Về thiệt hại trong trách nhiệm BTTHNHĐ
Về thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng(TNBTTHNHĐ)
Theo nghĩa thông thường, “thiệt hại là mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của”.
Theo Luật La Mã, có hai thành phần tạo nên khái niệm thiệt hại:
- Damnun emgens, tức là thiệt hại thực, là sự mất đi của một bộ phận tài sản cụ thể.
- Lucrum cessams, tức là bỏ mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể nếu hoàn cảnh diễn ra bình thường (thiệt hại phái sinh).
Như vậy, cốt lõi của khái niệm thiệt hại trong Luật La Mã vẫn là tổn thất có liên quan đến tài sản - loại thiệt hại có thể và có cơ sở để xác định.
Theo các quy định của pháp luật nhiều quốc gia, “thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ”
Hiện nay, quan điểm về thiệt hại được phát triển thêm với nội dung mới là thiệt hại về tinh thần, như quy định tại Điều 310, Bộ luật dân sự Việt Nam “trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần”.
Thiệt hại về vật chất được hiểu là “những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn hạn chế thiệt hại, thu nhập bị mất, bị giảm sút” (Khoản 2, Điều 310, Bộ luật dân sự) là sự mất mát, giảm sút về một lợi ích vật chất có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân (hình thức biểu hiện của thiệt hại tinh thần rất đa dạng như sự suy sụp tâm lý của nạn nhân sau khi bị tổn thất về sức khoẻ do tàn tật, bị biến dạng hình dạng bên ngoài; sự lo lắng, lòng đau thương của thân nhân đối với cái chết của nạn nhân…).
“Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ tuỳ vào từng trường hợp nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo điều kiện để có thể khắc phục khó khăn làm dịu đi nỗi đau của chính nạn nhân hay cho thân nhân của họ”.
Có quan điểm cho rằng thiệt hại tinh thần chỉ là một khái niệm x• hội, sự tổn hại về mặt tinh thần là ở trong phạm vi tình cảm, nên không thể đòi bồi thường về thiệt hại tinh thần do không thể tính thành tiền được. Vấn đề này đã được đưa ra bàn luận và gây ra nhiều tranh luận, nhất là trong quá trình xây dựng BLDS.
BLDS Việt Nam đã thừa nhận sự bồi thường thiệt hại tinh thần bằng việc đưa ra khái niệm “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần”. Khái niệm “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần” vừa có ý nghĩa bồi thường sự thiệt hại tinh thần đồng thời, vẫn đúng với quan điểm không thể thay thế giá trị tinh thần bằng giá trị vật chất.
Mặt khác, muốn được bồi thường, sự thiệt hại phải thoả m•n các điều kiện là thiệt hại phải thực tế, chắc chắn, nhất định và chưa được bồi thường.
Nguyễn xuân Đang
Học viên cao học luật(DEA)-ĐH Toulouse1-CH Pháp
Theo nghĩa thông thường, “thiệt hại là mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của”.
Theo Luật La Mã, có hai thành phần tạo nên khái niệm thiệt hại:
- Damnun emgens, tức là thiệt hại thực, là sự mất đi của một bộ phận tài sản cụ thể.
- Lucrum cessams, tức là bỏ mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể nếu hoàn cảnh diễn ra bình thường (thiệt hại phái sinh).
Như vậy, cốt lõi của khái niệm thiệt hại trong Luật La Mã vẫn là tổn thất có liên quan đến tài sản - loại thiệt hại có thể và có cơ sở để xác định.
Theo các quy định của pháp luật nhiều quốc gia, “thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ”
Hiện nay, quan điểm về thiệt hại được phát triển thêm với nội dung mới là thiệt hại về tinh thần, như quy định tại Điều 310, Bộ luật dân sự Việt Nam “trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần”.
Thiệt hại về vật chất được hiểu là “những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn hạn chế thiệt hại, thu nhập bị mất, bị giảm sút” (Khoản 2, Điều 310, Bộ luật dân sự) là sự mất mát, giảm sút về một lợi ích vật chất có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân (hình thức biểu hiện của thiệt hại tinh thần rất đa dạng như sự suy sụp tâm lý của nạn nhân sau khi bị tổn thất về sức khoẻ do tàn tật, bị biến dạng hình dạng bên ngoài; sự lo lắng, lòng đau thương của thân nhân đối với cái chết của nạn nhân…).
“Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ tuỳ vào từng trường hợp nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo điều kiện để có thể khắc phục khó khăn làm dịu đi nỗi đau của chính nạn nhân hay cho thân nhân của họ”.
Có quan điểm cho rằng thiệt hại tinh thần chỉ là một khái niệm x• hội, sự tổn hại về mặt tinh thần là ở trong phạm vi tình cảm, nên không thể đòi bồi thường về thiệt hại tinh thần do không thể tính thành tiền được. Vấn đề này đã được đưa ra bàn luận và gây ra nhiều tranh luận, nhất là trong quá trình xây dựng BLDS.
BLDS Việt Nam đã thừa nhận sự bồi thường thiệt hại tinh thần bằng việc đưa ra khái niệm “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần”. Khái niệm “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần” vừa có ý nghĩa bồi thường sự thiệt hại tinh thần đồng thời, vẫn đúng với quan điểm không thể thay thế giá trị tinh thần bằng giá trị vật chất.
Mặt khác, muốn được bồi thường, sự thiệt hại phải thoả m•n các điều kiện là thiệt hại phải thực tế, chắc chắn, nhất định và chưa được bồi thường.
Nguyễn xuân Đang
Học viên cao học luật(DEA)-ĐH Toulouse1-CH Pháp