Góp ý của TS.Trần Văn Nam – Khoa Luật, ĐH KTQD
[size=18]Góp ý Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ 2/2005
1, Về mối quan hệ giữa các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Phần thứ 6 Bộ luật Dân sự.
Chúng tôi tán thành ý kiến cho rằng không nên quy định quyền SHTT thành một phần riêng trong Bộ Luật Dân sự. Do Bộ Luật Dân sự là Luật chung, chỉ nên bao gồm các quy định có tính nguyên tắc như tài sản trí tuệ và sở hữu tài sản trí tuệ. Các quy định về xác lập, bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ sẽ được quy định một cách có hệ thống trong Luật Sở hữu trí tuệ. Nói cách khác những vấn đề cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ cần phải được quy định trong đạo luật chuyên ngành.
2. Quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ.
2.1. Bí mật kinh doanh cần được xem như một đối tượng độc lập của quyền Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tại Mục 1 Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (từ điều 393 đến điều 404) đã không đề cập đến việc cấm người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh thuộc về người sử dụng lao động trong một thời hạn hợp lý trong và sau khi quan hệ sử dụng lao động kết thúc. Như chúng ta đã biết, bí mật kinh doanh thường được bảo vệ thông qua quan hệ hợp đồng [ ], phổ biến là hợp đồng sử dụng lao động. Kinh nghiệm của một số nứơc như Nhật bản cho thấy cần có quy định về việc hạn chế người lao động không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ đã làm việc trong thời hạn 2 năm kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động với doanh nghiệp [ ] nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh cho người sử dụng lao động.
Tại Việt Nam, tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tiết lộ bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh đã xảy ra, chẳng hạn như vụ một cán bộ KTS thôi việc tại Công ty Liên doanh với Pháp về sản xuất thức ăn gia súc đã đem theo bí mật kinh doanh sang doanh nghiệp mới, gây thiệt hại cho chủ cũ mà vẫn bình an vô sự (Báo Nông thôn ngày nay, 2002). Cần có một quy định đặc thù về bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh trong quan hệ sử dụng lao động.
Mặt khác, Mục 1 Chương X của Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ cũng không quy định chế tài dân sự cụ thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh; Câu hỏi được đặt ra là liệu các biện pháp tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng (quy định tại Mục 3 Chương 13) và việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT (quy định tại Mục 6 Chương 13) đã đủ áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh hay chưa? Có thể tham khảo các chế tài cụ thể đối với các hành vi xâm phạm loại này của các nước Singapore và Malaysia [ ]
2.2. Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Luật Cạnh tranh do Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, tại điều 39 chương III chỉ quy định 9 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do tính đa dạng của các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ, tại Việt Nam đã và sẽ xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT mà Luật cạnh tranh chưa dự liệu và quy định hết được. Việc quy định về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và các quy định của khu vực và quốc tế [ ].
3. Về li xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích:
Khoản 2. Điều 142. Dự thảo: Li-xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích quy định:
Li-xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích chỉ được cấp trong các trường hợp sau đây:
b) Việc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm các mục đích công cộng, phi thương mại, như đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Khoản này cần bổ sung thêm như sau: với điều kiện chủ sở hữu không sử dụng hoặc sử dụng ở mức không đáp ứng được nhu cầu xã hội trong một thời hạn hợp lý nhất định. [ ]
4. Về quy định cho phép nhập khẩu song song:
Việc cho phép nhập khẩu song song, cho phép tự do nhập khẩu sản phẩm do chủ sở hữu trí tuệ đưa ra thị trường các nước khác, được coi là các biện pháp tự vệ nhằm giới hạn quyền của chủ sở hữu trí tuệ để bảo vệ lợi ích xã hội trước sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích quốc gia trước sức ép của các nước lớn. Thực tiễn về quản lý thuốc tân dược ở nước ta thời gian qua đã cho thấy việc quy định cho phép nhập khẩu song song [ ] là cần thiết. Do vậy chính sách cho phép nhập khẩu song song cần phải được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Về bảo hộ sáng kiến:
Chúng tôi cho rằng không cần thiết phải quy định bảo hộ sáng kiến trong Luật Sở hữu trí tuệ, bởi vì các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên không mở rộng phạm vi bảo hộ đến đối tượng này. Mặt khác nếu tính đến yếu tố thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong điều kiện của Việt Nam, sẽ không đủ điều kiện nhân lực, vật lực để tiến hành mọi bảo hộ sáng kiến “là giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản xuất để giảI quyết một vấn đề nhất định thuộc phạm vi một cơ quan, đơn vị” như Điều 408 Dự thảo Luật SHTT quy định.
TS. Trần Văn Nam
Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân
1, Về mối quan hệ giữa các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Phần thứ 6 Bộ luật Dân sự.
Chúng tôi tán thành ý kiến cho rằng không nên quy định quyền SHTT thành một phần riêng trong Bộ Luật Dân sự. Do Bộ Luật Dân sự là Luật chung, chỉ nên bao gồm các quy định có tính nguyên tắc như tài sản trí tuệ và sở hữu tài sản trí tuệ. Các quy định về xác lập, bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ sẽ được quy định một cách có hệ thống trong Luật Sở hữu trí tuệ. Nói cách khác những vấn đề cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ cần phải được quy định trong đạo luật chuyên ngành.
2. Quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ.
2.1. Bí mật kinh doanh cần được xem như một đối tượng độc lập của quyền Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tại Mục 1 Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (từ điều 393 đến điều 404) đã không đề cập đến việc cấm người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh thuộc về người sử dụng lao động trong một thời hạn hợp lý trong và sau khi quan hệ sử dụng lao động kết thúc. Như chúng ta đã biết, bí mật kinh doanh thường được bảo vệ thông qua quan hệ hợp đồng [ ], phổ biến là hợp đồng sử dụng lao động. Kinh nghiệm của một số nứơc như Nhật bản cho thấy cần có quy định về việc hạn chế người lao động không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ đã làm việc trong thời hạn 2 năm kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động với doanh nghiệp [ ] nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh cho người sử dụng lao động.
Tại Việt Nam, tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tiết lộ bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh đã xảy ra, chẳng hạn như vụ một cán bộ KTS thôi việc tại Công ty Liên doanh với Pháp về sản xuất thức ăn gia súc đã đem theo bí mật kinh doanh sang doanh nghiệp mới, gây thiệt hại cho chủ cũ mà vẫn bình an vô sự (Báo Nông thôn ngày nay, 2002). Cần có một quy định đặc thù về bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh trong quan hệ sử dụng lao động.
Mặt khác, Mục 1 Chương X của Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ cũng không quy định chế tài dân sự cụ thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh; Câu hỏi được đặt ra là liệu các biện pháp tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng (quy định tại Mục 3 Chương 13) và việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT (quy định tại Mục 6 Chương 13) đã đủ áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh hay chưa? Có thể tham khảo các chế tài cụ thể đối với các hành vi xâm phạm loại này của các nước Singapore và Malaysia [ ]
2.2. Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Luật Cạnh tranh do Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, tại điều 39 chương III chỉ quy định 9 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do tính đa dạng của các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ, tại Việt Nam đã và sẽ xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT mà Luật cạnh tranh chưa dự liệu và quy định hết được. Việc quy định về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và các quy định của khu vực và quốc tế [ ].
3. Về li xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích:
Khoản 2. Điều 142. Dự thảo: Li-xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích quy định:
Li-xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích chỉ được cấp trong các trường hợp sau đây:
b) Việc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm các mục đích công cộng, phi thương mại, như đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Khoản này cần bổ sung thêm như sau: với điều kiện chủ sở hữu không sử dụng hoặc sử dụng ở mức không đáp ứng được nhu cầu xã hội trong một thời hạn hợp lý nhất định. [ ]
4. Về quy định cho phép nhập khẩu song song:
Việc cho phép nhập khẩu song song, cho phép tự do nhập khẩu sản phẩm do chủ sở hữu trí tuệ đưa ra thị trường các nước khác, được coi là các biện pháp tự vệ nhằm giới hạn quyền của chủ sở hữu trí tuệ để bảo vệ lợi ích xã hội trước sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích quốc gia trước sức ép của các nước lớn. Thực tiễn về quản lý thuốc tân dược ở nước ta thời gian qua đã cho thấy việc quy định cho phép nhập khẩu song song [ ] là cần thiết. Do vậy chính sách cho phép nhập khẩu song song cần phải được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Về bảo hộ sáng kiến:
Chúng tôi cho rằng không cần thiết phải quy định bảo hộ sáng kiến trong Luật Sở hữu trí tuệ, bởi vì các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên không mở rộng phạm vi bảo hộ đến đối tượng này. Mặt khác nếu tính đến yếu tố thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong điều kiện của Việt Nam, sẽ không đủ điều kiện nhân lực, vật lực để tiến hành mọi bảo hộ sáng kiến “là giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản xuất để giảI quyết một vấn đề nhất định thuộc phạm vi một cơ quan, đơn vị” như Điều 408 Dự thảo Luật SHTT quy định.
TS. Trần Văn Nam
Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân