Xdựng LTM: Chặt chẽ, thông thoáng, thúc đẩy TM phát triển
[size=18]Xây dựng Luật Thương mại: Chặt chẽ, thông thoáng, thúc đẩy thương mại phát triển
Theo Sài Gòn Giải phóng
Ngày 9.5, Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi). Đây là dự thảo luật nhận được sự quan tâm của rất nhiểu đại biểu Quốc hội và cử tri. Dưới đây là ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam chung quanh dự thảo luật.
Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội: Xây dựng luật vì chính lợi ích của chúng ta
Thưa ông, việc xây dựng và ban hành Luật Thương mại (sửa đổi) lần này là một bước đưa Việt Nam tiến gần hơn tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)?
Đây là một đạo luật lớn, rất quan trọng trong khung khổ pháp lý mà WTO yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện. So với các nước đang phát triển đã gia nhập WTO trước ta như Campuchia hay Nepal, những yêu cầu về hoàn thiện khung pháp lý đặt ra đối với Việt Nam là rất cao. Chính vì thế mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật và Pháp lệnh năm 2005 ngay từ đầu kỳ họp này. Nhưng ta làm luật không phải chỉ vì họ yêu cầu, mà trước hết là vì lợi ích của chính chúng ta. Đây là dịp tốt để ta tạo ra một môi trường pháp lý chặt chẽ mà thông thoáng, thúc đẩy thương mại phát triển. Thương mại, theo nghĩa rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ.
Yếu tố “thương nhân nước ngoài” đã được đề cập đến trong luật như thế nào? Các thương nhân thuộc mọi thành phần sẽ thực sự được bình đẳng khi làm ăn ở Việt Nam?
Tất cả những thương nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, dù là người Việt Nam, người nước ngoài hay người Việt Nam ở nước ngoài đều cùng chịu sự điều chỉnh của luật này. Các nhà soạn thảo chắc chắn đã tham chiếu luật pháp quốc tế để đảm bảo sự tương thích của luật này với luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế. Tôi cho đó cũng là điều thương nhân nước ngoài hết sức mong muốn và đang trông đợi.
Vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam nắm vững và thực thi đúng luật, họ có hạn chế được những tranh chấp thương mại kiểu như đã xảy ra với Hoa Kỳ liên quan tới cá tra, cá ba sa?
Đáng tiếc, đó lại là chuyện khác! Cho dù ta có làm đúng luật (mà đối với các trường hợp kia ta vẫn làm đúng đấy chứ), thì họ vẫn có thể kiện. Vụ cá tra, cá ba sa xử xong rồi lại có thêm một diễn biến mới: Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu nhà nhập khẩu nước họ phải ứng trước toàn bộ số tiền nộp thuế. Tóm lại, tranh chấp thương mại trong nhiều trường hợp là do “tương quan lực lượng” giữa ta và đối tác thương mại của ta.
Có đại biểu cho rằng, việc những người buôn bán nhỏ không phải là đối tượng thực hiện luật này sẽ tạo ra một khoảng trống luật pháp, vì số lượng những người buôn bán nhỏ ở nước ta rất đông. Ông có bình luận gì?
Theo tôi hiểu, các nhà thiết kế luật này hướng đến mảng kinh doanh thương mại có quy mô, có phạm vi lớn, có những quy định sẽ không phù hợp với mảng kinh doanh buôn bán nhỏ. Nhưng tôi cũng chia sẻ với nhiều đại biểu khác là nếu không có văn bản điều chỉnh đối tượng buôn bán nhỏ thì cũng thiếu.
Có đại biểu Quốc hội đã nhận định rằng Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) quá thiếu chính sách mà nặng về giải thích từ ngữ, như một cuốn sách giáo khoa chuyên ngành...
Điểm này thì tôi lại không đồng ý. Để thực sự đi vào cuộc sống, cần có thêm những văn bản dưới luật, chứ luật không “ôm” hết được chính sách đâu!
Ông Dương Trung Quốc, đại biểu QH tỉnh Đồng Nai: Quy định rõ những điều cấm, còn lại thì người dân được tự do kinh doanh
Ông nhìn nhận như thế nào về cách kết cấu của Dự án Luật Thương mại (sửa đổi)?
Luật Thương mại và tất cả các văn bản luật nói chung đều nên thiết kế theo cách quy định những điều cấm, ngoài ra thì được phép làm, chứ đừng quy định những cái được làm, còn lại phải hiểu là bị cấm. Như thế, quyền tự do của người dân bị hạn chế rất nhiều và cũng rất dễ nảy sinh tiêu cực xin – cho.
Ông nhìn nhận điều đó từ góc độ một nhà sử học?
Đúng vậy! Nhìn lại lịch sử luật pháp Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức (ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông, là văn bản pháp luật toàn vẹn và sớm nhất mà hiện chúng ta lưu giữ được), Luật Gia Long... cũng được xây dựng rất tiến bộ, nghĩa là theo cách trừ những điều cấm đã được quy định, còn lại thì được phép làm. Tất nhiên, thời kỳ đó chưa có luật thương mại riêng, mà chỉ có những điều khoản được quy định trong luật chung, do phạm vi, quy mô của nền thương mại nước ta thời bấy giờ còn chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ nào cũng vậy, hướng tiến bộ là nên quy định rõ những điều cấm, còn lại thì người dân được tự do kinh doanh.
Theo Sài Gòn Giải phóng
Ngày 9.5, Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi). Đây là dự thảo luật nhận được sự quan tâm của rất nhiểu đại biểu Quốc hội và cử tri. Dưới đây là ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam chung quanh dự thảo luật.
Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội: Xây dựng luật vì chính lợi ích của chúng ta
Thưa ông, việc xây dựng và ban hành Luật Thương mại (sửa đổi) lần này là một bước đưa Việt Nam tiến gần hơn tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)?
Đây là một đạo luật lớn, rất quan trọng trong khung khổ pháp lý mà WTO yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện. So với các nước đang phát triển đã gia nhập WTO trước ta như Campuchia hay Nepal, những yêu cầu về hoàn thiện khung pháp lý đặt ra đối với Việt Nam là rất cao. Chính vì thế mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật và Pháp lệnh năm 2005 ngay từ đầu kỳ họp này. Nhưng ta làm luật không phải chỉ vì họ yêu cầu, mà trước hết là vì lợi ích của chính chúng ta. Đây là dịp tốt để ta tạo ra một môi trường pháp lý chặt chẽ mà thông thoáng, thúc đẩy thương mại phát triển. Thương mại, theo nghĩa rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ.
Yếu tố “thương nhân nước ngoài” đã được đề cập đến trong luật như thế nào? Các thương nhân thuộc mọi thành phần sẽ thực sự được bình đẳng khi làm ăn ở Việt Nam?
Tất cả những thương nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, dù là người Việt Nam, người nước ngoài hay người Việt Nam ở nước ngoài đều cùng chịu sự điều chỉnh của luật này. Các nhà soạn thảo chắc chắn đã tham chiếu luật pháp quốc tế để đảm bảo sự tương thích của luật này với luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế. Tôi cho đó cũng là điều thương nhân nước ngoài hết sức mong muốn và đang trông đợi.
Vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam nắm vững và thực thi đúng luật, họ có hạn chế được những tranh chấp thương mại kiểu như đã xảy ra với Hoa Kỳ liên quan tới cá tra, cá ba sa?
Đáng tiếc, đó lại là chuyện khác! Cho dù ta có làm đúng luật (mà đối với các trường hợp kia ta vẫn làm đúng đấy chứ), thì họ vẫn có thể kiện. Vụ cá tra, cá ba sa xử xong rồi lại có thêm một diễn biến mới: Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu nhà nhập khẩu nước họ phải ứng trước toàn bộ số tiền nộp thuế. Tóm lại, tranh chấp thương mại trong nhiều trường hợp là do “tương quan lực lượng” giữa ta và đối tác thương mại của ta.
Có đại biểu cho rằng, việc những người buôn bán nhỏ không phải là đối tượng thực hiện luật này sẽ tạo ra một khoảng trống luật pháp, vì số lượng những người buôn bán nhỏ ở nước ta rất đông. Ông có bình luận gì?
Theo tôi hiểu, các nhà thiết kế luật này hướng đến mảng kinh doanh thương mại có quy mô, có phạm vi lớn, có những quy định sẽ không phù hợp với mảng kinh doanh buôn bán nhỏ. Nhưng tôi cũng chia sẻ với nhiều đại biểu khác là nếu không có văn bản điều chỉnh đối tượng buôn bán nhỏ thì cũng thiếu.
Có đại biểu Quốc hội đã nhận định rằng Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) quá thiếu chính sách mà nặng về giải thích từ ngữ, như một cuốn sách giáo khoa chuyên ngành...
Điểm này thì tôi lại không đồng ý. Để thực sự đi vào cuộc sống, cần có thêm những văn bản dưới luật, chứ luật không “ôm” hết được chính sách đâu!
Ông Dương Trung Quốc, đại biểu QH tỉnh Đồng Nai: Quy định rõ những điều cấm, còn lại thì người dân được tự do kinh doanh
Ông nhìn nhận như thế nào về cách kết cấu của Dự án Luật Thương mại (sửa đổi)?
Luật Thương mại và tất cả các văn bản luật nói chung đều nên thiết kế theo cách quy định những điều cấm, ngoài ra thì được phép làm, chứ đừng quy định những cái được làm, còn lại phải hiểu là bị cấm. Như thế, quyền tự do của người dân bị hạn chế rất nhiều và cũng rất dễ nảy sinh tiêu cực xin – cho.
Ông nhìn nhận điều đó từ góc độ một nhà sử học?
Đúng vậy! Nhìn lại lịch sử luật pháp Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức (ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông, là văn bản pháp luật toàn vẹn và sớm nhất mà hiện chúng ta lưu giữ được), Luật Gia Long... cũng được xây dựng rất tiến bộ, nghĩa là theo cách trừ những điều cấm đã được quy định, còn lại thì được phép làm. Tất nhiên, thời kỳ đó chưa có luật thương mại riêng, mà chỉ có những điều khoản được quy định trong luật chung, do phạm vi, quy mô của nền thương mại nước ta thời bấy giờ còn chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ nào cũng vậy, hướng tiến bộ là nên quy định rõ những điều cấm, còn lại thì người dân được tự do kinh doanh.