Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
[b]Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 593. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Dự thảo BLDS)
1- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có thiệt hại xảy ra;
b) Có hành vi trái pháp luật;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
d) Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý.
2- Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Điều 74, Hiến pháp 1992 đã xác định “mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự ”. Quy định này trở thành cơ sở để xây dựng TNBTTHNHĐ nói chung, cũng như các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm là những yếu tố, những cơ sở để xác định: trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường, cũng như mức độ bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau.
BLDS không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh TNBTTHNHĐ, nhưng xuất phát từ những nguyên tắc chung của pháp luật và những đặc trưng của TNBTTHNHĐ: “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều 609 BLDS), trong thực tiễn xét xử, các điều kiện phát sinh
TNBTTHNHĐ đã được các thẩm phán vận dụng dưới hình thức quy phạm tồn tại trong -Thông tư 173/UBTP ngày 23/03/1973 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về BTTHNHĐ. Đến Dự thảo BLDS mới, lần đầu tiên các điều kiện này được chính thức ghi nhận; theo đó TNBTTHNHĐ phát sinh khi có đủ bốn điều kiện: (i) có thiệt hại xảy ra,(ii) có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, (iii)có lỗi của người gây thiệt hại và(iv) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Pháp luật dân sự của từng nước quy định về các điều kiện làm phát sinh TNBTTH là không giống nhau.
Theo Pháp luật dân sự Pháp , TNBTTH NHĐ phát sinh khi có đủ các điều kịên: (i) có thiệt hại xảy ra( le domage), (ii) xuất hiện một sự kiện cố ý hoặc vô ý( la faute délictuelle ou quasi délictuelle), (iii)quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện (le lien causalité entre le domage et la faute).
Pháp luật dân sự Nhật Bản lại quy định các điều kiện phát sinh TNBTTH NHĐ gồm: (i) lỗi của người gây thiệt hại, (ii) năng lực hành vi của người gây thiệt hại,(iii) hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền về tài sản và quyền về nhân thân,(iv)thiệt hại phát sinh,(v) quan hệ thực tế giữa thiệt hại và hành vi.
Theo Điều dự thảo Bộ luật dân sự( BLDS), nguyên tắc của Trách nhiệm dân sự là Trách nhiệm bồi thường thiệt hại(TNBTTH) phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi, bên cạnh đó có một số ngoại lệ là các trường hợp bồi thường thiệt hại khi không có lỗi. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên, Chế độ trách nhiệm dân sự không dựa trên lỗi được ghi nhận trong một điều khoản mang tính chất quy định chung. Trong BLDS, chế độ này mới được nhắc đến trong một trường cụ thể, TNBTTH do Nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Điều 627 BLDS
Chế độ trách nhiệm dân sự không dựa trên lỗi đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự nhiều nước: đó là: La responsabilité sans faute, trong pháp luật dân sự Pháp, hay strict liability - trong luật về hành vi gây thiệt hại của Liên bang Hoa Kỳ…
Như vậy, những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về những điều kiện phát sinh TNBTTHNHĐ có nhiều điểm tương đồng với các quy định của pháp luật dân sự các nước trên thế giới; thể hiện sự phù hợp tất yếu của pháp luật dân sự hiện đại trước sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội.
Nguyễn xuân Đang
Học viên cao học luật(DEA)-ĐH Toulouse1-CH Pháp
Điều 593. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Dự thảo BLDS)
1- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có thiệt hại xảy ra;
b) Có hành vi trái pháp luật;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
d) Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý.
2- Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Điều 74, Hiến pháp 1992 đã xác định “mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự ”. Quy định này trở thành cơ sở để xây dựng TNBTTHNHĐ nói chung, cũng như các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm là những yếu tố, những cơ sở để xác định: trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường, cũng như mức độ bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau.
BLDS không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh TNBTTHNHĐ, nhưng xuất phát từ những nguyên tắc chung của pháp luật và những đặc trưng của TNBTTHNHĐ: “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều 609 BLDS), trong thực tiễn xét xử, các điều kiện phát sinh
TNBTTHNHĐ đã được các thẩm phán vận dụng dưới hình thức quy phạm tồn tại trong -Thông tư 173/UBTP ngày 23/03/1973 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về BTTHNHĐ. Đến Dự thảo BLDS mới, lần đầu tiên các điều kiện này được chính thức ghi nhận; theo đó TNBTTHNHĐ phát sinh khi có đủ bốn điều kiện: (i) có thiệt hại xảy ra,(ii) có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, (iii)có lỗi của người gây thiệt hại và(iv) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Pháp luật dân sự của từng nước quy định về các điều kiện làm phát sinh TNBTTH là không giống nhau.
Theo Pháp luật dân sự Pháp , TNBTTH NHĐ phát sinh khi có đủ các điều kịên: (i) có thiệt hại xảy ra( le domage), (ii) xuất hiện một sự kiện cố ý hoặc vô ý( la faute délictuelle ou quasi délictuelle), (iii)quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện (le lien causalité entre le domage et la faute).
Pháp luật dân sự Nhật Bản lại quy định các điều kiện phát sinh TNBTTH NHĐ gồm: (i) lỗi của người gây thiệt hại, (ii) năng lực hành vi của người gây thiệt hại,(iii) hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền về tài sản và quyền về nhân thân,(iv)thiệt hại phát sinh,(v) quan hệ thực tế giữa thiệt hại và hành vi.
Theo Điều dự thảo Bộ luật dân sự( BLDS), nguyên tắc của Trách nhiệm dân sự là Trách nhiệm bồi thường thiệt hại(TNBTTH) phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi, bên cạnh đó có một số ngoại lệ là các trường hợp bồi thường thiệt hại khi không có lỗi. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên, Chế độ trách nhiệm dân sự không dựa trên lỗi được ghi nhận trong một điều khoản mang tính chất quy định chung. Trong BLDS, chế độ này mới được nhắc đến trong một trường cụ thể, TNBTTH do Nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Điều 627 BLDS
Chế độ trách nhiệm dân sự không dựa trên lỗi đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự nhiều nước: đó là: La responsabilité sans faute, trong pháp luật dân sự Pháp, hay strict liability - trong luật về hành vi gây thiệt hại của Liên bang Hoa Kỳ…
Như vậy, những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về những điều kiện phát sinh TNBTTHNHĐ có nhiều điểm tương đồng với các quy định của pháp luật dân sự các nước trên thế giới; thể hiện sự phù hợp tất yếu của pháp luật dân sự hiện đại trước sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội.
Nguyễn xuân Đang
Học viên cao học luật(DEA)-ĐH Toulouse1-CH Pháp