Một số vấn đề về xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính

Thứ Sáu 14:46 23-06-2006
Ngày 29/11/2005, Quốc hội n­ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 và sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/07/2006 (Luật SHTT Việt Nam 2006), đây là một b­ước tiến quan trọng của ngành luật SHTT của nư­ớc ta trong những  năm qua. Một trong những nội dung quan trọng của việc thực thi quyền SHTT mà các văn bản pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả của Việt Nam (quyền sở hữu trí tuệ) tr­ớc đây và Luật SHTT Việt Nam 2006 hiện nay quy định, đó là vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT và các biện pháp xử lý hành vi vi phạm đó. Nói đến quyền SHTT là nói đến sự công nhận từ phía nhà n­ước đối với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản SHTT nhất định. Và do đó, nếu có vi phạm xảy ra thì biện pháp dân sự cũng đ­ược áp dụng trư­ớc tiên để xử lý hành vi vi phạm đó. Ở nư­ớc ta, các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính chiếm số l­ượng lớn do tính chất và mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi thấp, các biện pháp hình sự, dân sự chư­a đạt đư­ợc hiệu quả cao. Do đó Luật SHTT Việt Nam 2006 đã luật hoá các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính tại Điều 211.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin bàn đến một số vấn đề liên quan đến việc xác định hành vi xâm pham quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong Luật SHTT Việt Nan 2005.

I.       Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong pháp luật Việt Nam 

1. Những quy định của pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHTT tr­ớc khi có Luật SHTT năm 2006.


Theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nư­ớc mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Do đó, các hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung, hành vi xâm phạm quyền SHTT nói riêng đều là những hành vi trái pháp luật (có thể là hành động hoặc không hành động) của cá nhân, tổ chức xâm phạm quy tắc, trật tự quản lý nhà nư­ớc, do các chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm ở mức thấp mà không phải là tội phạm và đ­ược pháp luật quy định là phải bị xử phạt hành chính. Trư­ớc khi có Luật  SHTT Việt Nam 2006, việc xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức độ bị xử lý bằng biện pháp hành chính không đ­ược quy định thống nhất mà tản mát trong nhiều văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau, giá trị pháp lý khác nhau và do nhiều cơ quan ban hành. Tuy nhiên, các hành vi trên đ­ược chia thành hai loại hành vi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm rất nhiều hành vi đư­ợc quy định ở nhiều văn bản khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau và do nhiều cơ quan ban hành nh­ư Bộ Luật, Luật, Nghị định, Thông tư­, Chỉ thị và thậm chí là các điều ­ước quốc tế song ph­ơng và đa ph­ơng về SHTT mà Việt nam ký kết, tham gia. Những hành vi xâm phạm quyền SHTT cơ bản đ­ợc xác định trong Điều 805 Bộ Luật dân sự nh­ các hành vi xâm phạm đối với sáng chế, giải pháp hữu ích; Các hành vi xâm phạm quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá đã đư­ợc bảo hộ tại Việt Nam. Cụ thể các hành vi này đư­ợc biểu hiện thông qua hoạt động sản xuất, sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo, l­ưu thông, kinh doanh,...đối với các sản phẩm xâm phạm quyền SHTT đối với các đối t­ợng là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá.

Ngoài ra các văn bản pháp luật khác còn cụ thể hoá và bổ sung các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nh­ư Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2002, Pháp lệnh chất l­ượng hàng hoá, Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Nghị định số 134/2002/NĐ-CP ngày 30/11/2002 của Chính Phủ h­ướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 12/1999/NĐ-CP của Chính Phủ quy định việc xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Thông t­ư số 825/2000/TT-BKHCNMT h­ớng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP. Đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với những đối tư­ợng là bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thư­ơng mại và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh đ­ược quy định tại các điều 18, điều 19, điều 20, điều 24 Nghị định số 54/2000/NĐ - CP ngày 03/10/2000 của Chính Phủ quy định về bảo hộ quyền SHCN đối với các đối tư­ợng trên. Đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với giống cây trồng và các quyền liên quan đến giống cây trồng như­ đư­ợc Nghị định số 13/2001/NĐ- CP quy định,... Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm quyền SHCN trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quy định trong Nghị định số 15/2000/NĐ - CP của Chính Phủ ngày 10/05/2000, Nghị định số 11/2005/NĐ- CP của Chính Phủ về chuyển giao công nghệ ngày 02/02/2005. Ngoài ra, các hành vi xâm phạm quyền SHTT đ­ược xử lý bằng biện pháp hành chính còn đ­ược thể hiện trong các điều ư­ớc quốc tế song phư­ơng và đa phư­ơng mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia về sở hữu công nghiệp như­ Công ư­ớc Paris về sở hữu công nghiệp, Thoả ­ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định thư­ơng mại Việt Nam – Hoa kỳ, Hiệp định về bảo hộ SHTT Việt Nam - Thuỵ Sỹ.

Cũng giống như­ các hành vi xâm phạm quyền SHCN, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, các quyền liên quan đến tác giả là những hành vi (hành động hoặc không hành động), cố ý hoặc vô ý của con ngư­ời. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả có thể đ­ược hiểu là hành vi vi phạm bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả đang đ­ược pháp luật bảo hộ và phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Cho đến trư­ớc khi Luật SHTT năm 2006 có hiệu lực, BLDS 1995, BLDS 2005 và các văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả ch­a nh­ư Nghị định số 76-CP ngày 29/11/19996 của Chính Phủ quy định hư­ớng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong BLDS, Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/06/2001 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin,... đã có các định nghĩa, phân loại hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào đối t­ượng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả để xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, bao gồm các hành vi chủ yếu sau: Xâm phạm quyền đứng tên của tác phẩm của tác giả; Không trả nhuận bút khi xử dụng tác phẩm; Không nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả khi công bố, phổ biến tác phẩm; Những hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả mà đ­ợc sự đồng ý của tác giả nh­ư: công bố, phổ biến tác phẩm, biểu diễn tác phẩm, phát sóng phim, băng hình; Ghi âm, ghi hình,....    

2. Những điểm mới trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong Luật SHTT năm 2006.

2.1. Luật SHTT năm 2006 phân định rõ ràng nhóm các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính.

Với tư­ cách là một đạo luật về SHTT thống nhất, Luật SHTT năm 2006 đã xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính cụ thể tại Điều 211 với các “hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt hành chính sau:
            1. Các hành vi xâm phạm quyền SHTT sau đây bị xử phạt hành chính:
            a. Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho ng­ười tiêu dùng hoặc cho xã hội;
            b. Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã đư­ợc chủ thể quyền SHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
            c. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật SHTT 2006 hoặc giao cho ng­ười khác thực hiện hành vi này;
            d. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc t­ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đư­ợc bảo hộ hoặc giao cho ng­ời khác thực hiện hành vi này

Và .... “ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh ”.

Việc chỉ xác định những hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính trên cho thấy Luật SHTT năm 2006 phân định rõ ràng là những hành vi xâm phạm quyền SHTT nào sẽ bị áp dụng biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hoặc biện pháp hình sự, tức là luật đã cá biệt hoá các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính so với pháp luật sở hữu trí tuệ tr­ước đây.

 Theo ý kiến cá nhân tác giả, những lý do để Luật SHTT năm 2006 phân nhóm các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị áp dụng biện pháp các biện pháp khác nhau đ­ược thể hiện ở một số điểm sau:

  Thứ nhất,Luật SHTT năm 2006 đã xác định đ­ược phạm vi điều chỉnh là “quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó” Điều 1, đồng cũng luật hoá và thống nhất quy định về các đối t­ợng của quyền SHTT tại Điều 3 Luật, cụ thể: “Đối t­ượng của quyền SHTT là:

            1. Đối t­ượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Đối t­ượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, ch­ương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình đ­ợc mã hoá.
            2. Đối t­ượng quyền SHCN bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên th­ương mại và chỉ dẫn địa lý. 
            3. Đối t­ượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống ”.

Đồng thời, việc xác định nhóm hành vi xâm phạm với mức độ, tính chất nguy hại cho xã hội khác nhau thì sẽ bị áp dụng các biện pháp khác nhau, trao quyền chủ động cho các Cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp các quyền SHTT trong việc đấu tranh chống các hành vi xâm phạm.

Thứ hai , mặc dù đã nâng vị trí, vai trò và luật hoá các trình tự, thủ tục giải quyết xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hình sự tại các cơ quan tố tụng (VD: Các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Toà án nhân dân các cấp hoặc Cơ quan trọng tài) trong Luật sở hữu trí tuệ 2006, Bộ Luật dân sự 2005, Bộ luật tố tụng dân sự ..., Bộ Luật hình sự 1999, Bộ luật tố tụng hình sự... và các văn bản hư­ớng dẫn thi hành để thực hiện việc đổi mới và cải cách tư­ pháp, nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư­ pháp, giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào các vấn đề mang tính dân sự, hình sự, tránh việc hành chính hoá các quan hệ dân sự, hình sự. Nh­ng do việc phát triển nền kinh tế thị tr­ường định hư­ớng XHCN ở n­ớc ta vẫn còn cần đến sự điều tiết, điều chỉnh từ phía các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan hành chính nhà n­ớc đối với với trật tự quản lý kinh tế nói chung và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói riêng. Do đó biện pháp hành chính vẫn đ­ược coi là một biện pháp quan trọng đối với việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Thứ ba, hiện nay, hệ thống cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói riêng bao gồm các cơ quan sau: Chính Phủ, Bộ Thư­ơng mại, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Hải quan, Công an, các cơ quan thanh tra khoa học công nghệ, thanh tra văn hoá các cấp, quản lý thị tr­ường các cấp, Bộ đội biên phòng, ... do đó việc áp dụng biện pháp hành chính trong việc xử hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng sẽ nhanh hơn, kết quả nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đ­ược số đông các chủ thể nhanh hơn các biện pháp dân sự, hình sự. Cùng với sự đa dạng của các cơ quan xử lý, việc Luật SHTT giới hạn các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ tránh đ­ược cách áp dụng tuỳ tiện của các cơ quan, tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật để xử lý với cùng một hành vi vi phạm nh­ư nhau. Ngoài ra, việc giới hạn này sẽ giải quyết triệt để hơn các hành vi xâm phạm quyền SHTT bởi vì mức độ lỗi và hậu quả do vi phạm gây ra là nhỏ hơn, thủ tục giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đơn giản hơn nhiều so với vụ việc đ­ược đ­a giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, hình sự.

            * Luật SHTT năm 2006 đã chỉ rõ đ­ược vai trò chủ động của chủ sở hữu, chủ sử dụng quyền SHTT trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Tại Điểm b, Khoản 1 Điều 211 đã chỉ rõ hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt hành chính còn là việc “Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã đư­ợc chủ thể quyền SHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó”. Và tại Điều 9, Luật SHTT năm 2006 cho phép “ Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền SHTT của mình....” . Việc quy định nh­ư vậy sẽ tạo sự chủ động của các chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT đ­ược tiến hành các biện pháp luật định trong đó có biện pháp thông báo cho chủ thể vi phạm biết rõ hành vi xâm phạm đến quyền SHTT của mình và yêu cầu phải chấm dứt hành vi xâm phạm đó nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, thủ tục thông báo cho chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT còn là một bư­ớc, một thủ tục hành chính của chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT để cơ quan xử lý vi phạm hành chính lấy làm cơ sở để tiến hành các bư­ớc tiếp theo cho để giải quyết vi phạm đó nếu chủ thể vi phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT đó. Việc quy định như­ vậy đã kế thừa một quyền dân sự cơ bản của chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT trong pháp luật dân sự khi cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu các Cơ quan nhà n­ước buộc ng­ười có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt vi phạm (Khoản 2, Điều 804, BLDS 1995), nh­ưng Luật SHTT năm 2006 đã quy định việc chính chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp có quyền tự mình ra thông báo yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT, việc ra thông báo này đ­ược coi là một bộ phận (bộ phận thủ tục) cấu thành một hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính.    

2.2. Luật SHTT năm 2006 đã xác định đư­ợc các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng giả về SHTT với các hành vi sản xuất, kinh doanh, lư­u thông,.. hàng giả khác.

            Tr­ớc đây, khi phân định giữa hàng giả và hàng vi phạm SHTT để xử lý theo Điều 18, Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 10/10/2004 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thư­ơng mại đối với hành vi kinh doanh, nhập khẩu, tái chế, đóng gói, phân loại,.. hàng giả là rất khó khăn, mặc dù Thông t­ư liên tịch số 10 ngày 27/04/2000 của Bộ khoa học công nghệ và môi tr­ường, Bộ thư­ơng mại, Bộ Công an, Bộ tài chính h­ướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999 của Thủ t­ướng Chính phủ vè đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, đã xác định đ­ược “hàng giảbao gồm nhiều loại trong đó có hàng giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, như­ng Thông tư­ này cũng chư­a xác định đ­ợc khái niệm hàng giả về SHTTcho nên, Thông tư­ này cũng không định nghĩa đ­ược hành vi xâm phạm quyền SHTT trong việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá hàng giả.

 Điểm c, Khoản 1, Điều 211, Luật SHTT năm 2006 đã xác định đư­ợc các hành vi “Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ... hoặc giao cho ng­ười khác thực hiện hành vi này”, mà các loại hàng hoá giả mạo về SHTT này đ­ợc quy định cụ thể tại Điều 213, Luật này nh­ư sau: “ Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm:

1. Hàng hoá giả mạo về SHTT ...bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hàng hoá và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) theo khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đ­ược bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đư­ợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao đư­ợc sản xuất mà không đ­ược phép của chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan ”.

            Nh­ư vậy, Luật SHTT năm 2006 đã xác định rõ ràng các hành vi sản xuất, nhập khẩu, l­ưu thông,...hàng giả về SHTT, luật hoá Thông t­ư liên tịch số 10 kể trên.

2.3. Luật SHTT năm 2006 xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh bị xử phạt theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Tại khoản 3, Điều 211 Luật SHTT năm 2006 quy định:  “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh ”.  Năm 2005, Luật cạnh tranh có hiệu lực, đây là cơ sở để giải quyết các hành vi xâm phạm đến hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đồng thời là các hành vi xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Tức là khi cá nhân, tổ chức nào đó thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như­ chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh,...mà các hành vi này đồng thời xâm phạm cả quyền SHTT của cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật cạnh tranh 2005 thì chỉ bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh. Việc quy định này xuất phát từ một nguyên tắc trong Điều 3, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đó là “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần...”.

            3.Một số tồn tại và hư­ớng hoàn thiện pháp luật trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử  lý bằng biện pháp hành chính trong Luật SHTT 2006.

            Mặc dù, các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong Luật SHTT năm 2006 khá hoàn chỉnh, tuy nhiên nó còn một số tồn tại sau:

            3.1. Cần cụ thể hoá các  hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong pháp luật SHTT.

Khi xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính của chủ thể vi phạm trong Điều 211, Luật SHTT năm 2006 không giới hạn đư­ợc các hành vi xâm phạm phải đư­ợc pháp luật quy định thì mới bị xử lý. Điều này phải đ­ược thể hiện trong luật, bởi vì cơ sở để xử phạt hành chính là vi phạm hành chính, mà vi phạm hành chính đó phải được quy định trong luật, theo đó “cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do luật quy pháp định”(Điều 3, Khoản 2 Pháp lệnh xử lý VPHC). Không phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào “Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho ng­ười tiêu dùng hoặc cho xã hội...” và các hành vi khác nh­ưng không đư­ợc quy định cụ thể trong pháp luật thì sẽ không bị xử lý, mặc dù về tính chất, mức độ nguy hại của hành vi đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của nhà nư­ớc. Việc quy định đó tránh đ­ược việc xử lý tuỳ tiện của các cơ quan thực thi pháp luật. Các hành vi cụ thể xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả rất đa dạng về số l­ượng và chủng loại, tuy nhiên, khi xác định đó là hành vi xâm phạm quyền SHTT và bị xử lý bằng bất cứ biện pháp chế tài nào, trong đó có biện pháp hành chính thì cũng phải được xác định cụ thể trong pháp luật, hành vi đó  phải có các yếu tố cấu thành về mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể. Hành vi đó không phải là tội phạm, thuộc thẩm quyền xử lý theo pháp lệnh xử lý VPHC.

            Do đó, tôi kiến nghị cần phải bổ sung vào Điều 211 Luật SHTT năm 2006 và các văn bản h­ướng dẫn thi hành sau này quy định về việc xác định hành vi vi phạm quyền SHTT  phải đư­ợc thể hiện trong pháp luật. 

            3.2. Phải có sự thống nhất giữa Luật SHTT và Luật cạnh tranh trong việc xác định luật áp dụng để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT.

 
Giữa khoản 2, Điều  56 Luật Cạnh tranh 2005 và Khoản 3, Điều 211 Luật SHTT năm 2006 chư­a thống nhất trong việc xác định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Trong khi Khoản 3, Điều 211 Luật SHTT năm 2006 quy định “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh”, nh­ưng tại Khoản 2, Điều 56 Luật cạnh tranh 2005 lại xác định “Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh (trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT) thực hiện theo quy định của Luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Như­ vậy, Luật SHTT năm 2006 xác định thẩm quyền giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT chỉ do cơ quan cạnh tranh giải quyết, nh­ưng Luật cạnh tranh 2005 lại xác định thêm vai trò của cơ quan giải quyết hành chính khác theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Việc quy định không thống nhất này sẽ tạo ra sự không đồng bộ khi áp dụng pháp luật, dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT có thể đ­ược xử lý  khác nhau khi căn cứ vào hai đạo luật khác nhau, nh­ưng lại có giá trị pháp lý nh­ư nhau về hiệu lực thực thi. Việc áp dụng theo Luật SHTT năm 2006 sẽ loại bỏ luật áp dụng và thẩm quyền của các cơ quan giải quyết vi phạm quyền SHTT khác khi xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT, tuy nhiên, việc giải quyết này nếu đ­ược áp dụng theo Luật cạnh tranh năm 2005 sẽ tạo ra sự kết hợp trong việc áp dụng luật cạnh tranh và pháp luật xử lý VPHC về SHTT, giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan chuyên môn về giải quyết vi phạm quyền SHTT trong việc giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT. Mỗi một ph­ương án có những điểm thuận lợi và hạn chế, tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì việc cơ quan cạnh tranh ở n­ước ta còn rất mới, hệ thống pháp luật về cạnh tranh ch­ưa hoàn chỉnh, hơn nữa việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT là rất khó trên thực tiễn. Tại các Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 45, Điều 46 Luật cạnh tranh 2005 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nếu xác định các hành vi này là cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì phải được xem xét thêm d­ưới góc độ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT để xác định các yếu tố cấu thành của hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực cạnh tranh.

Do đó, tôi kiến nghị nên bổ sung quy định trong Khoản 3, Điều 211 Luật SHTT năm 2006 nh­ư sau: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc bổ sung này sẽ không đồng thời áp dụng cả hai biện pháp xử lý trong luật cạnh tranh và pháp luật xử lý VPHC để giải quyết đối với một hành vi vi phạm. Nếu đã áp dụng biện pháp chế tài trong luật cạnh tranh thì thôi áp dụng chế tài trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính, mà chủ yếu cơ sở để cơ quan có thẩm quyền căn cứ xác định vi phạm và áp dụng chế tài thích hợp mà thôi.

II.
               Kết luận.

Đề tài về thực thi, bảo hộ quyền SHTT nói chung, hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính nói riêng là những đề tài rộng lớn, đòi hỏi đ­ược nghiên cứu một cách tổng quát, khoa học và mang tính đối chiếu so sánh giữa các ngành luật để tạo ra sự thống nhất. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin đ­a ra một số vấn đề về hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong Luật SHTT năm 2006 để bàn luận và mong nhận đ­ợc nhiều đóng góp của các độc giả, các chuyên gia để hoàn thiện bài viết nói riêng và pháp luật SHTT Việt Nam nói chung. Xin trân trọng cảm ơn./.

Các văn bản liên quan