Góp ý của Ô.Lê Đăng Thọ – Cty SHTT INVENCO
[size=18]Ý kiến góp ý dự thảo luật sở hữu trí tuệ
1. Quy định chung:
- Khái niệm: “cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” cần chỉ rõ là cơ quan nào.
- Hiện tại, Bộ luật Tố tụng Dân sự đang được xây dựng, chính vì vậy không nên quy định quá chi tiết các thủ tục tố tụng dân sự trong Luật sở hữu trí tuệ.
- Đối tượng áp dụng của luật quy định tại Điều 2 cần được xem xét lại. Đối tượng áp dụng không phải là cá nhân, tổ chức mà là quyền của cá nhân, tổ chức.
- Điều 4: Nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề nghị bỏ khoản 2 vì không mang các đặc điểm của một quy phạm pháp luật.
2. Quyền tác giả:
- Điều 14: cần thống nhất giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp và đưa về một bên.
3. Sáng chế:
- Điều 81: định nghĩa về sáng chế, giải pháp hữu ích gộp chung hai đối tượng, trong khi việc phân biệt 2 khái niệm này được đưa vào Điều 93 “điều kiện cấp bằng độc quyền”. Về thực tiễn có thể không ảnh hưởng nhưng thiếu khoa học. Cần phân biệt khái niệm "sáng chế" và giải pháp hữu ích"
- Điều 83: khoản 3: “tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam có thể nộp Đơn đăng ký ...một cách trực tiếp hoặc thông đại diện hợp pháp tại Việt Nam”.
+Chưa rõ từ “có” ở đây: ví dụ Công ty Honda Nhật Bản có 70% vốn trong Honda Việt Nam, vậy Honda Nhật Bản có được nộp đơn trực tiếp.
+"đại diện hợp pháp” theo luật, có khác gì với khái niệm “đại diện về sở hữu trí tuệ” ở Điều 428?
- Điều 84, K3: “chuyển giao quyền nộp đơn...hình thức chuyển dịch quyền tài sản”.
Quyền nộp đơn chưa phải là quyền tài sản; bổ sung thành "giống như đối với quyền tài sản".
- Điều 131, Điều 188 quy định về quyền sử dụng trước: “... trước ngày công bố đơn”. Trong thực tiễn chủ văn bằng có thể triển lãm ,... trước ngày công bố đơn, do đó có thể sẽ có người bắt trước. Sửa thành "trước ngày ưu tiên"
- Điều 142 K2 diểm a: “thoả thuận với người đó”; chưa rõ “người đó” là ai. Có thể sửa thành "chủ văn bằng"
4. Kiểu dáng công nghiệp:
- Điều 145 về định nghĩa kiểu dáng công nghiệp có quy định "sản phẩm …. được lưu thông độc lập". Tuy nhiên, một số phần của sản phẩm có kiểu dáng quan trọng, cần phải được bảo hộ bộ phận, dù không được lưu thông độc lập như: phần trước của xe máy, phần đầu của xe máy,…
Cần bỏ quy định "được lưu thông độc lập".
- Điều 147 K2: bỏ các cụm từ: "xác nhận" và "tác giả của" ở dòng thứ 2 và thứ 3
- Điều 148:
+ K1: thêm " Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì nhất thiết" ; bỏ "làm và" ở dòng thứ 2.
+ K2: dòng 1: bỏ "có thể" thay bằng "được";
dòng 2: bỏ "một cách"; bỏ "được" thay bằng "hợp pháp theo"
dòng 3: bỏ"theo" thay bằng "đã"
+ K3: dòng 3: bỏ" một cách"; bỏ "hợp pháp tại Việt Nam" thay bằng "hợp pháp theo uỷ quyền để quy định tại Việt Nam"
dòng 6: thêm"theo uỷ quyền đã quy định" sau chữ "pháp"
- Điều 149:
+K1 điểm b, dòng 4, bổ sung "thoả thuận nào khác"
+K2 dòng 2, bỏ "tất cả" dòng 3, bỏ "với sự nhất trí của tất cả những cá nhân, tổ chức"
- Điều 150:
+K1 dòng 1, bỏ "với"; dòng 3, bỏ "có thể"; bổ sung "người nào nộp sớm nhất nếu kiểu dáng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ"
+ K2, bỏ "với" ở dòng 1, bỏ " có thể" ở dòng 3
- Điều 151:
+K1 dòng 1, bổ sung "quyền yêu cầu được"; dòng 2, bổ sung "bảo hộ với"
+K1 điểm a, dòng 1 bỏ "khác - nơi"; bổ sung: đã được nộp phải"
+K2, dòng 2, bỏ "có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên"
- Điều 152: dòng 1, bỏ từ "nộp" trong "nộp đúng thời"; dòng 2, thay "cần" bằng "yêu cầu"; dòng 3, bổ sung vào phần cuối "thực hiện theo quy định"
- Điều 153: dòng 3, bỏ "bằng độc quyền" và "cơ quan"
- Điều 154:
+ K1, dòng 3, thay "về kiểu dáng công nghiệp" bằng "sở hữu công nghiệp"
+ K2, dòng 2, bỏ "với"
- Điều 156: K2, dòng 1, thay "trong" bằng "theo"; bỏ "với"
- Điều 159: K3, dòng 9, thay "kiểu dáng công nghiệp" bằng "sở hữu công nghiệp"
- Điều 160:
+ K1, dòng 3, thay" được" bằng "đã"; dòng 4, 5 bỏ "có hiệu lực tại thời điểm cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp"
+ K4, dòng cuối thay "kiểu dáng công nghiệp" bằng "sở hữu công nghiệp"
- Điều 161: K1, đoạn 2 sửa lại như sau "Để sửa đổi Bằng độc quyền kiểu
- Điều 163.b quy định về đối tượng không được bảo hộ: "hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thuần tuý có giá trị thẩm mỹ". Không làm rõ cách nào để được coi là "sản phẩm chỉ thuần tuý có giá trị thẩm mỹ".
5. Nhãn hiệu hàng hoá:
- Nên gộp khoản 1 vào khoản 4 của Điều 300 vì đây là khái niệm chung về nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ:
“Nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ (sau đây gọi là “nhãn hiệu”) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Dấu hiệu đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
- Nên cho thêm khái niệm “nhãn hiệu liên kết” và “nhãn hiệu nổi tiếng” vào điều 300
- Nên sửa khoản 1 điều 302 thành “muốn được hưởng quyền đối với NH, chủ thể có quyền nộp đơn quy định tại Điều....của Luật này phải nộp đơn đăng ký NH của mình cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Sau đó cơ quan đăng ký NH sẽ xét nghiệm đơn này theo trình tự và thủ tục quy định tại Luật này. VBBH được cấp trên cơ sở kết quả xét nghiệm đơn đăng ký. Phạm vi, nội dung, thời hạn quyền đối với NH được xác định theo thời hạn bảo hộ của VBBH”
- Khoản 4 điều 302 nên sửa thành “Người nộp đơn phải đảm bảo tính trung thực của các thông tin về quyền nộp đơn nêu trong tờ khai đơn. Trong trường hợp hiệu lực của VBBH bị huỷ vì lý do các thông tin đó không trung thực thì chủ VBBH phải chịu trách nhiệm do hậu quả đó gây ra”.
- Khoản 1 Điều 303: Nên sửa “cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn đăng ký NH dùng cho hàng hoá/dịch vụ do mình sản xuất/cung cấp hoặc sẽ sản xuất/sẽ cung cấp”.
- Nên bỏ khoản 2 Điều 303 và đồng thời sửa khoản 4 Điều 303 như sau “Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp VBBH thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân và tổ chức đó nộp đơn đăng ký NH tập thể để họ cùng trở thành chủ sở hữu chung cho VBBH NH đó với điều kiện họ phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể”.
- Khoản 1 điều 308 nên sửa lại: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày VBBH được cấp, cơ quan đăng ký nhãn hiệu phải công bố các thông tin về VBBH đo trên Công báo sở hữu công nghiệp”.
- Nên thêm một khoản nữa trong điều 311 là VBBH bị đình chỉ hiệu lực nếu:
“Chủ VBBH không nộp lệ phí duy trì hiệu lực VBBH đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp này, hiệu lực của VBBH bị đình chỉ từ đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp”.
- Nên thêm vào điểm b.i của điều 316 là:
“ Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt nam cho hàng hoá/dịch vụ trùng hoặc tương tự (kể cả các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia hoặc ký kết)”.
- Điều 331, K2 điểm đ, thay "phí và lệ phí" bằng "các khoản tiền"
- Điều 334, K1, bổ sung vào cuối câu "phải được thông báo chấp nhận việc sửa đổi hiệu lực và từ chối với lý do gì cho người đại diện hoặc chủ đơn"
K5 "quy định tại Điều …. Luật này" ?
- Điều 335, K3, bổ sung "cơ quan có thẩm quyền sẽ không được lấy làm đối chứng kể từ ngày rút đơn"
- Điều 354, K2 điểm a, bỏ cụm từ "có thể phát âm được"
- điều 356, K1, dòng 2: "lãnh hay "lĩnh"
K2 và K4 có mâu thuẫn với nhau :
."Quyền đối với tên thương mại được sử dụng trước"
."Quyền đối với tên thương mại được xác lập khôngphụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào"
6. Dich vụ đại diện sở hữu trí tuệ
- Điều 429, bỏ điểm c K2, vì khi khi đăng ký kinh doanh đã trình rồi
- Điều 432, K1 bỏ điểm a, vì đây là phí dịch vụ của riêng người đại diện, cao hay thấp là theo thoả thuận với khách hàng. (phí và lệ phí quốc gia đã công bố trên thông tin đại chúng rồi).
- Bỏ các Điều 434, 435 vì có những trường hợp khách hàng ở nước ngoài chỉ cần giấy uỷ quyền, nếu bắt buộc phải làm hợp đồng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí; thậm chí rất nhièu khách hàng trong nước cũng không muốn làm hợp đồng, mà chỉ cần giấy uỷ quyền.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ tháng 2/2005 của Công ty Invenco, kính đề nghị Ban soạn thảo tham khảo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
[b]Lê Đăng Thọ
Giám đốc Điều hành Công ty Sở hữu trí tuệ INVENCO
1. Quy định chung:
- Khái niệm: “cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” cần chỉ rõ là cơ quan nào.
- Hiện tại, Bộ luật Tố tụng Dân sự đang được xây dựng, chính vì vậy không nên quy định quá chi tiết các thủ tục tố tụng dân sự trong Luật sở hữu trí tuệ.
- Đối tượng áp dụng của luật quy định tại Điều 2 cần được xem xét lại. Đối tượng áp dụng không phải là cá nhân, tổ chức mà là quyền của cá nhân, tổ chức.
- Điều 4: Nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề nghị bỏ khoản 2 vì không mang các đặc điểm của một quy phạm pháp luật.
2. Quyền tác giả:
- Điều 14: cần thống nhất giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp và đưa về một bên.
3. Sáng chế:
- Điều 81: định nghĩa về sáng chế, giải pháp hữu ích gộp chung hai đối tượng, trong khi việc phân biệt 2 khái niệm này được đưa vào Điều 93 “điều kiện cấp bằng độc quyền”. Về thực tiễn có thể không ảnh hưởng nhưng thiếu khoa học. Cần phân biệt khái niệm "sáng chế" và giải pháp hữu ích"
- Điều 83: khoản 3: “tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam có thể nộp Đơn đăng ký ...một cách trực tiếp hoặc thông đại diện hợp pháp tại Việt Nam”.
+Chưa rõ từ “có” ở đây: ví dụ Công ty Honda Nhật Bản có 70% vốn trong Honda Việt Nam, vậy Honda Nhật Bản có được nộp đơn trực tiếp.
+"đại diện hợp pháp” theo luật, có khác gì với khái niệm “đại diện về sở hữu trí tuệ” ở Điều 428?
- Điều 84, K3: “chuyển giao quyền nộp đơn...hình thức chuyển dịch quyền tài sản”.
Quyền nộp đơn chưa phải là quyền tài sản; bổ sung thành "giống như đối với quyền tài sản".
- Điều 131, Điều 188 quy định về quyền sử dụng trước: “... trước ngày công bố đơn”. Trong thực tiễn chủ văn bằng có thể triển lãm ,... trước ngày công bố đơn, do đó có thể sẽ có người bắt trước. Sửa thành "trước ngày ưu tiên"
- Điều 142 K2 diểm a: “thoả thuận với người đó”; chưa rõ “người đó” là ai. Có thể sửa thành "chủ văn bằng"
4. Kiểu dáng công nghiệp:
- Điều 145 về định nghĩa kiểu dáng công nghiệp có quy định "sản phẩm …. được lưu thông độc lập". Tuy nhiên, một số phần của sản phẩm có kiểu dáng quan trọng, cần phải được bảo hộ bộ phận, dù không được lưu thông độc lập như: phần trước của xe máy, phần đầu của xe máy,…
Cần bỏ quy định "được lưu thông độc lập".
- Điều 147 K2: bỏ các cụm từ: "xác nhận" và "tác giả của" ở dòng thứ 2 và thứ 3
- Điều 148:
+ K1: thêm " Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì nhất thiết" ; bỏ "làm và" ở dòng thứ 2.
+ K2: dòng 1: bỏ "có thể" thay bằng "được";
dòng 2: bỏ "một cách"; bỏ "được" thay bằng "hợp pháp theo"
dòng 3: bỏ"theo" thay bằng "đã"
+ K3: dòng 3: bỏ" một cách"; bỏ "hợp pháp tại Việt Nam" thay bằng "hợp pháp theo uỷ quyền để quy định tại Việt Nam"
dòng 6: thêm"theo uỷ quyền đã quy định" sau chữ "pháp"
- Điều 149:
+K1 điểm b, dòng 4, bổ sung "thoả thuận nào khác"
+K2 dòng 2, bỏ "tất cả" dòng 3, bỏ "với sự nhất trí của tất cả những cá nhân, tổ chức"
- Điều 150:
+K1 dòng 1, bỏ "với"; dòng 3, bỏ "có thể"; bổ sung "người nào nộp sớm nhất nếu kiểu dáng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ"
+ K2, bỏ "với" ở dòng 1, bỏ " có thể" ở dòng 3
- Điều 151:
+K1 dòng 1, bổ sung "quyền yêu cầu được"; dòng 2, bổ sung "bảo hộ với"
+K1 điểm a, dòng 1 bỏ "khác - nơi"; bổ sung: đã được nộp phải"
+K2, dòng 2, bỏ "có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên"
- Điều 152: dòng 1, bỏ từ "nộp" trong "nộp đúng thời"; dòng 2, thay "cần" bằng "yêu cầu"; dòng 3, bổ sung vào phần cuối "thực hiện theo quy định"
- Điều 153: dòng 3, bỏ "bằng độc quyền" và "cơ quan"
- Điều 154:
+ K1, dòng 3, thay "về kiểu dáng công nghiệp" bằng "sở hữu công nghiệp"
+ K2, dòng 2, bỏ "với"
- Điều 156: K2, dòng 1, thay "trong" bằng "theo"; bỏ "với"
- Điều 159: K3, dòng 9, thay "kiểu dáng công nghiệp" bằng "sở hữu công nghiệp"
- Điều 160:
+ K1, dòng 3, thay" được" bằng "đã"; dòng 4, 5 bỏ "có hiệu lực tại thời điểm cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp"
+ K4, dòng cuối thay "kiểu dáng công nghiệp" bằng "sở hữu công nghiệp"
- Điều 161: K1, đoạn 2 sửa lại như sau "Để sửa đổi Bằng độc quyền kiểu
- Điều 163.b quy định về đối tượng không được bảo hộ: "hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thuần tuý có giá trị thẩm mỹ". Không làm rõ cách nào để được coi là "sản phẩm chỉ thuần tuý có giá trị thẩm mỹ".
5. Nhãn hiệu hàng hoá:
- Nên gộp khoản 1 vào khoản 4 của Điều 300 vì đây là khái niệm chung về nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ:
“Nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ (sau đây gọi là “nhãn hiệu”) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Dấu hiệu đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
- Nên cho thêm khái niệm “nhãn hiệu liên kết” và “nhãn hiệu nổi tiếng” vào điều 300
- Nên sửa khoản 1 điều 302 thành “muốn được hưởng quyền đối với NH, chủ thể có quyền nộp đơn quy định tại Điều....của Luật này phải nộp đơn đăng ký NH của mình cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Sau đó cơ quan đăng ký NH sẽ xét nghiệm đơn này theo trình tự và thủ tục quy định tại Luật này. VBBH được cấp trên cơ sở kết quả xét nghiệm đơn đăng ký. Phạm vi, nội dung, thời hạn quyền đối với NH được xác định theo thời hạn bảo hộ của VBBH”
- Khoản 4 điều 302 nên sửa thành “Người nộp đơn phải đảm bảo tính trung thực của các thông tin về quyền nộp đơn nêu trong tờ khai đơn. Trong trường hợp hiệu lực của VBBH bị huỷ vì lý do các thông tin đó không trung thực thì chủ VBBH phải chịu trách nhiệm do hậu quả đó gây ra”.
- Khoản 1 Điều 303: Nên sửa “cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn đăng ký NH dùng cho hàng hoá/dịch vụ do mình sản xuất/cung cấp hoặc sẽ sản xuất/sẽ cung cấp”.
- Nên bỏ khoản 2 Điều 303 và đồng thời sửa khoản 4 Điều 303 như sau “Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp VBBH thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân và tổ chức đó nộp đơn đăng ký NH tập thể để họ cùng trở thành chủ sở hữu chung cho VBBH NH đó với điều kiện họ phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể”.
- Khoản 1 điều 308 nên sửa lại: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày VBBH được cấp, cơ quan đăng ký nhãn hiệu phải công bố các thông tin về VBBH đo trên Công báo sở hữu công nghiệp”.
- Nên thêm một khoản nữa trong điều 311 là VBBH bị đình chỉ hiệu lực nếu:
“Chủ VBBH không nộp lệ phí duy trì hiệu lực VBBH đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp này, hiệu lực của VBBH bị đình chỉ từ đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp”.
- Nên thêm vào điểm b.i của điều 316 là:
“ Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt nam cho hàng hoá/dịch vụ trùng hoặc tương tự (kể cả các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia hoặc ký kết)”.
- Điều 331, K2 điểm đ, thay "phí và lệ phí" bằng "các khoản tiền"
- Điều 334, K1, bổ sung vào cuối câu "phải được thông báo chấp nhận việc sửa đổi hiệu lực và từ chối với lý do gì cho người đại diện hoặc chủ đơn"
K5 "quy định tại Điều …. Luật này" ?
- Điều 335, K3, bổ sung "cơ quan có thẩm quyền sẽ không được lấy làm đối chứng kể từ ngày rút đơn"
- Điều 354, K2 điểm a, bỏ cụm từ "có thể phát âm được"
- điều 356, K1, dòng 2: "lãnh hay "lĩnh"
K2 và K4 có mâu thuẫn với nhau :
."Quyền đối với tên thương mại được sử dụng trước"
."Quyền đối với tên thương mại được xác lập khôngphụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào"
6. Dich vụ đại diện sở hữu trí tuệ
- Điều 429, bỏ điểm c K2, vì khi khi đăng ký kinh doanh đã trình rồi
- Điều 432, K1 bỏ điểm a, vì đây là phí dịch vụ của riêng người đại diện, cao hay thấp là theo thoả thuận với khách hàng. (phí và lệ phí quốc gia đã công bố trên thông tin đại chúng rồi).
- Bỏ các Điều 434, 435 vì có những trường hợp khách hàng ở nước ngoài chỉ cần giấy uỷ quyền, nếu bắt buộc phải làm hợp đồng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí; thậm chí rất nhièu khách hàng trong nước cũng không muốn làm hợp đồng, mà chỉ cần giấy uỷ quyền.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ tháng 2/2005 của Công ty Invenco, kính đề nghị Ban soạn thảo tham khảo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
[b]Lê Đăng Thọ
Giám đốc Điều hành Công ty Sở hữu trí tuệ INVENCO