Vấn đề giám định – VINACONTROL
Mai Tiến Dũng - Phó Giám đốc
Công ty giám định hàng hoá XNk
Sau khi nghiên cứu Dự thảo 8 – Luật Thương mại sửa đổi, xét thực tế hoạt động giám định tại Việt Nam và để phù hợp với thông lệ quốc tế về lĩnh vực giám định, Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (Vinacontrol) xin đóng góp một vài ý kiến như sau:
Chúng tôi nhất trí với những nội dung được đưa ra điều chỉnh trong Mục 10 Chương IV của Dự thảo về Dịch vụ giám định. Đó là những nội dung cơ bản nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động giám định trong thực tiễn thương mại quốc tế. Các quy định về nội dung giám định, điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định, tiểu chuẩn giám định viên, chứng thư giám định, quyền và nghĩa vụ của các bên rất chặt chẽ và đảm bảo chất lượng dịch vụ giám định cung cấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu về hoạt động giám định trong thực tiễn thương mại, chúng tôi thấy Dự thảo còn có một số điểm chưa hợp lý và sẽ là những rào cản nhất định cho Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hiểu, áp dụng Luật và phát triển dịch vụ này.
Thứ nhất, Quy trình/phương pháp giám định chỉ là văn bản của một Tổ chức giám định quy định các bước tiến hành, thực hiện vụ giám định nhằm kiểm soát, đảm bảo chất lượng vụ giám định. Quy trình/phương pháp giám định không có tính pháp lý (không phải là tiêu chuẩn quốc tế/quốc gia, quy định của Nhà nước). Do vậy, nếu dựa vào quy trình/phương pháp giám định để giới hạn phạm vi kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, và cho đó là một trong những điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thì chưa thoả đáng và khó khăn trong việc áp dụng. Vì thực tế, có rất nhiều vụ giám định được thực hiện không dựa vào quy trình/phương pháp do Tổ chức giám định xây dựng mà dựa vào Tiêu chuẩn quốc tế, quy định pháp luật, tập quán quốc tế được chấp nhận hoặc một trình tự cụ thể mà khách hàng yêu cầu.
Thứ hai, vấn đề Bồi thường thiệt hại được đưa ra tại Điều 204 của Dự thảo chưa thật sự thoả đáng cho các bên. Thực tế, hoạt động giám định là một hoạt động thương mại trung lập, với vai trò là minh chứng trung gian cho các bên của một hoạt động thương mại. Chính vì vậy, người yêu cầu giám định ở đây cũng có thể là một bên hoặc cả hai bên của hoạt động thương mại đó. Vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra khi “việc giám định được cố ý thực hiện không trung thực, khách quan” sẽ chỉ dừng ở những thiệt hại của khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định chứ không thể xác định các thiệt hại của các đối tượng sử dụng chứng thư giám định. Chính vì vậy, điều luật cần quy định rõ hơn những thiệt hại và đối tượng bị thiệt hại được đòi bồi thường khi có lỗi trên xảy ra. Hơn nữa, khi xem xét kết hợp Điều 203 khoản 2 và Điều 204 khoản 2 cho thấy, với cùng một lỗi “việc giám định được cố ý thực hiện không trung thực, khách quan” thì doanh nghiệp kinh doanh giám định phải chịu cùng một lúc cả chế tài “Buộc thực hiện đúng hợp đồng – tức là yêu cầu giám định lại” và “Bồi thường thiệt hại”, là không hợp lý trong tương quan với các hoạt động thương mại khác.
Với mong muốn góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh doanh tốt, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định phát triển.
Công ty giám định hàng hoá XNk
Sau khi nghiên cứu Dự thảo 8 – Luật Thương mại sửa đổi, xét thực tế hoạt động giám định tại Việt Nam và để phù hợp với thông lệ quốc tế về lĩnh vực giám định, Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (Vinacontrol) xin đóng góp một vài ý kiến như sau:
Chúng tôi nhất trí với những nội dung được đưa ra điều chỉnh trong Mục 10 Chương IV của Dự thảo về Dịch vụ giám định. Đó là những nội dung cơ bản nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động giám định trong thực tiễn thương mại quốc tế. Các quy định về nội dung giám định, điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định, tiểu chuẩn giám định viên, chứng thư giám định, quyền và nghĩa vụ của các bên rất chặt chẽ và đảm bảo chất lượng dịch vụ giám định cung cấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu về hoạt động giám định trong thực tiễn thương mại, chúng tôi thấy Dự thảo còn có một số điểm chưa hợp lý và sẽ là những rào cản nhất định cho Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hiểu, áp dụng Luật và phát triển dịch vụ này.
Thứ nhất, Quy trình/phương pháp giám định chỉ là văn bản của một Tổ chức giám định quy định các bước tiến hành, thực hiện vụ giám định nhằm kiểm soát, đảm bảo chất lượng vụ giám định. Quy trình/phương pháp giám định không có tính pháp lý (không phải là tiêu chuẩn quốc tế/quốc gia, quy định của Nhà nước). Do vậy, nếu dựa vào quy trình/phương pháp giám định để giới hạn phạm vi kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, và cho đó là một trong những điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thì chưa thoả đáng và khó khăn trong việc áp dụng. Vì thực tế, có rất nhiều vụ giám định được thực hiện không dựa vào quy trình/phương pháp do Tổ chức giám định xây dựng mà dựa vào Tiêu chuẩn quốc tế, quy định pháp luật, tập quán quốc tế được chấp nhận hoặc một trình tự cụ thể mà khách hàng yêu cầu.
Thứ hai, vấn đề Bồi thường thiệt hại được đưa ra tại Điều 204 của Dự thảo chưa thật sự thoả đáng cho các bên. Thực tế, hoạt động giám định là một hoạt động thương mại trung lập, với vai trò là minh chứng trung gian cho các bên của một hoạt động thương mại. Chính vì vậy, người yêu cầu giám định ở đây cũng có thể là một bên hoặc cả hai bên của hoạt động thương mại đó. Vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra khi “việc giám định được cố ý thực hiện không trung thực, khách quan” sẽ chỉ dừng ở những thiệt hại của khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định chứ không thể xác định các thiệt hại của các đối tượng sử dụng chứng thư giám định. Chính vì vậy, điều luật cần quy định rõ hơn những thiệt hại và đối tượng bị thiệt hại được đòi bồi thường khi có lỗi trên xảy ra. Hơn nữa, khi xem xét kết hợp Điều 203 khoản 2 và Điều 204 khoản 2 cho thấy, với cùng một lỗi “việc giám định được cố ý thực hiện không trung thực, khách quan” thì doanh nghiệp kinh doanh giám định phải chịu cùng một lúc cả chế tài “Buộc thực hiện đúng hợp đồng – tức là yêu cầu giám định lại” và “Bồi thường thiệt hại”, là không hợp lý trong tương quan với các hoạt động thương mại khác.
Với mong muốn góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh doanh tốt, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định phát triển.