Góp ý của công ty SHCN INVESTIP
GÓP Ý CỦA CÔNG TY SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Lê Tư - Giám đốc
Công ty Sở hữu công nghiệp (INVESTIP) xin có một số ý kiến chủ yếu liên quan đến nhẵn hiệu hàng hóa như sau:
1. Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Theo khoản 1 điều 2 thì thuật ngữ "Chủ sở hữu công nghiệp" sẽ bao gồm cả người chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo điều 173 Bộ Luật dân sự thì Chủ sở hữu có 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Như vậy, người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phù hợp với khái niệm "Chủ Sở hữu công nghiệp".
Khoản 6 giải thích thuật ngữ "Dấu hiệu vi phạm hành chính và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp", tuy nhiên trong Dự thảo thuật ngữ này chưa hề được nhắc lại một lần đầy đủ.
2. Khoản 2 điều 3 Dự thảo quy định "Yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu hàng hóa (bao gồm cả nhãn hiệu nối tiếng, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá và tên thương mại) là dấu hiệu trùng và tự gây nhầm lẫn với các đối tượng đó đang được bảo hộ..."
Khoản 4 Điều 3 Dự thảo quy định " Dấu hiệu của nhãn hiệu hàng hóa có yếu tố xâm phạm khi yếu tố xâm phạm nêu trên đồng thời đáp ứng hai điều kiện sau đây":
Kết hợp lại có thể viết lại Khoản 4 Điều 3 như sau " Dấu hiệu của nhãn hiệu hàng hoá có yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các đối tượng đó đang được bảo hộ...khi dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn nêu trên đồng thời đáp ứng hai điều kiện sau:" Kết quả là chúng ta có được những quy định rất khó hiểu.
3. Trở lại Khoản 2 Điều 3 Dự thảo, người đọc có thể hiểu yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ.
Khái niệm nhầm lẫn ở đây thực chất là nhầm lẫn về dấu hiệu và nhầm lẫn về nhãn hiệu đang được bảo hộ. Như vậy nên thay đổi cách diễn đạt để người đọc không hiểu rằng "tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ".
4. Khoản 4 Điều 3 quy định hai điều kiện để xác định " yếu tố xâm phạm" đối với nhãn hiệu hàng hoá là khoản (a) và (. Thực chất hai khoản này chỉ mới đề cập đến bản thân của dấu hiệu (cấu tạo, cách phát âm, ý nghĩa, cách trình bày...), bản thân hàng hoá (bản chất, chức năng, công dụng), và kênh tiêu thụ. Khoản 4 Điều 3 rất nhiều các yếu tố khác khi xem xét có "yếu tố xâm phạm" hay không và quyền quyết định có "yếu tố xâm phạm" hay không là tuỳ thuộc vào người có thẩm quyền xử lý căn cứ vào tình hình thực tế của từng trường hợp cụ thể. Thực tế cho thấy những nhãn hiệu hàng hoá tương tự, được sử dụng cho từng loại hàng hoá, và cùng kênh tiêu thụ sản phẩm như, nhưng không hề có hành vi vi phạm vì sự tồn tại của các yếu tố khác đã không làm cho người tiêu thụ bị nhầm lẫn.
5. Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
Không nên nhắc lại các nôi dung đã được quy định tại Điều 3 "nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính" của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
6. Về Điều 18. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 3 Điều 18 quy định người có thẩm quyền xử phạt có thể yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh hoặc Cục Sở hữu trí tuệ giám định
Cần quy định rõ giá trị pháp lý của kết luận giám định của các cơ quan trên. Ví dụ kết quả giám định có giá trị tham khảo hay bắt buộc đối với cơ quan thực thi.
Khoản 5 Điều 18 quy định: Trong trường hợp hành vi phạm đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng có tranh chấp, khiếu nại về chủ sở hữu đối tượng sỡ hữu công nghiệp, theo đề nghị bằng văn bản của Cục sở hữu trí tuệ, thì người có thẩm quyền xử phạt tạm dừng ra quyết định xử phạt.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kết luận về hành vi vi phạm.
Điều 10 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là 2 năm. Nếu các tranh chấp được đề cập kéo dài hơn thời gian này mà kết luận cuối cùng vẫn là có hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
Điều 56. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định "thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Quá thời hạn nói trên người có thẩm quyền xử phạt không có quyền ra quyết định xử phạt".
Như vậy, các tranh chấp, khiếu nại chỉ cần kéo dài hơn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản về xử phạt hành chính là người có thẩm quyền xử phạt là người không thể ra được quyết định xử phạt.
7. Điều 23
Khoản 1 Điều 23 quy định "Chủ sở hữu công nghiệp có quyền tố cáo, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền yêu cầu kiểm tra, thanh tra, giám định và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Như vậy có thể hiểu chủ sở hữu công nghiệp và cá nhân chỉ có quyền tố cáo mà không có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm. Quy định này mâu thuẫn với quy định tại Khoản 2 Điều 23 "Cá nhân, tổ chức yêu cầu xử lý hành vi vi phạm, xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp phải làm đơn yêu cầu...".
Và theo chúng tôi, việc Chủ Sở hữu công nghiệp không được yêu cầu giám định trong khi tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại có quyền nay là không hợp lý.
Điều 16 " Giám định công nghiệp" quy định: Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và công nghệ thực hiện giám định về sở hữu công nghiệp phục vụ việc xử lý vi phạm hành chính khi các cơ quan có thẩm quyền xử phạt xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp yêu cầu". Như vây, theo quy định này thì tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không có quyền yêu cầu giám định, tức là mâu thuẫn với Điều 23.
8. Khoản 11 Điều 3 quy định thế nào là yếu tố hàng hoá giả về sở hữu công nghiệp. Điều 12 và 13 quy định các mức phạt đối với hành vi buôn bán và sản xuất hàng hoá giả về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên người đọc vẫn chưa rõ thế nào là hàng hoá giả về sở hữu công nghiệp.
9. Tại Điều 11, 12, 13 và 14 có đề cập đến hàng hoá vi phạm để làm căn cứ tính mức phạt. Ví dụ khoản 1 điều 13 quy định " Phạt tiền từ 5.000.000 đến dưới 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá giả sở hữu công nghiệp trong trường hợp hàng hoá giả có giá trị dưới 20.000.000 đồng".
Theo chúng tôi thì cần làm rõ giá trị hàng giả này được xác định như thế nào? Nên tính theo giá trị tương đương của hàng thật vì rì rằng đã là hàng giả thì rất khó xác định giá trị của nó là bao nhiêu.
10. Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Hình sự quy định về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả" như sau: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng hoặc có giá trị dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt xử phạt hành chính về các hành vi quy định tại điều này, hoặc một trong các điều 153,154,155,157,158,159 và 161 của Bộ luật này, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." Tức là khi hành vi buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 7 Điều 12 quy định" tiền phạt từ 80.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp hàng hoá có giá trị trên 250.000.000 đồng trỏ lên". Tương tự, Khoản 7 Điều 13 quy định "Phạt tiền từ 90.000 đồng đến 100.000.000 đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong truờng hợp hàng hoá có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
Chúng ta thấy khoảng cách giữa 30.000.000 đến 200.000.000, 250.000.000 là rất lớn, trong khi một hành vi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, còn một hành vi chỉ bị xử phạt hành chính khi người có thẩm quyền xử phạt thấy có đủ cơ sở cho thấy hành vi vi phạm không có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Theo chúng tôi, về bản chất quy định của Nghi Định chủ yếu phải làm rõ được khi nào thì có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá; và khi đã có hành vi vi phạm thì bị xử lý ra sao? thủ tục xử lý như thế nào?. Các quy định trong Dự thảo, đặc biệt liên quan đến xác định hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp còn chưa thực sự rõ ràng, bao quát và dễ hiểu, còn chứa đựng nhiều điều chưa hợp lý.
Lê Tư - Giám đốc
Công ty Sở hữu công nghiệp (INVESTIP) xin có một số ý kiến chủ yếu liên quan đến nhẵn hiệu hàng hóa như sau:
1. Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Theo khoản 1 điều 2 thì thuật ngữ "Chủ sở hữu công nghiệp" sẽ bao gồm cả người chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo điều 173 Bộ Luật dân sự thì Chủ sở hữu có 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Như vậy, người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phù hợp với khái niệm "Chủ Sở hữu công nghiệp".
Khoản 6 giải thích thuật ngữ "Dấu hiệu vi phạm hành chính và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp", tuy nhiên trong Dự thảo thuật ngữ này chưa hề được nhắc lại một lần đầy đủ.
2. Khoản 2 điều 3 Dự thảo quy định "Yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu hàng hóa (bao gồm cả nhãn hiệu nối tiếng, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá và tên thương mại) là dấu hiệu trùng và tự gây nhầm lẫn với các đối tượng đó đang được bảo hộ..."
Khoản 4 Điều 3 Dự thảo quy định " Dấu hiệu của nhãn hiệu hàng hóa có yếu tố xâm phạm khi yếu tố xâm phạm nêu trên đồng thời đáp ứng hai điều kiện sau đây":
Kết hợp lại có thể viết lại Khoản 4 Điều 3 như sau " Dấu hiệu của nhãn hiệu hàng hoá có yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các đối tượng đó đang được bảo hộ...khi dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn nêu trên đồng thời đáp ứng hai điều kiện sau:" Kết quả là chúng ta có được những quy định rất khó hiểu.
3. Trở lại Khoản 2 Điều 3 Dự thảo, người đọc có thể hiểu yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ.
Khái niệm nhầm lẫn ở đây thực chất là nhầm lẫn về dấu hiệu và nhầm lẫn về nhãn hiệu đang được bảo hộ. Như vậy nên thay đổi cách diễn đạt để người đọc không hiểu rằng "tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ".
4. Khoản 4 Điều 3 quy định hai điều kiện để xác định " yếu tố xâm phạm" đối với nhãn hiệu hàng hoá là khoản (a) và (. Thực chất hai khoản này chỉ mới đề cập đến bản thân của dấu hiệu (cấu tạo, cách phát âm, ý nghĩa, cách trình bày...), bản thân hàng hoá (bản chất, chức năng, công dụng), và kênh tiêu thụ. Khoản 4 Điều 3 rất nhiều các yếu tố khác khi xem xét có "yếu tố xâm phạm" hay không và quyền quyết định có "yếu tố xâm phạm" hay không là tuỳ thuộc vào người có thẩm quyền xử lý căn cứ vào tình hình thực tế của từng trường hợp cụ thể. Thực tế cho thấy những nhãn hiệu hàng hoá tương tự, được sử dụng cho từng loại hàng hoá, và cùng kênh tiêu thụ sản phẩm như, nhưng không hề có hành vi vi phạm vì sự tồn tại của các yếu tố khác đã không làm cho người tiêu thụ bị nhầm lẫn.
5. Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
Không nên nhắc lại các nôi dung đã được quy định tại Điều 3 "nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính" của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
6. Về Điều 18. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 3 Điều 18 quy định người có thẩm quyền xử phạt có thể yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh hoặc Cục Sở hữu trí tuệ giám định
Cần quy định rõ giá trị pháp lý của kết luận giám định của các cơ quan trên. Ví dụ kết quả giám định có giá trị tham khảo hay bắt buộc đối với cơ quan thực thi.
Khoản 5 Điều 18 quy định: Trong trường hợp hành vi phạm đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng có tranh chấp, khiếu nại về chủ sở hữu đối tượng sỡ hữu công nghiệp, theo đề nghị bằng văn bản của Cục sở hữu trí tuệ, thì người có thẩm quyền xử phạt tạm dừng ra quyết định xử phạt.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kết luận về hành vi vi phạm.
Điều 10 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là 2 năm. Nếu các tranh chấp được đề cập kéo dài hơn thời gian này mà kết luận cuối cùng vẫn là có hành vi vi phạm thì xử lý như thế nào?
Điều 56. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định "thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Quá thời hạn nói trên người có thẩm quyền xử phạt không có quyền ra quyết định xử phạt".
Như vậy, các tranh chấp, khiếu nại chỉ cần kéo dài hơn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản về xử phạt hành chính là người có thẩm quyền xử phạt là người không thể ra được quyết định xử phạt.
7. Điều 23
Khoản 1 Điều 23 quy định "Chủ sở hữu công nghiệp có quyền tố cáo, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền yêu cầu kiểm tra, thanh tra, giám định và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Như vậy có thể hiểu chủ sở hữu công nghiệp và cá nhân chỉ có quyền tố cáo mà không có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm. Quy định này mâu thuẫn với quy định tại Khoản 2 Điều 23 "Cá nhân, tổ chức yêu cầu xử lý hành vi vi phạm, xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp phải làm đơn yêu cầu...".
Và theo chúng tôi, việc Chủ Sở hữu công nghiệp không được yêu cầu giám định trong khi tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại có quyền nay là không hợp lý.
Điều 16 " Giám định công nghiệp" quy định: Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và công nghệ thực hiện giám định về sở hữu công nghiệp phục vụ việc xử lý vi phạm hành chính khi các cơ quan có thẩm quyền xử phạt xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp yêu cầu". Như vây, theo quy định này thì tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không có quyền yêu cầu giám định, tức là mâu thuẫn với Điều 23.
8. Khoản 11 Điều 3 quy định thế nào là yếu tố hàng hoá giả về sở hữu công nghiệp. Điều 12 và 13 quy định các mức phạt đối với hành vi buôn bán và sản xuất hàng hoá giả về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên người đọc vẫn chưa rõ thế nào là hàng hoá giả về sở hữu công nghiệp.
9. Tại Điều 11, 12, 13 và 14 có đề cập đến hàng hoá vi phạm để làm căn cứ tính mức phạt. Ví dụ khoản 1 điều 13 quy định " Phạt tiền từ 5.000.000 đến dưới 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng hoá giả sở hữu công nghiệp trong trường hợp hàng hoá giả có giá trị dưới 20.000.000 đồng".
Theo chúng tôi thì cần làm rõ giá trị hàng giả này được xác định như thế nào? Nên tính theo giá trị tương đương của hàng thật vì rì rằng đã là hàng giả thì rất khó xác định giá trị của nó là bao nhiêu.
10. Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Hình sự quy định về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả" như sau: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng hoặc có giá trị dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt xử phạt hành chính về các hành vi quy định tại điều này, hoặc một trong các điều 153,154,155,157,158,159 và 161 của Bộ luật này, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm." Tức là khi hành vi buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 7 Điều 12 quy định" tiền phạt từ 80.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp hàng hoá có giá trị trên 250.000.000 đồng trỏ lên". Tương tự, Khoản 7 Điều 13 quy định "Phạt tiền từ 90.000 đồng đến 100.000.000 đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong truờng hợp hàng hoá có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
Chúng ta thấy khoảng cách giữa 30.000.000 đến 200.000.000, 250.000.000 là rất lớn, trong khi một hành vi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, còn một hành vi chỉ bị xử phạt hành chính khi người có thẩm quyền xử phạt thấy có đủ cơ sở cho thấy hành vi vi phạm không có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Theo chúng tôi, về bản chất quy định của Nghi Định chủ yếu phải làm rõ được khi nào thì có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá; và khi đã có hành vi vi phạm thì bị xử lý ra sao? thủ tục xử lý như thế nào?. Các quy định trong Dự thảo, đặc biệt liên quan đến xác định hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp còn chưa thực sự rõ ràng, bao quát và dễ hiểu, còn chứa đựng nhiều điều chưa hợp lý.