiệp (SHCN) sử dụng nhiều vì đơn giản về thủ tục, có tác dụng ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm”. Tuy nhiên trong Dự thảo các chế định này chưa rõ ràng, vì vậy đề nghị bổ sung vào các Chương, Điều thích hợp những nội dung như sau:
1. Khi có đơn tố cáo, yêu cầu của chủ sở hữu bị xâm phạm quyền SHCN thì tổ chức thanh tra SHCN kịp thời xử lý theo mức độ vi phạm (Trong thời gian cụ thể?).
2. Trong các biện pháp xử lý, đề nghị cho áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nghĩa là niêm phong, thu hồi ngay hàng hoá, vật phẩm bị coi là vi phạm (đề phòng tẩu tán).
Vì vậy đề nghị bổ sung vào chương IV các quy định này, như vậy mới có thể tăng cường trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước.
3. Để tăng cường trách nhiệm mà cá nhân/ tổ chức khi có đơn tố cáo, yêu cầu đối với tổ chức thanh tra SHCN, Nghị định cần quy định các cá nhân/ tổ chức này phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền (cần quy định các mức phù hợp) như là một khoản đặt cọc (tính đủ chi phí xử lý và bồi thường thiệt hại cho cá nhân/ tổ chức bị tố cáo) cho yêu cầu này. Sau khi xem xét đúng sai, nếu tố cáo đúng thì sẽ được trả lại, nếu tố cáo sai thì sẽ dùng khoản tiền này để thanh toán các chi phí cần thiết.
II. Đề nghị bổ sung vào các Chương/ Điều thích hợp với nội dung: Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xác nhận và thực thi quyền SHCN.
Ví dụ: - Xác nhận không chính xác, nhầm lẫn
- Để lộ thông tin cho các đối tượng đang có tranh chấp.