Cần loại bỏ chương Quản lý Nhà nước trong Luật TM
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của luật thương mại
Luật thương mại là lĩnh vực luật tư do đó để cho doanh nghiệp tự do quyết định, tự do thỏa thuận và nhà nước ít can thiệp bằng quyền lực công vào lĩnh vực đó. Do đó điểm tiến bộ của luật này là lọai bỏ Chương quản lý nhà nước.
Về phạm vi điều chỉnh của luật thương mại là hoạt động thương mại, đối tượng điều chỉnh là các thương nhân nhưng trong dự thảo chưa quy định trọn vẹn vấn đề này trong các chương các điều của luật thương mại.
Về thương nhân luật thương mại là luật của thương nhân cho nên cần có chương quy định về thương nhân trong đó định nghĩa về thương nhân và các quyền và nghĩa vụ pháp lý của thương nhân.
Quyền và nghĩa vụ quy định liệt kê theo điều 6,7 là chưa đủ trong tương lai luật doanh nghiệp được xây dựng chung cho tất cả thành phần kinh tế và rõ ràng tất cả doanh nghiệp được hiểu là thương nhân, khi xây dựng luật doanh nghiệp thì xây dựng quy chế pháp lý cho doanh nghiệp(tức là thương nhân), cho nên trong Luật thương mại không cần quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ pháp lý của thương nhân, vấn đề này sẽ được quy định trực tiếp ở từng luật chuyên ngành.
Điều 7 quy định thương nhân có nghĩa vụ đăng kí theo quy định của pháp luật cho thấy mắc sai lầm của luật thương mại 97, điều khỏan thương nhân không đi vào cuộc sống, Luật thương mại 1997 là luật “dỡ” trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, Do đó không cần đăng kí nhiều lần, chỉ cần đăng kí kinh doanh lần đầu là có thể kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Điều 5 quy định không phù hợp, nên để cho luật chuyên ngành quy định ai là thương nhân. Chỉ quy định “thương nhân là những ai có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật”, còn những ai phải đăng kí kinh doanh thì hai năm tới sẽ do luật quyết định.
Về hoạt động thương mại.
Điều 8 định nghĩa rất hay về họat động thương mại. Trong pháp lệnh trọng tài thương mại quy định rất dài về họat động thương mại nhưng suy cho cùng chỉ nhằm mục đích sinh lợi. Khỏan 1, điều 8 rất đúng chẳng qua là mở rộng khái niệm kinh doanh . Luật 97 định nghĩa hẹp hơn so với khái niệm quốc tế do đó nó đã làm rào cản qúa trình đàm phán gia nhập WTO, xây dựng các hiệp định thương mại với nước khác. Trong thông lệ quốc tế họat động thương mại giống họat động kinh doanh. Từ điều 8 suy ra các bố cục các chương tiếp theo của luật thương mại chưa đủ: Chương 2 nói về hàng hóa, chương 3 về cung ứng dịch vụ, chương 4 nói về hành vi thương mại thế nhưng trong điều 8 định nghĩa họat động thương mại còn có các họat động xúc tiến thương mại, đầu tư…không có quy định trong dự thảo. cho nên cần thiết kế lại như sau: Quy định một chương hành vi thương mại nói chung, những gì chưa cần thiết không cần quy định, những gì cần thiết quy định ở các chương tiếp theo của luật như theo thiết kế của bộ luật dân sự.
Mặc khác chúng ta không thể quy định hết tất cả hành vi thương mại, đôi khi việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên lại khiến thêm rắc rối vì luật thương mại là luật của thương nhân nên đề cho thương nhân tự thỏa thuận quyết định quyền lợi và trách nhiệm của mình, tự xem xét đánh giá kí kết hợp đồng không thể ỷ lại nhà nước, đó cũng là lý do để doanh nghiệp nâng cao ý thức pháp luật và nhờ sự trợ giúp của các luật sư. mặc khác, việc luật quy định chi tiết, và sự thỏa thuận của các bên rất khó cho việc giải thích luật của tòa án.
Về hợp đồng
Vấn đề hợp đồng hiện nay đang chồng chéo giữa các luật, luật 97 đã né tránh không quy định hợp đồng thành một chương riêng. Trong dự thảo luật thương mại này không quy định nhưng trong các chương có quy định các hợp đồng và đó cũng chính là họat động thương mại, thì tại sao chúng ta không quy định hợp đồng thành một chương riêng trong dự thảo. pháp lệnh hợp đồng kinh tế sớm muộn cũng bị lọai bỏ, luật dân sự sẽ được thông qua trong năm tới, luật thương mại cũng sẽ được thông qua.
Về chế tài Về vi phạm hợp đồng trong họat động thương mại, chúng ta đã nói tất cả vấn đề trong hợp đồng, tất cả hành vi thương mại đều được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, hành vi gì đi chăng nữa cũng đều được xác định trên giao dịch xác lập hợp đồng cho nên cần phải có một chương nói về hợp đồng dựa trên hợp đồng dân sự nhưng cần lọai bỏ luôn pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Cách quy định rất đơn giản: Hợp đồng thương mại là hợp đồng giữa các thương nhân hoặc giữa thương nhân và các bên trong liên quan trong họat động thương mại, còn thương nhân được họat động cái gì thì hành vi thương mại đã quy định.
Chương 6
Cần mạnh dạng lọai bỏ chương này, vì các hành vi liệt kê đã được quy định trong các luật khác. Cho nên việc quy định ở luật này là không cần thiết.
BÙI XUÂN HẢI - GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MÌNH
Luật thương mại là lĩnh vực luật tư do đó để cho doanh nghiệp tự do quyết định, tự do thỏa thuận và nhà nước ít can thiệp bằng quyền lực công vào lĩnh vực đó. Do đó điểm tiến bộ của luật này là lọai bỏ Chương quản lý nhà nước.
Về phạm vi điều chỉnh của luật thương mại là hoạt động thương mại, đối tượng điều chỉnh là các thương nhân nhưng trong dự thảo chưa quy định trọn vẹn vấn đề này trong các chương các điều của luật thương mại.
Về thương nhân luật thương mại là luật của thương nhân cho nên cần có chương quy định về thương nhân trong đó định nghĩa về thương nhân và các quyền và nghĩa vụ pháp lý của thương nhân.
Quyền và nghĩa vụ quy định liệt kê theo điều 6,7 là chưa đủ trong tương lai luật doanh nghiệp được xây dựng chung cho tất cả thành phần kinh tế và rõ ràng tất cả doanh nghiệp được hiểu là thương nhân, khi xây dựng luật doanh nghiệp thì xây dựng quy chế pháp lý cho doanh nghiệp(tức là thương nhân), cho nên trong Luật thương mại không cần quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ pháp lý của thương nhân, vấn đề này sẽ được quy định trực tiếp ở từng luật chuyên ngành.
Điều 7 quy định thương nhân có nghĩa vụ đăng kí theo quy định của pháp luật cho thấy mắc sai lầm của luật thương mại 97, điều khỏan thương nhân không đi vào cuộc sống, Luật thương mại 1997 là luật “dỡ” trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, Do đó không cần đăng kí nhiều lần, chỉ cần đăng kí kinh doanh lần đầu là có thể kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Điều 5 quy định không phù hợp, nên để cho luật chuyên ngành quy định ai là thương nhân. Chỉ quy định “thương nhân là những ai có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật”, còn những ai phải đăng kí kinh doanh thì hai năm tới sẽ do luật quyết định.
Về hoạt động thương mại.
Điều 8 định nghĩa rất hay về họat động thương mại. Trong pháp lệnh trọng tài thương mại quy định rất dài về họat động thương mại nhưng suy cho cùng chỉ nhằm mục đích sinh lợi. Khỏan 1, điều 8 rất đúng chẳng qua là mở rộng khái niệm kinh doanh . Luật 97 định nghĩa hẹp hơn so với khái niệm quốc tế do đó nó đã làm rào cản qúa trình đàm phán gia nhập WTO, xây dựng các hiệp định thương mại với nước khác. Trong thông lệ quốc tế họat động thương mại giống họat động kinh doanh. Từ điều 8 suy ra các bố cục các chương tiếp theo của luật thương mại chưa đủ: Chương 2 nói về hàng hóa, chương 3 về cung ứng dịch vụ, chương 4 nói về hành vi thương mại thế nhưng trong điều 8 định nghĩa họat động thương mại còn có các họat động xúc tiến thương mại, đầu tư…không có quy định trong dự thảo. cho nên cần thiết kế lại như sau: Quy định một chương hành vi thương mại nói chung, những gì chưa cần thiết không cần quy định, những gì cần thiết quy định ở các chương tiếp theo của luật như theo thiết kế của bộ luật dân sự.
Mặc khác chúng ta không thể quy định hết tất cả hành vi thương mại, đôi khi việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên lại khiến thêm rắc rối vì luật thương mại là luật của thương nhân nên đề cho thương nhân tự thỏa thuận quyết định quyền lợi và trách nhiệm của mình, tự xem xét đánh giá kí kết hợp đồng không thể ỷ lại nhà nước, đó cũng là lý do để doanh nghiệp nâng cao ý thức pháp luật và nhờ sự trợ giúp của các luật sư. mặc khác, việc luật quy định chi tiết, và sự thỏa thuận của các bên rất khó cho việc giải thích luật của tòa án.
Về hợp đồng
Vấn đề hợp đồng hiện nay đang chồng chéo giữa các luật, luật 97 đã né tránh không quy định hợp đồng thành một chương riêng. Trong dự thảo luật thương mại này không quy định nhưng trong các chương có quy định các hợp đồng và đó cũng chính là họat động thương mại, thì tại sao chúng ta không quy định hợp đồng thành một chương riêng trong dự thảo. pháp lệnh hợp đồng kinh tế sớm muộn cũng bị lọai bỏ, luật dân sự sẽ được thông qua trong năm tới, luật thương mại cũng sẽ được thông qua.
Về chế tài Về vi phạm hợp đồng trong họat động thương mại, chúng ta đã nói tất cả vấn đề trong hợp đồng, tất cả hành vi thương mại đều được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, hành vi gì đi chăng nữa cũng đều được xác định trên giao dịch xác lập hợp đồng cho nên cần phải có một chương nói về hợp đồng dựa trên hợp đồng dân sự nhưng cần lọai bỏ luôn pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Cách quy định rất đơn giản: Hợp đồng thương mại là hợp đồng giữa các thương nhân hoặc giữa thương nhân và các bên trong liên quan trong họat động thương mại, còn thương nhân được họat động cái gì thì hành vi thương mại đã quy định.
Chương 6
Cần mạnh dạng lọai bỏ chương này, vì các hành vi liệt kê đã được quy định trong các luật khác. Cho nên việc quy định ở luật này là không cần thiết.
BÙI XUÂN HẢI - GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MÌNH