Còn nhiều bất cập trong chế tài Phạt vi phạm
Vẫn còn nhiều bất cập trong chế tài Phạt vi phạm
Dự thảo LTM qui định các bên có thể thoả thuận về một khoản tiền phạt (không quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm) nếu vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, nếu xảy ra vi phạm, bên bị vi phạm chỉ có quyền đòi khoản tiền phạt mà không được quyền đòi bồi thường thiệt hại.
Tôi xin có một số ý kiến về chế tài này như sau:
(i) Qui định về "giới hạn trên" của mức phạt (8%) là không hợp lý vì nếu một bên thấy mức thiệt hại mà họ phải chịu nếu thực hiện đúng hợp đồng còn cao hơn mức thiệt hại do nộp phạt thì họ sẽ "cố ý" vi phạm. Mục đích "răn đe" do đó sẽ không thực hiện được. Hơn nữa qui định này cũng can thiệp vào quyền tự do thoả thuận của các bên. Vì vậy, không nên qui định mức phạt tối đa;
(ii) Việc qui định phạt vi phạm với mục đích răn đe (phạt) cũng có thể gây ra những nguy cơ nhất định trong việc áp dụng. Ví dụ theo thông luật (common law) áp dụng tại các nước Anh, Mỹ, Úc... các bên chỉ được thoả thuận về bồi thường theo mức định trước (liquidated damages), mọi thoả thuận về phạt vi phạm (penalty) đều vô hiệu. Như vậy một bản án của toà án hay phán quyết trọng tài chấp nhận hiệu lực của điều khoản phạt vi phạm trong HĐTM có thể sẽ bị toà án tại các nước theo hệ thống thông luật từ chối công nhận và thi hành.
(iii) Có vẻ như chế tài Phạt vi phạm của ta đang lẫn lộn giữa "Phạt" (penalty) và "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" (liquidated damages) - hai hình thức chế tài có bản chất không giống nhau.
Nếu là Phạt thì mọi vi phạm đều là căn cứ áp dụng việc phạt (không kể có thiệt hại xảy ra hay không). Mục tiêu của chế tài này là "trừng phạt" hành vi vi phạm hợp đồng, do đó bên bị vi phạm có thể đòi tiền Phạt và cả Bồi thường thiệt hại thực tế. Trong khi đó "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" là một hình thức bồi thường thiệt hại,điểm khác là mức bồi thường đã được thoả thuận trước, do đó nếu đã có "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" thì không áp dụng "Bồi thường thiệt hại" thông thường nữa.
Từ các tính chất này chiếu vào chế tài Phạt vi phạm của ta thì thấy rằng chế tài này vừa mang tính chất của "Phạt" (áp dụng khi có vi phạm không phụ thuộc vào việc có thiệt hại hay không) và tính chất của "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" (nếu đã thoả thuận về Phạt vi phạm thì chỉ được đòi tiền phạt mà không được yêu cầu bồi thường thiệt hại).
Việc lựa chọn Phạt vi phạm hay Bồi thường thiệt hại hay cả hai như một hình thức chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng phụ thuộc vào nhu cầu điều chỉnh pháp luật của từng quốc gia. Ví dụ: Luật của Pháp áp dụng cả hai hình thức trong khi Luật Anh chỉ chấp nhận hình thức Bồi thường thiệt hại theo mức định trước, mọi thoả thuận về Phạt (theo xác định của thẩm phán khi xảy ra tranh chấp) sẽ bị xem là vô hiệu.
Quá trình soạn thảo là quá trình cân nhắc các lợi ích, nhu cầu thực tế của ta cũng như thực trạng pháp luật để lựa chọn hình thức chế tài thích hợp. Tuy nhiên, các qui định của một chế tài cần phù hợp với tính chất và đặc điểm của chế tài đó chứ không nên qui định lẫn lộn, pha tạp như hiện nay.
Dự thảo LTM qui định các bên có thể thoả thuận về một khoản tiền phạt (không quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm) nếu vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, nếu xảy ra vi phạm, bên bị vi phạm chỉ có quyền đòi khoản tiền phạt mà không được quyền đòi bồi thường thiệt hại.
Tôi xin có một số ý kiến về chế tài này như sau:
(i) Qui định về "giới hạn trên" của mức phạt (8%) là không hợp lý vì nếu một bên thấy mức thiệt hại mà họ phải chịu nếu thực hiện đúng hợp đồng còn cao hơn mức thiệt hại do nộp phạt thì họ sẽ "cố ý" vi phạm. Mục đích "răn đe" do đó sẽ không thực hiện được. Hơn nữa qui định này cũng can thiệp vào quyền tự do thoả thuận của các bên. Vì vậy, không nên qui định mức phạt tối đa;
(ii) Việc qui định phạt vi phạm với mục đích răn đe (phạt) cũng có thể gây ra những nguy cơ nhất định trong việc áp dụng. Ví dụ theo thông luật (common law) áp dụng tại các nước Anh, Mỹ, Úc... các bên chỉ được thoả thuận về bồi thường theo mức định trước (liquidated damages), mọi thoả thuận về phạt vi phạm (penalty) đều vô hiệu. Như vậy một bản án của toà án hay phán quyết trọng tài chấp nhận hiệu lực của điều khoản phạt vi phạm trong HĐTM có thể sẽ bị toà án tại các nước theo hệ thống thông luật từ chối công nhận và thi hành.
(iii) Có vẻ như chế tài Phạt vi phạm của ta đang lẫn lộn giữa "Phạt" (penalty) và "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" (liquidated damages) - hai hình thức chế tài có bản chất không giống nhau.
Nếu là Phạt thì mọi vi phạm đều là căn cứ áp dụng việc phạt (không kể có thiệt hại xảy ra hay không). Mục tiêu của chế tài này là "trừng phạt" hành vi vi phạm hợp đồng, do đó bên bị vi phạm có thể đòi tiền Phạt và cả Bồi thường thiệt hại thực tế. Trong khi đó "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" là một hình thức bồi thường thiệt hại,điểm khác là mức bồi thường đã được thoả thuận trước, do đó nếu đã có "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" thì không áp dụng "Bồi thường thiệt hại" thông thường nữa.
Từ các tính chất này chiếu vào chế tài Phạt vi phạm của ta thì thấy rằng chế tài này vừa mang tính chất của "Phạt" (áp dụng khi có vi phạm không phụ thuộc vào việc có thiệt hại hay không) và tính chất của "Bồi thường thiệt hại theo mức định trước" (nếu đã thoả thuận về Phạt vi phạm thì chỉ được đòi tiền phạt mà không được yêu cầu bồi thường thiệt hại).
Việc lựa chọn Phạt vi phạm hay Bồi thường thiệt hại hay cả hai như một hình thức chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng phụ thuộc vào nhu cầu điều chỉnh pháp luật của từng quốc gia. Ví dụ: Luật của Pháp áp dụng cả hai hình thức trong khi Luật Anh chỉ chấp nhận hình thức Bồi thường thiệt hại theo mức định trước, mọi thoả thuận về Phạt (theo xác định của thẩm phán khi xảy ra tranh chấp) sẽ bị xem là vô hiệu.
Quá trình soạn thảo là quá trình cân nhắc các lợi ích, nhu cầu thực tế của ta cũng như thực trạng pháp luật để lựa chọn hình thức chế tài thích hợp. Tuy nhiên, các qui định của một chế tài cần phù hợp với tính chất và đặc điểm của chế tài đó chứ không nên qui định lẫn lộn, pha tạp như hiện nay.