Nâng cao hiệu quả của qlý NN trong hđộng TM
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 khoá XI:
Nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước trong hoạt động thương mại
ĐCSVN - Ngày 9/11/2004
Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998. Qua hơn 6 năm thực hiện, Luật Thương mại đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại đi vào nề nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thương mại đa dạng và phong phú dẫn đến nhiều bất cập, đã có nhiều chế định trở nên không phù hợp, chồng chéo với những văn bản Luật khác như Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Trọng tài thương mại...Vì vậy, việc Bộ Thương mại soạn thảo, trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Tại kỳ họp lần này các đại biểu (Đ đã thảo luận đến các vấn đề về Luật Thương mại (sửa đổi), trong đó vấn đề về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; về thương nhân; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa; việc môi giới, giải quyết các tranh chấp trong thương mại... là các vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Hầu hết các đại biểu đều nhất trí với việc sửa đổi Luật thương mại để phù hợp hơn với điều kiện và tình hình mới, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Dự án Luật lần này đã bao quát hơn so với luật trước, với 7 chương, 98 trang cùng 311 điều, qua 8 lần chỉnh lý, Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) đã có rất nhiều thay đổi so với Luật hiện hành. Trong đó có 96 điều trong Luật cũ được bãi bỏ, sửa đổi 149 điều và 143 điều được bổ sung mới.
Phạm vi điều chỉnh được mở rộng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, bố cục Dự thảo cũng được bổ sung 2 phần về: Mua bán hàng hoá và Cung ứng dịch vụ nhằm xây dựng khung pháp lý điều chỉnh thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Dự thảo cũng đã bổ sung thêm bốn hoạt động thương mại mới bao gồm: lĩnh vực quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hoá, cho thuê hàng hoá, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và nhượng quyền thương mại. Việc bổ sung những hoạt động này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như thể hiện rõ hơn những nguyên tắc cơ bản liên quan đến quyền tự do quá cảnh của WTO.
Theo ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (tỉnh Bắc Giang), cần xác định rõ khái niệm thương nhân, và làm rõ một số nguyên tắc trong Luật này. Hiện nay, hoạt động thương mại đang xã hội hoá rất cao, so với năm 1997 khái niệm hàng hoá đến nay đã có nhiều đổi mới, những nguyên tắc thương mại với hàng hoá xuất khẩu lao động trong nước, lao động xuất khẩu, hàng hoá trí tuệ… chưa được rõ ràng. Một số vấn đề như thương mại trong y tế, thương mại trong giáo dục và cạnh tranh thu hút nhân tài… chưa ổn định.
Liên quan đến khái niệm thương nhân, theo ĐB Nguyễn Hoàng Anh (TP Hải Phòng), khái niệm thương nhân nêu trong dự thảo là đúng nhưng chưa đủ, vì khái niệm thương nhân có hoạt động thương mại lại khác hoàn toàn. Với thương nhân chưa hoặc không đăng ký kinh doanh thì không thể áp dụng theo luật này. Mặt khác, liệu luật có áp dụng cho những người buôn bán nhỏ hay không?
Cũng đề cập đến những vấn đề còn thiếu sót trong Luật Thương mại (sửa đổi) ĐB Lê Minh Hồng (tỉnh Ninh Bình) nhận xét: Một số loại hình thương mại áp dụng cho thị trường hàng hóa mới như: giao dịch thương mại trong thị trường lao động, chứng khoán, khoa học công nghệ... dự án Luật chưa đề cập đến.
ĐB Nguyễn Đình Lộc (thành phố Hồ Chí Minh) quan tâm đến mối quan hệ giữa Luật dân sự và Luật chuyên ngành. Đại biểu này nhấn mạnh: Đề cập đến Luật Thương mại chúng ta nói là Luật chuyên ngành, trong lúc đó trong chương trình lại có Bộ Luật Dân sự. Vậy mối quan hệ này như thế nào, nếu ta nói đến Bộ Luật chuyên ngành mà không nói đến Bộ Luật Dân sự thì rõ ràng có sự lúng túng.
Cũng đề cập đến mối quan hệ này ĐB Đặng Văn Xương (tỉnh Long An) cho rằng: Luật Thương mại (sửa đổi) liên quan đến Luật dân sự, để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa hai Bộ luật này những vấn đề chung thuộc phạm trù quan hệ dân sự trong Luật Thương mại như vấn đề hợp đồng nên để Bộ Luật dân sự điều chỉnh.
Đề cập đến vấn đề về thương mại sinh lời, ĐB Bùi Sĩ Lợi (tỉnh Thanh Hóa) cho rằng: Hoạt động thương mại là hoạt động sinh lời, bao gồm: mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Do vậy dự thảo Luật phải được nghiên cứu, xác định rõ hơn phạm vi điều chỉnh cho hợp lý, không nên chỉ điều chỉnh trong khuôn khổ hoạt động thương mại là hàng hóa truyền thống mà phải đề cấp đến đầy đủ các loại hàng hóa của các thị trường khác mà hoạt động giao dịch có bản chất là giao dịch thương mại có sinh lời. Do đó, nếu theo dự thảo Luật chỉ quy định có những thương nhân hoạt động thương mại là chưa đầy đủ, mà nó phải được áp dụng cho mọi đối tượng, đây là điều hết sức cần thiết khi chúng ta hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Đại biểu Dương Kim Anh (tỉnh Trà Vinh) đề cập đến việc chúng ta đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, lại đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do vậy những nguyên tắc, nội dung hoạt động của WTO cũng rất cần được thể hiện trong dự án Luật lần này. Mặt khác, WTO cũng chấp nhận việc gia nhập có lộ trình cho các nước đang phát triển như VN, vì vậy dự án Luật thương mại sửa đổi cũng cần thể hiện các đặc thù này.
Ngoài ra, nhiều đại biểu còn cho các ý kiến khác về các vấn đề như: khái niệm thương mại là rất rộng; các khái niệm như tập quán thương mại, thói quen thương mại; trách nhiệm của văn phòng đại diện; quy định về hợp đồng thương mại... cũng cần được làm rõ thêm trong dự án Luật thương mại (sửa đổi).
Hồng Long - Phạm Hằng
Nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước trong hoạt động thương mại
ĐCSVN - Ngày 9/11/2004
Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998. Qua hơn 6 năm thực hiện, Luật Thương mại đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại đi vào nề nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thương mại đa dạng và phong phú dẫn đến nhiều bất cập, đã có nhiều chế định trở nên không phù hợp, chồng chéo với những văn bản Luật khác như Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Trọng tài thương mại...Vì vậy, việc Bộ Thương mại soạn thảo, trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Tại kỳ họp lần này các đại biểu (Đ đã thảo luận đến các vấn đề về Luật Thương mại (sửa đổi), trong đó vấn đề về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; về thương nhân; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa; việc môi giới, giải quyết các tranh chấp trong thương mại... là các vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Hầu hết các đại biểu đều nhất trí với việc sửa đổi Luật thương mại để phù hợp hơn với điều kiện và tình hình mới, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Dự án Luật lần này đã bao quát hơn so với luật trước, với 7 chương, 98 trang cùng 311 điều, qua 8 lần chỉnh lý, Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) đã có rất nhiều thay đổi so với Luật hiện hành. Trong đó có 96 điều trong Luật cũ được bãi bỏ, sửa đổi 149 điều và 143 điều được bổ sung mới.
Phạm vi điều chỉnh được mở rộng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, bố cục Dự thảo cũng được bổ sung 2 phần về: Mua bán hàng hoá và Cung ứng dịch vụ nhằm xây dựng khung pháp lý điều chỉnh thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Dự thảo cũng đã bổ sung thêm bốn hoạt động thương mại mới bao gồm: lĩnh vực quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hoá, cho thuê hàng hoá, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và nhượng quyền thương mại. Việc bổ sung những hoạt động này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như thể hiện rõ hơn những nguyên tắc cơ bản liên quan đến quyền tự do quá cảnh của WTO.
Theo ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (tỉnh Bắc Giang), cần xác định rõ khái niệm thương nhân, và làm rõ một số nguyên tắc trong Luật này. Hiện nay, hoạt động thương mại đang xã hội hoá rất cao, so với năm 1997 khái niệm hàng hoá đến nay đã có nhiều đổi mới, những nguyên tắc thương mại với hàng hoá xuất khẩu lao động trong nước, lao động xuất khẩu, hàng hoá trí tuệ… chưa được rõ ràng. Một số vấn đề như thương mại trong y tế, thương mại trong giáo dục và cạnh tranh thu hút nhân tài… chưa ổn định.
Liên quan đến khái niệm thương nhân, theo ĐB Nguyễn Hoàng Anh (TP Hải Phòng), khái niệm thương nhân nêu trong dự thảo là đúng nhưng chưa đủ, vì khái niệm thương nhân có hoạt động thương mại lại khác hoàn toàn. Với thương nhân chưa hoặc không đăng ký kinh doanh thì không thể áp dụng theo luật này. Mặt khác, liệu luật có áp dụng cho những người buôn bán nhỏ hay không?
Cũng đề cập đến những vấn đề còn thiếu sót trong Luật Thương mại (sửa đổi) ĐB Lê Minh Hồng (tỉnh Ninh Bình) nhận xét: Một số loại hình thương mại áp dụng cho thị trường hàng hóa mới như: giao dịch thương mại trong thị trường lao động, chứng khoán, khoa học công nghệ... dự án Luật chưa đề cập đến.
ĐB Nguyễn Đình Lộc (thành phố Hồ Chí Minh) quan tâm đến mối quan hệ giữa Luật dân sự và Luật chuyên ngành. Đại biểu này nhấn mạnh: Đề cập đến Luật Thương mại chúng ta nói là Luật chuyên ngành, trong lúc đó trong chương trình lại có Bộ Luật Dân sự. Vậy mối quan hệ này như thế nào, nếu ta nói đến Bộ Luật chuyên ngành mà không nói đến Bộ Luật Dân sự thì rõ ràng có sự lúng túng.
Cũng đề cập đến mối quan hệ này ĐB Đặng Văn Xương (tỉnh Long An) cho rằng: Luật Thương mại (sửa đổi) liên quan đến Luật dân sự, để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa hai Bộ luật này những vấn đề chung thuộc phạm trù quan hệ dân sự trong Luật Thương mại như vấn đề hợp đồng nên để Bộ Luật dân sự điều chỉnh.
Đề cập đến vấn đề về thương mại sinh lời, ĐB Bùi Sĩ Lợi (tỉnh Thanh Hóa) cho rằng: Hoạt động thương mại là hoạt động sinh lời, bao gồm: mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Do vậy dự thảo Luật phải được nghiên cứu, xác định rõ hơn phạm vi điều chỉnh cho hợp lý, không nên chỉ điều chỉnh trong khuôn khổ hoạt động thương mại là hàng hóa truyền thống mà phải đề cấp đến đầy đủ các loại hàng hóa của các thị trường khác mà hoạt động giao dịch có bản chất là giao dịch thương mại có sinh lời. Do đó, nếu theo dự thảo Luật chỉ quy định có những thương nhân hoạt động thương mại là chưa đầy đủ, mà nó phải được áp dụng cho mọi đối tượng, đây là điều hết sức cần thiết khi chúng ta hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Đại biểu Dương Kim Anh (tỉnh Trà Vinh) đề cập đến việc chúng ta đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, lại đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do vậy những nguyên tắc, nội dung hoạt động của WTO cũng rất cần được thể hiện trong dự án Luật lần này. Mặt khác, WTO cũng chấp nhận việc gia nhập có lộ trình cho các nước đang phát triển như VN, vì vậy dự án Luật thương mại sửa đổi cũng cần thể hiện các đặc thù này.
Ngoài ra, nhiều đại biểu còn cho các ý kiến khác về các vấn đề như: khái niệm thương mại là rất rộng; các khái niệm như tập quán thương mại, thói quen thương mại; trách nhiệm của văn phòng đại diện; quy định về hợp đồng thương mại... cũng cần được làm rõ thêm trong dự án Luật thương mại (sửa đổi).
Hồng Long - Phạm Hằng